Hội mừng cơm mới của người Thái trắng ngày trùng cửu ở Ngọc Chiến
Hôm nay 9.9, hàng trăm du khách và người dân địa phương đã đến cao nguyên Ngọc Chiến (ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) thưởng thức Lễ hội mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Thái trắng.
Cứ vào dịp tháng 9 dương lịch hàng năm, đồng bào dân tộc Thái ở xã Ngọc Chiến (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) lại rộn ràng chuẩn bị cho Lễ mừng cơm mới, với ý nghĩa tạ ơn trời đất, tổ tiên đã phù hộ cho mùa vụ tốt tươi, nhà nhà no ấm.
Ngoài những lễ vật như gà, cá, các loại hoa quả, trên mâm Lễ dâng lên tổ tiên không thể thiếu cơm mới, cơm cũ, đĩa cốm, “khẩu háng” đặc trưng của đồng bào Thái Trắng (cơm được chế biến từ thóc đồ chín, phơi khô, xát thành gạo rồi lại đồ lên).
Thầy cúng thực hiện các nghi lễ với lòng thành kính bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần linh thổ địa, các vị thần tiên phù hộ, che chở cho bản làng, xua đuổi tà ma, thú dữ và bệnh tật. Cầu mong sang năm bà con trong bản có một mùa màng bội thu.
Lễ cúng cơm mới tại Nhà thờ bản Mường Chiến, sau đó, các hộ gia đình cũng đều tổ chức Lễ cúng cơm mới để cúng thần linh của nhà, lễ vật bắt buộc phải có gồm cơm mới, cơm cũ, cốm và cá nướng.
Bà con mời nhau cốm trong Lễ mừng cơm mới.
Lễ cúng cơm mới trước đây chỉ tổ chức tại các gia đình, nhưng 3 năm trở lại đây, Lễ hội được tổ chức với quy mô cấp xã, huyện nhằm bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa trong cộng đồng người Thái trắng. Vùng đất Ngọc Chiến có tới 650 ha lúa hai vụ, với giống lúa nếp tan là đặc sản có độ dẻo thơm đặc trưng; cùng với đó là vẻ đẹp hoang sơ, nhiều nét văn hóa độc đáo của đồng bào vùng cao, những bản làng trù phú và mỏ suối nước khoáng để phát triển điểm du lịch.
Video đang HOT
Cánh đồng lúa bản Mường Chiến, xã Ngọc Chiến.
Nằm trong hoạt động của Lễ hội mừng cơm mới xã Ngọc Chiến năm 2018, các môn thể thao, trò chơi dân tộc như: Thi bắt cá, tung còn, ném pa pao, kéo co… cũng được tổ chức, thu hút đông đảo nhân dân trên địa bàn và du khách đến xem, cổ vũ và tham gia các trò chơi. Đây cũng là dịp để người Thái trắng ở Ngọc Chiến quảng bá về nét đẹp văn hóa đặc trưng của các dân tộc của địa phương, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển.
Đông đảo nhân dân và du khách đến xem và cổ vũ các đội thi đấu thể thao, trò chơi dân tộc.
Thi đánh tu lu tại Lễ hội.
Thi đấu cầu thăng bằng
Thi đấu bắn nỏ tại Lễ Hội
Theo Danviet
Mê mẩn cánh đồng lúa nếp chín vàng rực trên cao nguyên Ngọc Chiến
Cuối tháng 8 đầu tháng 9 là thời điểm những thửa ruộng lúa nếp trên những cánh đồng ở xã Ngọc Chiến (huyện Mường La, Sơn La) bắt đầu vào mùa chín. Cánh đồng mênh mông lúa chín vàng rực cả một góc trời đẹp như tranh vẽ, khiến bất cứ du khách nào đi qua cũng phải trầm trồ ngắm nhìn.
Cách thành phố Sơn La khoảng 80km, ở độ cao trung bình hơn 1.800m so với mực nước biển, Ngọc Chiến được coi là vùng đất cao nhất của huyện Mường La (Sơn La), quanh năm khí hậu trong lành, mát mẻ, vào lúc sáng sớm hay trời chiều có sương mù phủ kín, nét đặc trưng riêng có của vùng đất cao nguyên lộng gió này.
Cánh đồng lúa chín vàng trên cao nguyên Ngọc Chiến đang được người dân bắt đầu thu hoạch. Những hạt lúa nếp tan này sẽ được sử dụng làm xôi, hoặc các loại bánh trong lễ hội cơm mới.
Ông Lò Văn Pháng, Chủ tịch UBND xã Ngọc Chiến, cho biết: "Ngọc Chiến được biết đến là vùng đất có thứ gạo đặc sản nổi tiếng là gạo nếp tan (hay còn gọi là nếp tan cổ). Đây là thứ đặc sản ăn rất thơm ngon, dẻo, ăn một lần nhớ mãi không quên".
Theo ông Pháng, cánh đồng lúa nếp của Ngọc Chiến rộng trên 665 ha, sản lượng đạt trên trên 4.000 tấn. Trên cánh đồng trồng 2 loại lúa nếp là giống nếp 87 và giống nếp tan địa phương được người dân nơi đây trồng từ rất lâu.
Vì hợp với đặc điểm khí hậu, đất nên nếp tan nơi đây nên giống nếp tan cổ này có vị ngon đặc trưng, hơn hẳn các giống lúa nếp thường.
Từ trên cao nhìn xuống cánh đồng lúa chín vàng rực rỡ, đẹp như tranh vẽ.
Nếp tan Ngọc Chiến được đánh gái là loại nếp ngon hơn hẳn các nếp khác, bởi nơi đây có khí hậu, đất, nguồn nước sạch, quanh năm mát mẻ.
Bất cứ ai đi qua cánh đồng lúa Ngọc Chiến cũng phải dừng chân ngắm nhìn.
Nếp tan ngoài việc để ăn còn để làm bánh chưng, đặc biệt trong lễ hội cơm mới không thể thiếu thứ gạo nếp này được.
Đầu tháng 9 hàng năm khi bước vào mùa gặt lúa, bà con dùng thứ gạo nếp tan này để tổ chức lễ mừng cơm mới.
Theo Danviet
Vùng đất những ngôi nhà sàn cổ xưa thơm sực nức mùi gỗ pơ mu Những ngôi nhà sàn cổ chất liệu 100% bằng gỗ pơ mu, có tuổi đời gần 100 năm thậm chí hơn thế, bất chấp mưa nắng, gió bão vẫn đứng vững trước thời gian trên cao nguyên Ngọc Chiến (huyện Mường La, tỉnh Sơn La). Ngày nay, chúng không có chỉ có giá trị về tinh thần, vật chất của bà con dân...