Hội Luật gia Việt Nam tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động
Sau một năm hội tụ nhiều thành công, bước sang một năm mới với nhiều trọng trách quan trọng, Hội Luật gia Việt Nam đã thể hiện sức mạnh và vị thế lớn trên trường quốc tế cũng như trong nước.
Nhân dịp xuân Ất Mùi 2015, PV báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với tân Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền về những thành tựu đạt được của năm 2014 và hoạt động chính của Hội Luật gia Việt Nam trong năm 2015.
Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Văn Quyền.
Phát huy vai trò Hội Luật gia ở tầm cao mới
Thưa Chủ tịch, trong năm qua, Hội Luật gia Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu để khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các tổ chức Chính trị – xã hội – nghề nghiệp của Đảng và Nhà nước. Bước sang năm 2015, mục tiêu chính của chúng ta sẽ là gì?
Năm 2014, được xem là năm chuyển biến mạnh mẽ của Hội Luật gia Việt Nam từ xây dựng tổ chức Hội cho đến quan hệ đối ngoại và thực hiện các nhiệm vụ của Hội đã được quy định trong Điều lệ. Đây được xem là những cố gắng rất lớn của các hội viên trong phạm vi cả nước. Vị thế của Hội Luật gia Việt Nam đã được nâng lên, càng khẳng định rõ Hội là một tổ chức Chính trị – xã hội – nghề nghiệp đặc thù trong hệ thống tổ chức đoàn thể của Đảng và Nhà nước.
Sang năm 2015, nhiệm vụ quan trọng nhất của Hội Luật gia Việt Nam là duy trì và phát huy được vai trò của Hội Luật gia ở tầm cao mới so với năm 2014, để tiến tới kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hội Luật gia Việt Nam.
Toàn cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII nhiệm kỳ 2014 – 2019.
Trọng điểm mà Hội Luật gia phải phấn đấu trong năm 2015 là phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, xây dựng và phát triển tổ chức Hội Luật gia Việt Nam ngày càng vững mạnh, xây dựng đội ngũ luật gia Việt Nam giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về chính trị tư tưởng, tận tụy với nghề, vì dân, vì công lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam trong giai đoạn mới, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Năm 2014 cũng là năm kết thúc một nhiệm kỳ thành công của Hội Luật gia Việt Nam, Chủ tịch có cảm nhận gì với những thành quả đã đạt được?
Trong nhiệm kỳ qua (2009-2014), Hội Luật gia Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận, Hội đã triển khai nhiều hoạt động, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trên các lĩnh vực: Tham gia xây dựng chính sách pháp luật, nghiên cứu khoa học pháp lý; xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với chủ trương xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Đảng và Nhà nước; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của Hội; tham gia các hoạt động giám sát, phản biện xã hội, giám sát việc thi hành pháp luật, hòa giải cơ sở, tư vấn, giải quyết khiếu nại, giải quyết tranh chấp pháp lý ngoài cơ chế Nhà nước;… Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác giữa Hội Luật gia Việt Nam với các tổ chức và cá nhân luật gia tiến bộ của các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần thực hiện đường lối đối ngoại nhân dân; vận động luật gia là người Việt Nam định cư nước ngoài đoàn kết, góp phần xây dựng đất nước.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các cấp Hội tiếp tục thực hiện Chỉ thị 56-CT/TW ngày 18/8/2000 của Bộ Chính trị, Kết luận số 19-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 08/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam, trong đó xác định Hội Luật gia Việt Nam là tổ chức Chính trị – xã hội – nghề nghiệp đặc thù với những đổi mới để nhận được sự quan tâm của các cấp Ủy đảng và chính quyền các cấp trong việc tạo cơ chế, chính sách, hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động của các cấp Hội khá hơn.
Đấu tranh, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
Điểm nhấn nổi bật của Hội Luật gia Việt Nam trong năm qua là sự lên tiếng mạnh mẽ về tình hình Biển Đông. Vậy điểm mấu chốt và vấn đề cốt lõi của những hoạt động này là gì, thưa Chủ tịch?
Ngày 9/5/2014 và ngày 25/6/2014 Hội Luật gia Việt Nam ra tuyên bố cực lực phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng biển Việt Nam và có các hành động leo thang đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, đồng thời thông báo sự việc cho toàn thể các thành viên của Hội Luật gia dân chủ quốc tế (IADL), đề nghị IADL ra tuyên bố ủng hộ Việt Nam bảo vệ quyền chủ quyền trong thềm lục địa của mình. Ngày 11/6/2014, IADL đã công bố bản tuyên bố về vấn đề này và Chủ tịch IADL gửi thư đến Chính phủ và các cơ quan liên quan của Trung Quốc yêu cầu tôn trọng luật pháp quốc tế, không làm phức tạp tình hình và leo thang căng thẳng ở Biển Đông. Trước đó, năm 2012 Hội Luật gia Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối Quốc vụ viện Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa; phản đối công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc mời thầu thăm dò dầu khí tại thềm lục địa của Việt Nam.
Trước đó, Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức hai cuộc hội thảo về Biển Đông. Trong năm qua, cùng với trường ĐH Luật TP. HCM và học viện Quan hệ Quốc tế (bộ Ngoại giao), chúng ta đã tổ chức thành công các cuộc hội thảo về Biển Đông. Bằng việc tổ chức công phu và hiệu quả, chúng ta đã góp một tiếng nói để lên tiếng bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam và có một tiếng vang sâu rộng với cộng đồng quốc tế. Trong năm tới, chúng ta sẽ tiếp tục phát huy kết quả, khẳng định chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông.
Thành công của Hội Luật gia Việt Nam trong thời gian qua phải kể đến những hoạt động tích cực của các cấp hội địa phương, tạo nên sức mạnh đồng nhất của các Luật gia từ Trung ương đến địa phương. Chủ tịch đánh giá sao về việc này?
Có thể nhận thấy trong thời gian qua, các cấp Hội Luật gia đã phát huy tốt vai trò của hội, huy động được nhiều luật gia tham gia vào công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức phong phú như: Tổ chức các cuộc tuyên truyền lưu động, tập huấn văn bản; tuyên truyền trên các phương tiện thông tấn báo chí, truyền thanh, truyền hình (bằng cả tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số) đưa nội dung tuyên truyền vào các chương trình văn nghệ, cổ động… Trong nhiệm kỳ qua, các cấp Hội Luật gia đã tham gia xây dựng 43.722 văn bản quy phạm pháp luật và hàng ngàn quy chế dân chủ cơ sở, quy ước, hương ước… Đến nay, Hội có 66 trung tâm tư vấn pháp luật, trong đó 12 trung tâm tư vấn pháp luật trực thuộc Trung ương Hội và 54 trung tâm trực thuộc Hội Luật gia các tỉnh, thành phố…
Khẳng định vị thế trên trường quốc tế
Năm vừa qua trên trường quốc tế, Hội Luật gia cũng gặt hái được những thành công nhất định. Vậy bước sang năm tới, định hướng của chúng ta sẽ là gì, thưa Chủ tịch?
Để tiếp tục khẳng định vị thế và vai trò của Hội Luật gia Việt Nam trên trường quốc tế, Hội tiếp tục thực hiện tốt vai trò trong các tổ chức Luật gia quốc tế và khu vực như: Thành viên Hội Luật gia dân chủ quốc tế (IADL); thành viên tích cực của Hiệp hội Luật gia các nước Đông Nam Á (ALA)… Ngoài ra, Hội cũng tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các Hội Luật gia và các tổ chức quốc tế khác. Hội sẽ tích cực chủ động tuyên truyền các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ra nước ngoài với nội dung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội. Hội Luật gia Việt Nam cũng xác định trong công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế sẽ tiếp tục góp phần đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia và quyền chủ quyền trên Biển Đông.
Nhân dịp xuân Ất Mùi 2015, Chủ tịch muốn nhắn gửi gì cho trên 46.000 hội viên Hội Luật gia trong cả nước?
Nhân dịp xuân Ất Mùi 2015, xin chúc tất cả hội viên Hội Luật gia Việt Nam một năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công. Tôi tin rằng, các bạn hội viên luôn giữ được truyền thống năng động và sáng tạo trong mọi hoạt động của mình.
Bên cạnh đó, chúng tôi muốn bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới tất cả độc giả của báo ĐS&PL. Trong những năm qua, báo Đời sống và Pháp luật đã có bước phát triển nhảy vọt, thể hiện sự tín nhiệm của độc giả với báo. Thay mặt Hội Luật gia Việt Nam, cơ quan chủ quản của báo, tôi xin cảm ơn độc giả đã quan tâm, ủng hộ báo. Tôi cũng mong rằng báo Đời sống và Pháp luật luôn phát triển mạnh mẽ để trở thành một người bạn đồng hành tin cậy của đông đảo độc giả trên cả nước. Chúc độc giả của báo Đời sống và Pháp luật một năm mới sức khỏe, hạnh phúc trong cuộc sống và thành công trên mọi lĩnh vực công tác. Mong các độc giả hãy ủng hộ báo hơn nữa.
Xin trân trọng cảm ơn Chủ tịch!
TRẦN QUYẾT
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Một cuộc tổng rà soát đầy trách nhiệm
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang tiến hành tổng rà soát tới tất cả các đối tượng là người có công để giải quyết kịp thời những trường hợp có công nhưng chưa được hưởng, xử lý những trường hợp không có công nhưng khai man để hưởng chính sách...
Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền
Trong suốt 30 năm kháng chiến chống Mỹ, hàng triệu thanh niên Việt Nam với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ đã ra đi thề Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Và trong những năm tháng đó, biết bao người đã hy sinh xương máu, thậm chí cả mạng sống để giành lấy độc lập tự do cho dân tộc.
Để tri ân những hy sinh của họ, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đền ơn đáp nghĩa những người có công với đất nước. Công tác này đã đạt được nhiều kết quả tốt, nhiều thương bệnh binh đã được giúp đỡ, hỗ trợ vượt qua được khó khăn, nhiều Bà mẹ Việt Nam anh hùng được phụng dưỡng.
Tuy nhiên, vẫn còn có những trường hợp bị bỏ sót, vẫn còn nhiều ý kiến về sự chưa công bằng trong công tác thực hiện chính sách. Điều này thể hiện qua hàng trăm lá thư gửi về chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời".
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đã trả lời những thắc mắc này trong chương trình Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời tối 30/3.
- Thưa Bộ trưởng, nhiều thương bệnh binh, người nhà liệt sĩ phản ánh họ chưa được hưởng chính sách ưu đãi dành cho người có công. Có những người thậm chí còn gửi cả bản sao giấy chứng tử của các liệt sĩ đã mất cách đây vài chục năm với bằng chứng cho thấy họ chưa nhận được chính sách thỏa đáng trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tại nhiều địa phương, chính sách ưu đãi cũng được thực hiện chưa công bằng. Xin Bộ trưởng cho biết, trong thời gian tới, Bộ có giải pháp gì giải quyết dứt điểm vấn đề này?
Đúng vậy, vấn đề thực hiện chính sách cho người có công mặc dù Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều cố gắng với trên 8 triệu đối tượng người có công và 1,5 triệu người được hưởng trợ cấp thường xuyên. Chính những chính sách trợ giúp đó đã tạo điều kiện cho đại bộ phận người có công có điều kiện có cuộc sống tốt. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cũng còn có những đối tượng chưa được hưởng, còn có những đối tượng hưởng chưa đầy đủ, nhưng cũng còn có những đối tượng hưởng sai chính sách. Chính vì vậy, các thư phản ánh của công dân cũng là cơ sở để giúp cho Đảng, Nhà nước, đặc biệt là ngành Lao động có trách nhiệm phải tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tốt nhất để làm thế nào các đối tượng người có công sớm được hưởng.
Vì vậy, chúng tôi đã tham mưu cho Thủ tướng ra Chỉ thị 23 tổng rà soát, thực hiện chính sách đối với người có công. Đợt tổng rà soát này là một trong những cuộc tổng rà soát đầu tiên mang tính diện rộng với 7 đối tượng cơ bản đó là: liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, mẹ Việt Nam anh hùng, nạn nhân ảnh hưởng chất độc da cam, cựu thanh niên xung phong, người có công giúp đỡ Cách mạng.
Tôi nghĩ rằng, đây là một cuộc tổng rà soát có đầy ý nghĩa, đầy trách nhiệm của Đảng và Nhà nước đối với những người có công nhằm giải quyết kịp thời những trường hợp có công nhưng chưa được hưởng, cũng đồng thời xử lý những trường hợp không đúng, không có công nhưng khai man để hưởng chính sách.
- Để rà soát trên diện rộng và không bỏ sót chắc chắn là một công việc rất phức tạp đòi hỏi nhiều công sức, thời gian. Vậy công tác này sẽ được thực hiện thế nào và những cơ quan nào sẽ tham gia?
Đúng vậy, đợt tổng rà soát này là lần đầu tiên chúng ta làm và đối tượng rộng, nằm rải rác ở các địa phương cơ sở. Chính vì vậy, chúng tôi đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc để huy động các lực lượng của toàn xã hội cùng tham gia, đặc biệt là các tổ chức chính trị xã hội. Chính vì các đối tượng cùng tham gia rà soát là những người không thuộc các cơ quan chuyên môn làm chính sách, vì vậy phải được tập huấn kỹ trên cơ sở có kế hoạch, có lộ trình từng bước với sự vào cuộc của các tổ chức xã hội. Tôi nghĩ rằng đây là việc rất khó nhưng tôi tin sẽ thành công bởi tất cả các đối tượng đều ở trong dân. Đợt rà soát này không những được lòng dân mà còn được có sự tham gia của người dân thông qua các đoàn thể của mình. Mức độ chính xác vì vậy sẽ tốt hơn.
- Vậy thưa Bộ trưởng, các cuộc rà soát này làm thế nào tránh tình trạng quan liêu, cảm tính của các cán bộ trực tiếp thực hiện rà soát? Tức là các đối tượng phản ánh có kênh nào hoặc phương thức nào để phản ánh lại các cán bộ cấp cao hơn về chất lượng của cuộc rà soát?
Việc giám sát của dân trong cuộc tổng rà soát này là rất cần thiết. Trong quá trình giám sát nếu phát hiện ra cá nhân, thành viên trong đoàn giám sát làm chưa đủ, chưa đúng so với yêu cầu hoặc chưa đúng với sự việc của họ thì họ có quyền phản ánh đến Mặt trận Tổ quốc, hay ngành Lao động từ cấp cơ sở, đến huyện, tỉnh. Căn cứ vào phản ánh đó chúng tôi sẽ chỉ đạo xem xét.
- Một số thư gửi về có viết, chính sách, chế độ đối với người bị nhiễm chất độc hóa học da cam, với các thanh niên xung phong còn rất nhiều bất cập. Các Bộ, các ngành chức năng ban hành văn bản hướng dẫn chưa thực sự thống nhất gây khó khăn trong việc thực hiện. Ý kiến của Bộ trưởng về vấn đề này thế nào?
Tôi nghĩ như vậy cũng chưa hẳn là đúng, bởi Thanh niên xung phong cũng là một trong những đối tượng người có công. Về chính sách, hàng ngàn thanh niên xung phong đã được công nhận là liệt sỹ, mấy chục ngàn thanh nhiên xung phong được công nhận là thương binh, bệnh binh, và một số đối tượng thanh niên xung phong cũng đã được thực hiện chính sách như những chính sách đối tượng khác, đó là hưởng trợ cấp một lần. Tuy nhiên, việc hưởng chính sách đối với thanh niên xung phong thì về thủ tục hồ sơ xác nhận, do hồ sơ gốc không đầy đủ nên Chính phủ đã giao cho các cơ quan chức năng.
Ví dụ như Hội cựu thanh niên xung phong cùng với cá nhân thanh niên xung phong lập hồ sơ xác nhận, rồi đến Bộ Nội vụ chỉ đạo Sở Nội vụ các địa phương, trên cơ sở các đề nghị đó sẽ lập danh sách báo cáo với lãnh đạo tỉnh để quyết định đối tượng này là thanh niên xung phong và chuyển sang hồ sơ để ngành Lao động thực hiện. Tôi nghĩ bản thân thanh niên xung phong cũng là đối tượng người có công, họ cũng được thực hiện và bản thân các quy trình cũng thực hiện giống các đối tượng người có công khác.
- Thưa Bộ trưởng, nếu trong quá trình tổng rà soát chính sách mà phát hiện những trường hợp đến nay chưa được xem xét xác nhận người có công thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có hướng xử lý như thế nào?
Trên cơ sở rà soát Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tất cả các trường hợp phát hiện. Một là chưa được thực hiện, hai là thực hiện chưa đầy đủ và ba là thực hiện sai. Trên cơ sở đó, tổng hợp lại để xem xét từng trường hợp, báo cáo với lãnh đạo UBND tỉnh để xem xét xử lý. Với một quy trình rất cụ thể, ví dụ như trong trường hợp đối với những người tham gia kháng chiến là đối tượng có công nhưng chưa được hưởng ra mắt hồ sơ thì đã có Thông tư số 28 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng với Bộ Quốc phòng để giải quyết vấn đề này.
Đối với thanh niên xung phong, giao cho Bộ Nội vụ, cựu thanh niên xung phong lập danh sách báo cáo với tỉnh, trên cơ sở đó có quyết định thì giải quyết. Còn những trường hợp là nạn nhân chất độc da cam Bộ Lao động đã hướng dẫn cách lập thủ tục hồ sơ những trường hợp còn tồn đọng.
Thứ hai là giao cho Bộ Y tế triển khai giám định khả năng mất sức lao động của từng đối tượng do ảnh hưởng của chất độc da cam để chúng ta thực hiện. Như vậy, tất cả các đối tượng người có công mà khi phát hiện chưa được hưởng hoặc hưởng chưa đầy đủ thì đều có quyền được hưởng trên cơ sở có hồ sơ để cơ quan trách nhiệm như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và một số các ngành liên quan xem xét xác nhận đủ điều kiện ra quyết định.
- Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Xuân Hưng - (ghi)
(Theo_VnMedia
Hà Nội: Bắt tay ngay vào công việc sau Tết Đây là yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đối với cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô tại cuộc họp của Thường trực Thành ủy phiên đầu tiên năm Ất Mùi 2015 diễn ra chiều 24/2. Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Linh Vũ Bí thư Thành ủy...