Hội Luật gia Châu Á – TBD kêu gọi tôn trọng phán quyết Toà Trọng tài
Hiệp hội Luật gia Châu Á – Thái Bình Dương (COLAP) kêu gọi các bên tranh chấp tôn trọng quyết định của Tòa Trọng tài nhằm mục đích duy trì an ninh, ổn định và hòa bình trong khu vực.
Tuyên bố của COLAP nêu rõ: Tòa Trọng tài của Liên Hợp Quốc đã ra phán quyết về vụ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa Cộng hòa Philippines và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa, trong đó đã bác bỏ yêu sách về các quyền lịch sử của Trung Quốc đối với vùng biển được Trung Quốc gọi là “đường chín đoạn” và tuyên bố về quy chế pháp lý của một số khu vực theo đề nghị của Phillipines căn cứ theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển ( UNCLOS).
Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã kéo dài hơn 20 năm qua. Trước khi tranh chấp được đệ trình lên Tòa Trọng tài của Liên Hợp Quốc vào năm 2013, các bên đã nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương, đa phương và giữa các nước trong khu vực.
Hiệp hội Luật gia Châu Á – Thái Bình Dương (COLAP) kêu gọi các bên tranh chấp tôn trọng quyết định của Tòa Trọng tài nhằm mục đích duy trì an ninh, ổn định và hòa bình trong khu vực.
Chúng tôi cũng lưu ý rằng hai nước (Philippines và Trung Quốc) có quan hệ ngoại giao tốt đẹp lâu dài trong hơn 4 thập kỷ qua và hi vọng rằng mối quan hệ đó sẽ trở nên tốt đẹp hơn kể cả khi có phán quyết của Tòa.
Video đang HOT
COLAP kêu gọi tất cả các quốc gia sử dụng các chế tài của Liên Hợp Quốc và/hoặc thông qua các cuộc đàm phán giữa các bên liên quan để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Các bên cần tôn trọng nhau trên tinh thần bình đẳng về chủ quyền và quyền tự quyết.
Nhân dịp này, Hiệp hội Luật gia châu Á – Thái Bình Dương một lần nữa nhắc lại Hiến chương của Liên Hợp Quốc rằng “Tất cả các thành viên của Liên Hợp Quốc cần giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, không gây tổn hại đến công lý, hoà bình và an ninh quốc tế” và “Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hoà bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình.”
Cuối cùng, Hiệp hội Luật gia Châu Á – Thái Bình Dương muốn nhấn mạnh: trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, tất cả các cá nhân nói riêng và các quốc gia nói chung đều có sự liên hệ gắn kết mật thiết. Một bất ổn nhỏ tại khu vực cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến hòa bình, an ninh toàn cầu. Do vậy, để đảm bảo sự hòa hợp, cùng tồn tại và phát triển giữa con người với con người và rộng hơn là giữa các quốc gia, các tranh chấp cần phải được xử lí thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Hiệp hội Luật gia Châu Á – Thái Bình Dương (COLAP) với sự tham gia của các thẩm phán, công tố viên, luật gia từ 20 nước Châu Á – Thái Bình Dương, được thành lập tại Hội nghị Luật gia Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 6 tại Kathmandu, Nepal (17-19/6/2016); 05 hội nghị trước đã được tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ (1988), Tokyo, Nhật Bản (1991), Hà Nội (2001), Seoul, Hàn Quốc (2005) và Manila, Philippines (2010) thông qua sáng kiến của Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế (IADL).
Các hội nghị này thảo luận rộng rãi về những thách thức đối với các dân tộc và các phong trào tại Châu Á – Thái Bình Dương có liên quan đến hòa bình, nhân quyền, phát triển, dân chủ, đoàn kết quốc tế, chủ quyền, quyền tự quyết và các vấn đề khác. Kết quả của các hội nghị này đã được ủng hộ mạnh mẽ bởi các tổ chức, các phong trào trong khu vực và đã được sử dụng trong các chiến dịch của họ.
Hiệp hội Luật gia Châu Á – Thái Bình Dương (COLAP) được thành lập với mục tiêu tăng cường và củng cố các kết quả từ các hội nghị này. Nhiệm vụ của COLAP là thúc đẩy hòa bình và phát huy quyền con người, quyền tự quyết của các dân tộc trong khu vực. COLAP cũng hy vọng sẽ tăng cường hợp tác và đoàn kết không chỉ giữa các luật gia và các dân tộc ở châu Á và Thái Bình Dương, mà còn trên khắp thế giới.
Về cơ cấu, Hiệp hội có Chủ tịch (ông Jitendra Sharma, Luật sư Ấn Độ), 04 Phó Chủ tịch; Tổng thư ký (ông Jun Sasamoto, Luật sư Nhật Bản); Ban thư ký.
Theo Danviet
Trung Quốc bóng gió chuyện lập ADIZ trên Biển Đông
Phát biểu với các phóng viên tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân ngày 13.7 đã bóng gió đến việc thiết lập một Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
Theo Reuters, ông Lưu Chấn Dân ngang ngược cho rằng, "Trung Quốc có quyền thiết lập một ADIZ ở Biển Đông, song điều này sẽ phụ thuộc vào "mức độ đe dọa" mà Bắc Kinh phải đối mặt".
Tuy nhiên ông Lưu không làm rõ được "mức độ đe dọa" mà ông ám chỉ đến là cái gì và từ đâu.
Dù vậy ông Lưu cũng nói thêm rằng, Trung Quốc vẫn hy vọng sẽ trở lại đàm phán song phương với Manila.
Ông Lưu Chấn Dân bóng gió đến chuyện lập ADIZ sau khi có phán quyết của Tòa Trọng tài.
Các quan chức Mỹ trước đây đã nói rằng, họ lo ngại Trung Quốc có thể phản ứng với các phán quyết bằng cách tuyên bố một khu vực xác định phòng không ở Biển Đông, như Bắc Kinh đã làm ở biển Hoa Đông vào năm 2013, hoặc bằng cách đẩy mạnh xây dựng, bồi đắp các đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông.
Phát biểu của Thứ trưởng Lưu Chấn Dân được đưa ra một ngày sau phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện Biển Đông, theo đó bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố không chấp nhận những quan điểm hoặc hành động dựa trên phán quyết từ tòa trọng tài đối với "đường lưỡi bò" mà nước này đơn phương đưa ra để yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.
Reuters đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói Trung Quốc "cống hiến cho duy trì hòa bình và ổn định" ở Biển Đông nhưng sẽ "không chấp nhận những quan điểm hoặc hành động dựa trên phán quyết từ tòa án liên quan đến tranh chấp".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát thông cáo ngang nhiên cho rằng Trung Quốc "có chủ quyền đối với các đảo" ở Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Theo Danviet
Chi tiết nội dung quan trọng trong phán quyết Toà Trọng tài Theo quy định tại Điều 296 của Công ước và Điều 11 của Phụ lục VII, Phán quyết của Toà Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông có tính ràng buộc pháp lý và có tính chung thẩm. Phán quyết được Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (sau đây gọi là...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ và Nga lên tiếng về kết quả đàm phán hạt nhân Washington-Tehran

Ngành đồ chơi Mỹ 'khóc ròng' vì thuế nhập khẩu 145%

Chuyên gia đánh giá về chiến lược linh hoạt của ASEAN với chính sách thuế quan của Mỹ

Iran thông báo về kết quả cuộc đàm phán mới nhất với Mỹ tại Oman

Bí ẩn về người phụ nữ mang thai và giáo phái Nga ở Argentina

Apple hưởng lợi lớn từ thông báo miễn thuế đối ứng mới của Tổng thống Trump

Khai mạc EXPO 2025: Chung tay kiến tạo tương lai bền vững

Bất ngờ vì láng giềng của Dải Ngân hà đang bị xé toạc

Trung Quốc sẽ dùng đất mặt trăng để in gạch xây căn cứ tại đây

Nga phát động cuộc tấn công mùa xuân mới khi Ukraine tái xâm nhập vùng Belgorod

Ngoại trưởng Nga, Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận nỗ lực thúc đẩy ngừng bắn tại Ukraine

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Ngành dược phẩm đứng trước sóng gió hay cơ hội?
Có thể bạn quan tâm

Báo Hàn gay gắt: "Lời xin lỗi của Kim Soo Hyun nên nhờ ngôi sao này viết hộ"
Sao âu mỹ
06:05:31 13/04/2025
Ăn món rau này có thể giúp thải độc và dưỡng gan, giảm táo bón, tiêu diệt vi khuẩn lại giúp tẩy giun
Ẩm thực
05:46:21 13/04/2025
Bố chồng chia thừa kế nhưng lại ép tôi ký giấy khước từ tài sản, tôi đưa ra 2 thứ khiến nhà họ tái mặt, run rẩy
Góc tâm tình
05:27:25 13/04/2025
Phản ứng của Thiều Bảo Trâm khi thấy "giấy đăng ký kết hôn"
Sao việt
23:45:25 12/04/2025
Khống chế đối tượng "múa dao" gây rối tại khu vực cửa khẩu quốc tế Lào Cai
Pháp luật
23:40:48 12/04/2025
Từ đối đầu sang đối thoại với Mỹ: Vì sao Lãnh tụ Tối cao Iran đổi ý?
