“Hối lộ tình dục” để thăng quan tiến chức: Khó xác định hành vi
Vấn đề luật hóa hành vi “ hối lộ tình dục” đã được các Đại biểu Quốc hội đặt ra trong kỳ họp Quốc hội khóa XIII. Đến nay, câu chuyện này vẫn nóng hổi với hàng loạt vụ việc quan chức Trung Quốc liên quan tới hối lộ tình dục bị phanh phui thời gian qua. Thực tế ở Trung Quốc như vậy và ở Việt Nam cũng khó tránh khỏi hành vi này.
Trao đổi với Dân Việt, nguyên Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP.Hải Phòng Trần Ngọc Vinh nhận định: “ Hành vi hối lộ tình dục thường xảy ra khi một người không có nhiều lợi thế về khả năng, trình độ, nhưng lại có nhan sắc và tuổi trẻ. Khi đó, họ có những ưu thế nhất định để “tấn công” những vị quan chức không giữ được mình. Nhờ đó, họ sẽ có được sự thăng tiến vượt bậc trong một khoảng thời gian ngắn mà một công chức bình thường khó có thể có được. Với những trường hợp này, dư luận hoàn toàn có thể đặt câu hỏi có hay không hành vi “hối lộ tình dục”?”.
Rất khó xác định hành vi hối lộ tình dục (Ảnh: Báo Bình Phước).
Cũng theo ông Trần Ngọc Vinh, để tránh những dị nghị, dư luận về hành vi hối lộ tình dục trong việc thăng tiến, nhất định trong khâu tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, yếu tố minh bạch, công khai, đúng trình tự luôn phải đặt lên hàng đầu.
“Qua rà soát cũng như phát hiện của báo chí thời gian qua, chúng ta có thể thấy không chỉ ở nước ngoài mà ngay ở Việt Nam cũng có một số trường hợp thăng tiến bất thường. Có trường hợp thăng tiến nhanh do thuộc diện “con ông cháu cha”, có trường hợp do thân quen, có trường hợp có dấu hiệu dùng tiền bạc để “chạy”. Và cũng không loại trừ có trường hợp dùng ngoại hình để tạo đà thăng tiến”, ông Vinh nói.
Ông Vinh cho biết thêm, khi xây dựng Bộ luật hình sự 2015, Quốc hội đã bổ sung thêm quy định rất mới về hành vi nhận hối lộ. Ví dụ: Khoản 1 Điều 354 tội nhận hối lộ quy định: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì bị phạt tù 2-7 năm: a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác… b) Lợi ích phi vật chất.
“Có thể hiểu quy định “lợi ích phi vật chất” bao hàm cả hành vi hối lộ tình dục. Tuy nhiên thế nào là hành vi hối lộ tình dục thì vẫn khó xác định. Ví dụ, có thế người ta nói đến với nhau là chỉ vì thích, cặp bồ thì sao. Bởi cái đó liên quan đến quyền con người, quyền riêng tư của mỗi người”, ông Vinh nhận định.
Video đang HOT
Do vậy, để chứng minh trường hợp nào đó “hối lộ tình dục” các quan chức thoái hóa biến chất nhằm vụ lợi, tiến thân không hề đơn giản.
“Chuyện này thường diễn ra rất kín đáo, không phải dễ bắt quả tang như việc hối lộ tiền bạc, vật chất thông thường dù việc bắt quả tang hối lộ tiền bạc cũng không hề dễ. Việc người phụ nữ hoặc đàn ông nào đó “quan hệ” với sếp của họ thì chưa có ranh giới nào để xác định đó là hành vi “hối lộ tình dục” hay chỉ đơn thuần là “có tình cảm với nhau”" , ông Vinh băn khoăn.
Theo ông Vinh, để hạn chế việc lãnh đạo “nâng đỡ” người này, người kia thăng tiến một cách bất thường, đã có những quy định về việc tuyển dụng, bổ nhiệm, tới đây có thể sẽ được điều chỉnh, bổ sung thêm.
“Nếu nơi nào đề bạt, bổ nhiệm cán bộ không theo đúng tiêu chí, tiêu chuẩn, cố tình làm sai thì chưa cần biết mục đích phía sau của anh là gì, nhưng gây mất công bằng, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều người thì sớm muộn việc đó cũng bị phanh phui. Trước mắt người có sai phạm sẽ bị xử lý về mặt Đảng, xử lý hành chính về mặt Nhà nước. Nếu có dấu hiệu hình sự sẽ bị điều tra xử lý theo quy định của pháp luật”, ông Vinh khẳng định.
Trước đó vào cuối tháng 10.2014, tại hội thảo về hoàn thiện các quy định về tội hối lộ trong Bộ luật hình sự, ông Nguyễn Doãn Khánh – lúc đó là Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương – cho biết hành vi đưa hối lộ rất đa dạng, phong phú nên quy định hiện hành đã bộc lộ nhiều hạn chế cần phải sớm khắc phục. Bên cạnh các yếu tố vật chất thì người đưa hối lộ đang sử dụng những lợi ích khác không thua kém như chạy thành tích, khen thưởng, danh hiệu hoặc tình dục để đạt được mục đích của mình.
Ông Khánh khẳng định, ở nước ta việc “hối lộ tình dục” chắc chắn là có. Chính vì thế vấn đề này cần phải được nghiên cứu khi đưa vào dự thảo Bộ luật hình sự năm 2015.
Đề cập đến vấn đề “hối lộ tình dục” với báo chí bên hàng lang Quốc hội khóa XIII, ĐB Lê Nam (Thanh Hóa) cho rằng: Nếu định vào tội hối lộ tức là người ta đưa cho người có chức quyền một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào đó để được người kia cho lại họ một quyền lợi hoặc lợi ích trái pháp luật. Nhưng về quan hệ tình dục thì không xác định được, kể cả khía cạnh tội phạm cũng không biết xét thế nào, kể cả chủ quan và khách quan. Còn Luật sư Trương Trọng Nghĩa (ĐBQH TP.HCM) nhìn nhận: Tình dục cũng là một công cụ dùng để hối lộ nên khi xây dựng Luật, cần có quy định để điều chỉnh phù hợp. “Mục đích của là chúng ta là chống tham nhũng, tiêu cực nên những hành vi nào để hối lộ đều phải chống. Ở Việt Nam, chúng ta mới chú ý tới hối lộ bằng hiện vật mà ít chú ý tới các hình thức khác như tạo cơ hội, lợi thế, thăng tiến…”, ông Nghĩa nói.
Theo Danviet
Làm sao để thu hồi tài sản tham nhũng bị tẩu tán ra nước ngoài
Dùng tiền tham nhũng mua Tài sản ở nước ngoài có thể kê biên và tịch thu được không? Quy trình này được tiến hành như thế nào?
Làm sao để thu hồi tài sản tham nhũng bị tẩu tán ra nước ngoài
Theo Luật sư Nguyễn Phú Thắng (Công ty Luật INTERCODE, Hà Nội), trước hết, về mặt lý thuyết, tôi khẳng định tài sản ở nước ngoài có nguồn gốc từ tiền tham nhũng có thể bị kê biên và tịch thu. Trên thế giới hiện nay nhiều quốc gia sử dụng một số phương thức cơ bản để thu hồi tài sản như: Thu hồi tài sản dựa trên kết án hình sự; hai là thu hồi không dựa trên kết án hình sự; ba là thu hồi tài sản thông qua quyết định hành chính; Bốn là khởi kiện dân sự để thu hồi tài sản.
Tuy nhiên, cả bốn phương thức nêu trên đều gặp nhiều trở ngại, đó là: Việt Nam và quốc gia nơi có tài sản tham nhũng có hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự và lĩnh vực thi hành án dân sự hay không? Việt Nam và quốc gia nơi có tài sản có áp dụng cơ chế có đi, có lại không? Bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có được cho thi hành ở nước sở tại hay không?..
Như vậy để thu hồi tài sản bị thất thoát ở nước ngoài, Việt Nam chỉ có thể dựa trên các cơ sở pháp lý sau:
Một là có hiệp định tương trợ tư pháp đã có hiệu lực đầy đủ với quốc gia nơi có tài sản. Theo đó,Việt Nam có quyền yêu cầu quốc gia nơi có tài sản tham nhũng trực tiếp quyết định thu hồi tài sản hoặc thực thi quyết định thu hồi tài sản của nhà nước Việt Nam. Quốc gia có tài sản của người tham nhũng cũng có thể tự mình tiến hành thủ tục để xác minh nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản và theo thủ tục pháp lý của quốc gia này, trả lại tài sản tham nhũng cho nhà nước Việt Nam;
Hai là, căn cứ vào Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam đã phê chuẩn từ năm 2009. Công ước quy định các nguyên tắc về thu hồi tài sản tham nhũng, quy định về phòng ngừa, phát hiện tài sản tham nhũng và quy định về biện pháp thu hồi.
Theo đó việc thu hồi sẽ có thể thực hiện trên các phương thức: Thu hồi trực tiếp; Phòng ngừa và phát hiện việc chuyển tài sản do phạm tội mà có, thông qua Hợp quốc tế;
Các biện pháp thu hồi tài sản trực tiếp: Thứ nhất, cho phép quốc gia thành viên khác khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án để xác định quyền hay quyền sở hữu đối với tài sản có được qua việc thực hiện các tội tham nhũng; Thứ hai, cho phép Tòa án hay các cơ quan chức năng khác của mình khi ra quyết định tịch thu, công nhận Việt Nam là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản có được do phạm tội tham nhũng.
Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp trên của Công ước có thể yêu cầu phải ban hành hay sửa đổi pháp luật của Việt Nam quy định về thủ tục tố tụng dân sự, hành chính hay các quy định về quyền tài phán.
Cơ chế thu hồi tài sản thông qua hợp tác quốc tế trong tiến hành tịch thu: Phương thức này cho phép các cơ quan có thẩm quyền nước thành viên công ước phong tỏa hoặc tạm giữ tài sản khi có yêu cầu của nhà nước Việt Nam trong trường hợp có đủ căn cứ đồng thời tịch thu không cần kết án hình sự.
Trả lại và xử lý tài sản: Việc trả lại tài sản cho nước gốc theo quy định tại Điều 57 của Công ước là một vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp khi phải tính đến nhiều khía cạnh: Kỹ thuật, kinh tế, chính tri, xã hội...
Tóm lại, việc thu hồi tài sản tham nhũng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam là một quy trình phức tạp, không hoàn toàn phụ thuộc vào các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam mà còn dựa trên quan hệ ngoại giao song phương, vấn đề chính trị, kinh tế của quốc gia nơi có tài sản, cơ chế có đi có lại, việc tôn trọng và tuân thủ của Việt Nam trong quá trình thực thi Công ước về chống tham nhũng từ trước đến nay...
Ngoài ra đối tượng tham nhũng có thể hình thành tài sản, tài khoản ở những nơi chưa tham gia công ước LHQ về chống tham nhũng, chưa ký Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam hoặc chưa từng có tiền lệ tịch thu và hoàn trả cho nước gốc tài sản tham nhũng là những rào cản cho quá trình thu hồi.
(Theo VOV)
Đề nghị truy tố nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng MHB cùng đồng phạm gây thiệt hại gần 300 tỉ Trong số các bị can bị đề nghị truy tố có Huỳnh Nam Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT MHB; Nguyễn Phước Hòa, nguyên Tổng giám đốc... Ông Huỳnh Nam Dũng - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng MHB và thành viên HĐQT Ngân hàng BIDV - một trong hai người vừa bị đình chỉ chức vụ để điều tra. Ảnh HP Ngày 6.2,...