“Hối lộ tình dục” cũng sẽ bị xử
“Theo các chuyên gia quốc tế, cả những dịch vụ tình dục cũng cần được xem là lợi ích về mặt vật chất để hối lộ quan chức. Những vấn đề này phải luật pháp hóa để có thêm cơ sở xử lý, phù hợp với chuyển biến về tình hình tội phạm.”
Trao đôi vơi PLVN, ông Nguyễn Doãn Khánh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương mong muốn lần sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 1999 sắp tới sẽ có nhiều đột phá, nhất là trong việc hoàn thiện các quy định về tội hối lộ.
Sẽ xử cả tội hối lộ tình dục
Ông có thể chia sẻ một số khó khăn trong xử lý tội phạm tham nhũng, hối lộ hiện nay?
- Một báo cáo nghiên cứu đã nêu rằng chúng ta chưa hoàn thiện về mặt thể chế, chính sách pháp luật, đặc biệt là quy định hình sự để xử lý hành vi phạm tội. Thứ hai là nhận thức của xã hội, của đội ngũ cán bộ công chức nên chưa đưa được cả hệ thống chính trị, toàn bộ xã hội vào cuộc với cuộc đấu tranh này.
Thứ ba là đối tượng phạm tội tham nhũng thường là những người có chức vụ, quyền hạn, thậm chí là có trình độ, có lợi thế về cương vị, quan hệ công tác, về kinh tế nên họ che giấu hành vi rất tinh vi nên khó phát hiện, khi phát hiện thì họ tìm nhiều cách tác động để làm giảm tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi.
Phần nữa là vận dụng chính sách xử lý của các cán bộ trong các cơ quan tư pháp khi điều tra, truy tố, xét xử chưa được nghiêm túc như cho án treo với tỷ lệ cao, xử lý mới tập trung vào nhóm đối tượng công chức có vị trí, cương vị thấp ở cơ sở, chưa dám đi thẳng, đi sâu, phát hiện xử lý những đối tượng cao hơn; tinh thần, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc tự kiểm tra, phát hiện cũng còn hạn chế, cần hoàn thiện.
Những đột phá trong lần sửa đổi Bộ luật Hình sự tới đây liên quan đến tội phạm tham nhũng, hối lộ là gì, thưa ông?
- Kinh nghiệm quốc tế cho thấy phải mở rộng đối tượng đưa – nhận hối lộ ra cả đối với công chức nước ngoài. Ví dụ vừa rồi vụ án đưa nhận hối lộ ở ngành đường sắt Việt Nam, đối tượng nhận hối lộ thì ở Việt Nam nhưng người đưa hối lộ lại ở nước ngoài. Rồi tham nhũng trong lĩnh vực tư nhân cũng phải xử lý. Nếu không chống tham nhũng ở lĩnh vực tư sẽ tạo khoảng trống để vi phạm pháp luật.
Một điểm nữa là trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân. Hiện nay, cá thể hóa trách nhiệm đối với cá nhân, trong nhiều trường hợp đã dẫn tới bỏ lọt tội phạm. Chẳng hạn đối với các doanh nghiệp, giám đốc có thể thuê thực hiện hành vi đem tiền đi hối lộ để đem lại lợi ích cho tập thể doanh nghiệp nhưng nếu chỉ xử lý người trực tiếp thực hiện hành vi, còn người hậu thuẫn, có quyết định tập thể hẳn hoi về việc này lại không xác định trách nhiệm thì sẽ lọt tội phạm.
Vấn đề thứ ba là mở rộng khái niệm đưa hối lộ. Không chỉ có hành vi đưa và nhận hối lộ bằng vật chất mà thực tế còn có nhiều lợi ích khác được đưa ra sử dụng không thua kém, đó là lợi ích tinh thần. Theo các chuyên gia quốc tế, cả những dịch vụ tình dục cũng cần được xem là lợi ích về mặt vật chất để hối lộ quan chức. Những vấn đề này phải luật pháp hóa để có thêm cơ sở xử lý, phù hợp với chuyển biến về tình hình tội phạm.
Như ông vừa nói các chuyên gia quốc tế khuyến cáo, trong các hình thức hối lộ có cả hình thức hối lộ tình dục, thế giới phát lộ rất nhiều. Qua giám sát của Ban Nội chính Trung ương, hối lộ tình dục có ở Việt Nam chưa? Liệu khi đưa vào Bộ luật Hình sự có chăng chỉ là quy định chung chung không?
- Chắc chắn là có ở Việt Nam vì đã có những truyện ngắn viết về vấn đề này mà đề tài văn học phản ánh thực trạng xã hội. Khái niệm chung thì sẽ đưa ra được bởi của hối lộ ở đây không chỉ bao hàm vật chất mà cả những lợi ích về tinh thần và sau này khi hướng dẫn thi hành luật sẽ quy định rõ là bao gồm những hành vi nào, của hối lộ được giải thích theo nghĩa nào. Theo tôi, sẽ không có tính suy diễn bởi những hành vi được xác định đưa vào luật là những hành vi cụ thể, có tên chứ không phải nói chung.
Dự kiến sẽ “xử” là đối tượng nước ngoài thì có e dè không khi chúng ta cũng cần tạo điều kiện mở cửa cho doanh nghiệp nước ngoài?
Video đang HOT
- Tới đây cần phải bổ sung bởi trên thực tế việc cung – cầu trong hối lộ, bao gồm đưa và nhận hối lộ không chỉ có các đối tượng trong nước mà có cả đối tượng nước ngoài trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay thì việc liên doanh, tham gia, tiếp nhận nguồn lực cho đến tổ chức triển khai các dự án có yếu tố nước ngoài ngày càng lớn. Đây là lĩnh vực, là nơi trở thành mảnh đất màu mỡ để phát sinh, phát triển tội phạm này nên cần có quy định pháp lý để đấu tranh.
Các nước đòi hỏi chúng ta có sự công khai, minh bạch rất cao, quan điểm chống tham nhũng là quan điểm chung, phổ biến trên toàn cầu và đây không phải là quốc nạn riêng của Việt Nam mà nạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chung của nhân loại nên cần có sự hợp tác chặt chẽ.
Có quan điểm cho rằng nên “nhẹ tay” hơn đối với những người đưa hối lộ, cá nhân ông nghĩ sao?
- Hối lộ có hai mặt cung và cầu, không có người đưa hối lộ thì không có người nhận hối lộ. Xét về tính chất, mức độ nguy hiểm, tác hại là như nhau nên nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì phải xử lý. Tuy nhiên, để khuyến khích tố giác tội phạm thì chúng ta có thể cá thể hóa ở chính sách về mặt xử lý. Nói về đưa hối lộ, trường hợp bình thường mà miễn trách nhiệm hình sự thì bỏ lọt tội phạm. Nếu những người đưa hối lộ mà sau này lập công, chủ động trình báo, khai báo, cung cấp thông tin xử lý đối tượng nhận hối lộ thì chúng ta phải có chính sách ân giảm về mặt thời gian, hình thức thực hiện hình phạt. Quá trình vận dụng mới có đường lối xử lý, còn về mặt luật pháp thì khi xử lý phải rõ ràng.
Ông Nguyễn Doãn Khánh
“Đánh vào” kinh tế là hình phạt quan trọng
Vừa qua, đề xuất phạt tiền thay phạt tù đối với tội phạm tham nhũng cũng tạo ra sự tranh cãi quyết liệt khi sửa Bộ luật Hình sự. Quan điểm của ông thế nào về việc nộp tiền giảm án?
- Đây là một trong những vấn đề đặt ra nếu chúng ta mở rộng đối tượng phạm tội tham nhũng, bao gồm cả trách nhiệm pháp nhân. Trước đây, chúng ta thường coi hình phạt về vật chất, về tiền là hình phạt bổ sung nhưng đối với tội phạm tham nhũng thì ngoài hình phạt chính là phạt tù hoặc các biện pháp tù có điều kiện thì kinh tế trở thành hình phạt quan trọng để khắc phục những thiệt hại do tội phạm tham nhũng gây ra. Đối tượng được áp dụng sẽ là đối tượng tham nhũng trong lĩnh vực tư, tham nhũng trong các pháp nhân là doanh nghiệp… Tôi nghĩ là như thế.
Giữa vấn đề luật pháp xác định mức độ nguy hiểm của hành vi để quy định thành tội với đường lối xử lý là hai vấn đề có tính độc lập tương đối với nhau, tức là vấn đề xác định tính nguy hiểm của hành vi phạm tội để đưa vào Bộ luật Hình sự quy định là tội phải dứt khoát rõ ràng. Nhưng căn cứ vào mức độ hối cải, mức độ thành khẩn và sự đóng góp của bản thân người phạm tội để giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử nhanh hơn, nghiêm minh hơn, triệt để hơn thì chúng ta có chính sách phân giải về mặt thời gian, hình thức cho việc quyết định hình phạt. Trong quá trình vận dung pháp luật cụ thể sẽ có đường lối xử lý, còn trên khía cạnh luật pháp thì khi quy định tội phạm dứt khoát phải rõ ràng.
Trước nhiều luồng ý kiến tranh cãi, theo ông nên chốt lại như thế nào về việc phạt tiền thay tù đối với tội phạm tham nhũng?
- Một trong những hạn chế trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng là hạn chế về thu hồi tài sản do phạm tội mà có. Đây chắc chắn sẽ là vấn đề đặt ra đối với xử lý tội phạm tham nhũng, đặc biệt nếu chúng ta mở rộng xử lý hình sự đối với pháp nhân. Trước đây, chúng ta vẫn coi những hình phạt về vật chất, về tiền là hình phạt bổ sung thì với tội phạm tham nhũng, ngoài những hình phạt chính là phạt tù, phạt tù có điều kiện thì “đánh vào” kinh tế là hình phạt quan trọng để khắc phục thiệt hại do tội phạm tham nhũng gây ra.
Vậy cần phân loại ra sao để xác định những đối tượng phạm tội tham nhũng được đóng tiền để thay thế hình phạt tù?
- Đối với tội phạm tham nhũng mà hình phạt chủ yếu là tiền thì đối tượng cơ bản được hưởng chính sách này sẽ là đối tượng tham nhũng trong lĩnh vực tư và tham nhũng trong các pháp nhân doanh nghiệp. Đây là những hoạt động thuần túy về mặt kinh tế mà không ảnh hưởng nhiều, trực tiếp đến việc đảm bảo tính lành mạnh của hoạt động hành chính hay đội ngũ cán bộ, công chức. Thế giới cũng đã áp dụng nhiều. Chúng ta cũng có điểm hơi khác là tổng hợp hình phạt tù không được quá 30 năm, còn các nước có thể cộng lên đến 200 – 300 năm, có quy đổi sang phạt tiền nên mức phạt càng cao thì giá trị phạt tiền mà người phạm tội phải nộp lại cho ngân sách càng lớn, kể cả thu hồi và hình phạt.
Theo ông, hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính được thay bằng tội vi phạm nghĩa vụ kê khai có hợp lý không?
- Đây là vấn đề chưa thảo luận nhiều. Đối với tội phạm tham nhũng, chúng ta thường đặt vấn đề yếu tố về hậu quả trở thành yếu tố bắt buộc (cấu thành vật chất). Theo đó, phải chứng minh được người phạm tội thực hiện hành vi trục lợi bằng việc lấy tài sản công bỏ vào túi nhưng theo luật pháp các nước có quan điểm suy diễn về tội phạm, nghĩa là tài sản bất minh thì không cần chứng minh anh có hành vi lấy nó ở đâu, từ nguồn nào mà đều xử lý. Đây là vấn đề tới đây cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện. Cơ chế hiện nay mới xử lý hành vi kê khai không đúng, kê khai không đủ, chưa có quy định cụ thể để xử lý tài sản kê khai có nguồn gốc không hợp pháp.
Trân trọng cảm ơn ông!
Theo Hoàng Thư
Pháp luật Việt Nam
"Thuế cũng điều tra, chứng khoán cũng điều tra... thì điều tra loạn à"
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đưa ra nhận định này khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự vào sáng 17/8
Dự án luật này đã được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 9 vừa qua. Về bổ sung một số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, đa số ý kiến đề nghị bổ sung cơ quan Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Công an nhân dân là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Một số ý kiến đề nghị bổ sung vào dự thảo luật quy định Kiểm ngư, cơ quan Thuế, Uy ban Chứng khoán nha nươc là các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Một số ý kiến đề nghị bổ sung một số tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Bộ đội biên phòng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới; ý kiến khác đề nghị giữ như quy định của pháp luật hiện hành về phạm vi điều tra của Bộ đội biên phòng.
Về mở rộng phạm vi điều tra cho Bộ đội biên phòng, Thường trực Ủy ban Tư pháp cho rằng qua kết quả khảo sát, giám sát cho thấy trong số các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thì đa số vụ án được khởi tố, tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra đều do Bộ đội biên phòng tiến hành và thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Trên thực tế, tội phạm xảy ra ở địa bàn nội địa thì hầu hết đều xảy ra tại khu vực biên giới mà Bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách và chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
Vì vậy, nhiều ý kiến đề nghị cần nghiên cứu mở rộng phạm vi điều tra một số tội danh cho Bộ đội biên phòng; đồng thời cần phải rà soát để tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ điều tra của các cơ quan đóng tại địa bàn biên giới quốc gia.
Một số ý kiến đề nghị giữ nguyên phạm vi điều tra của Bộ đội biên phòng như quy định của pháp luật hiện hành để bảo đảm thực hiện Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị.
Trước nhiều ý kiến khác nhau, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận định: "Mở rộng thẩm quyền nên rất cẩn thận vì đây là luật tổ chức cơ quan điều tra. Vì sao có luật này, hình dung điều tra của ngành công an rõ ràng là độc lập. Giao nhiều, đan chéo nhiều sau này rất khó. Điều tra là có quyền độc lập, giám sát là Viện kiểm sát, sau này có Toà án xét xử. Chuỗi này phải độc lập, nhưng bị giám sát. Điều tra phải từ đầu, độc lập và chịu trách nhiệm về kết luận đúng, sai, oan. Chức năng nhiệm vụ phải cho minh bạch.
Nếu giao cho biên phòng thì tán thành. Có đồn ở biên giới xa xôi, nhưng giao cho đơn vị nào, chứ không phải ai cũng có quyền. Nếu Thuế và Chứng khoán cần thì thanh tra cũng cần chứ? Tôi thấy chưa phải cần thiết. Thêm lắm lại có quyền bắt người rồi phức tạp. Thuế cũng điều tra, Chứng khoán cũng điều tra... thì điều tra loạn".
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng không ủng hộ giao quyền điều tra cho cơ quan Thuế, Chứng khoán. ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội cũng ủng hộ giao quyền cho lực lượng Kiểm ngư, vì liên quan trực tiếp đến bảo vệ chủ quyền.
"Đã giao cho Kiểm ngư thì đừng quá hạn chế, cần giao đúng đặc điểm tình hình hoạt động trên biển. Biển mênh mông mà tìm anh công an gì đó rất khó khăn. Biên phòng và Hải quan có ra khơi giao đến đâu thì tính cho kỹ vì không chuyển họ thành cơ quan điều tra. Các cơ quan phải độc lập, đừng lấn chân nhau", Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ.
Ủng hộ quan điểm giao quyền của lực lượng Kiểm ngư, Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an cho biết: "Ngư chính Trung Quốc tăng cường rất lớn, nên nếu không trao cho Kiểm ngư quyền thì rất khó thực thi nhiệm vụ, vì lênh đênh trên biển nhiều ngày mới tiếp cận được đất liền.
Có những ý kiến cho rằng đã có lực lượng Cảnh sát biển, tuy nhiên họ chỉ tập trung vào bảo vệ lãnh thổ trên biển, chống cướp biển, tội phạm. Cản sát biển hoạt động theo vùng, còn Kiểm ngư đóng theo khu vực hành chính, trong khi đó lực lượng Biên phòng thì chỉ hoạt động gần bờ".
Cho ý kiến vào dự án luật, ông Nguyễn Doãn Khánh - Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương cũng cho rằng, cần phải cân nhắc thận trọng khi giao thẩm quyền điều tra cho Thuế, Chứng khoán, Kiểm ngư.
"Hiện có 4 cơ quan được giao điều tra tiền tố tụng, nếu tính tỷ trọng số vụ việc chưa nhiều. Việc bố trí thêm đầu mối nhằm bổ khuyết và khắc phục hạn chế do điều kiện đặc thù của cơ quan điều tra trinh sát như hải đảo xa xôi để đáp ứng yêu cầu. Nơi đông dân có cơ quan điều tra chuyên trách thì không nên.
Vì vậy, giao thẩm quyền điều tra cho cơ quan Thuế, Hải quan, Chứng khoán là không phù hợp, trên thực tế nhiều cơ quan trên thực tế còn phức tạp hơn như Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, hay Ngân hàng...
Vì vậy, theo tôi nên chăng vấn đề ở đây là phối hợp. Nếu mở rộng thẩm quyền thì vừa chồng chéo chức năng, và không tinh gọn theo quan điểm của Bộ Chính trị", ông Khánh nêu quan điểm.
Ngọc Quang
Theo giaoduc
Trung Quốc "động binh" (?!) Tờ The Diplomat vừa dẫn cảnh báo của giới chuyên gia quốc tế trước việc Trung Quốc (TQ) đang lên kế hoạch xây dựng hàng loạt "đảo nổi" trên Biển Đông. Bởi đây là các trạm chiến đấu di động trên mặt biển, được thiết kế để phục vụ tham vọng độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh. Các "đảo nổi" này nặng...