Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đánh giá cao vai trò của phụ nữ Việt Nam tại Lào
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Lào, chiều 3/4, bà Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã gặp gỡ với các nữ kiều bào tiêu biểu ở thủ đô Viêng Chăn.
Cùng dự có Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng và các nữ cán bộ nhân viên Đại sứ quán.
Bà Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát biểu tại buổi gặp gỡ với các nữ kiều bào tiêu biểu ở thủ đô Viêng Chăn. Ảnh: Bá Thành/PV TTXVN tại Lào
Phát biểu tại buổi giao lưu, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng cho biết cộng đồng người Việt Nam tại Lào khá đông đảo với hơn 100.000 người, trong đó phụ nữ chiếm khoảng 50% và mỗi nhóm hội người Việt tại Lào đều có các ban/tiểu ban phụ nữ. Theo Đại sứ Nguyễn Bá Hùng, phụ nữ Việt Nam và Lào luôn có sự hợp tác chặt chẽ, ngày càng gắn bó trong một mối quan hệ tổng thể là quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Video đang HOT
Trao đổi về các hoạt động của phụ nữ Việt Nam tại Lào, bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Trưởng Ban phụ nữ Hội người Việt Nam tại thủ đô Viêng Chăn cho biết các phong trào của phụ nữ Việt Nam tại Lào ngày một phát triển, đóng góp nhiều nguồn lực cả về vật chất lẫn tinh thần cho các hoạt động cộng đồng, cũng như các hoạt động thiện nguyện, tổ chức các hoạt động giao lưu, quảng bá văn hoá Việt trong cộng đồng…
Để phụ nữ Việt Nam tại Lào ngày càng gắn kết, mở rộng và phát triển, bà Nguyễn Thị Thu Huyền đề nghị Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cho phép thành lập Ban liên hiệp phụ nữ Việt Nam tại Lào để tạo nên một hệ thống thống nhất, phát triển sâu rộng của phụ nữ Việt Nam từ trong nước cho tới trên toàn thế giới.
Ghi nhận, biểu dương những kết quả hoạt động của phụ nữ Việt Nam tại Lào và chia sẻ với những khó khăn mà chị em gặp phải trong quá trình sinh sống, làm việc tại Lào, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bà Hà Thị Nga mong các bà, các cô, các chị tiếp tục phát huy truyền thống cần cù, chịu khó để đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước Lào, qua đó tiếp tục củng cố, vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đặc biệt thủy chung Lào – Việt Nam, Việt Nam – Lào.
Bà Hà Thị Nga cũng mong phụ nữ Việt Nam tại Lào trở thành những sứ giả giới thiệu về bản sắc văn hóa của đất nước, con người Việt Nam đến với người dân Lào cũng như bạn bè quốc tế đang sinh sống, học tập, làm việc tại Lào; đồng thời góp phần bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam trên đất nước Lào anh em; khẳng định sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng của hai nước tháo gỡ những khó khăn cho phụ nữ Việt Nam tại Lào.
Khai mạc Hội nghị Quốc tế Ủy hội sông Mekong
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, sáng 2/4, tại thủ đô Viêng Chăn đã khai mạc Hội nghị Quốc tế Ủy hội sông Mekong lần thứ 4.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Lào, bà Bounkham Vorachit phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Phạm Kiên/Phóng viên TTXVN tại Lào
Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Lào, bà Bounkham Vorachit; Đại diện Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC); Đại diện Ủy ban sông Mekong của 4 quốc gia MRC gồm Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam, cùng trên 600 chuyên gia khu vực và toàn cầu đến từ các lĩnh vực nước và các nguồn tài nguyên liên quan, năng lượng, lương thực, giao thông, quản lý lưu vực sông, quản trị...
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Lào nhấn mạnh việc có tới trên 600 đại biểu đại diện cho các chính phủ, tổ chức khu vực, tổ chức phi chính phủ, học viện, khu vực tư nhân và đại diện cộng đồng từ khắp nơi trên thế giới tham dự Hội nghị đã thể hiện sự quan tâm rất lớn của cộng đồng quốc tế đối với sông Mekong.
Bà Bounkham khẳng định CHDCND Lào hoàn toàn cam kết việc phát triển không chỉ bền vững mà còn phải có trách nhiệm. Chính phủ Lào rất coi trọng việc hỗ trợ triển khai và hợp tác với các nước Mekong theo Hiệp định Mekong 1995, khẳng định Hiệp định này cung cấp cho Lào cơ sở để thúc đẩy tinh thần hợp tác và phát triển bền vững và công bằng trong lưu vực sông Mekong.
Bà Bounkham ghi nhận những đóng góp quan trọng của các Đối tác Đối thoại cũng như từ các Đối tác Phát triển và các đối tác khác trong và ngoài khu vực, nhấn mạnh trong bối cảnh khu vực đang trải qua những thay đổi và chuyển đổi nhanh chóng, các bên cần hợp tác với nhau chặt chẽ hơn, cần nhiều hành động chung hơn nữa với tất cả các bên liên quan thông qua các công nghệ đổi mới để có thể chuyển đổi cách quản lý nước trong khu vực, cải thiện việc chia sẻ dữ liệu và thông tin cũng như tăng cường các hệ thống giám sát công nghệ.
Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Lào cũng khuyến khích các đại biểu tích cực trao đổi quan điểm, hiểu biết, kiến thức và dữ liệu. Theo bà Bounkham, kết quả của Hội nghị quốc tế này rất quan trọng vì sẽ được trình lên Hội nghị cấp Bộ trưởng và Hội nghị cấp cao MRC trong hai ngày 4-5/4 tới.
Các đại biểu tọa đàm về các vấn đề của sông Mekong. Ảnh: Phạm Kiên/Phóng viên TTXVN tại Lào
Trong hai ngày diễn ra Hội nghị quốc tế MRC (2 - 3/4), đại diện các bên cùng các chuyên gia khu vực và toàn cầu đến từ các lĩnh vực nước và các nguồn tài nguyên liên quan, năng lượng, lương thực, giao thông, sông xuyên biên giới, quản lý lưu vực sông, quản trị và phát triển sẽ trình bày và thảo luận về những nhận thức cập nhật nhất, những giải pháp sáng tạo nhất xung quanh các vấn đề đối với sông Mekong và các lưu vực sông khác.
Được thành lập theo Hiệp định Mekong năm 1995 trên cơ sở hợp tác khu vực trước đó thông qua Ủy ban Mekong thành lập năm 1957, MRC là một tổ chức liên chính phủ gồm 4 nước - Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam - nhằm quản lý nguồn nước chung và các tài nguyên liên quan của sông Mekong vì sự phát triển bền vững của khu vực Mekong.
Đóng cửa nhiều trường học tại Lào do ô nhiễm không khí nghiêm trọng Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, nhiều trường học tại Lào đã phải đóng cửa do nồng độ bụi mịn PM2.5 tăng cao chưa từng thấy, trong bối cảnh người dân đốt nương và các đám cháy rừng xảy ra ở nhiều nơi trên cả nước. Không khí tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào) bị ô nhiễm. Ảnh: Phạm Kiên/Phóng viên TTXVN...