Hồi ký Hillary Clinton: Trung Quốc quá đà, Việt Nam là cơ hội độc đáo chiến lược
Trong quyển hồi ký mới xuất bản có tựa đề “Lựa chọn khó khăn”, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhận định Trung Quốc đã &’đi quá đà’ ở châu Á.
Trung Quốc đi quá đà ở châu Á
Trong hồi ký của mình, bà Clinton đã nhắc đến những vụ chạm trán giữa tàu Trung Quốc và tàu của Philippines, Việt Nam và Nhật Bản thực tế diễn ra sau vụ đối đầu giữa tàu hải quân Hoa Kỳ Impeccable với 5 tàu của Trung Quốc năm 2009.
Trong sự cố xảy ra cách đảo Hải Nam chừng 120km, các thủy thủ Trung Quốc đã ném những tấm gỗ xuống nước để chặn tàu Impeccable và tàu này đáp lại bằng phun vòi cứu hỏa vào thủy thủ Trung Quốc khiến có thủy thủ bị nước xối bay hết quần áo chỉ còn đồ lót bên trong.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ nhận định Trung Quốc đang ngày càng hung hăng với các nước láng giềng thay vì cải thiện quan hệ với họ trong khi Mỹ đang vắng bóng ở châu Á và còn đang bị chi phối bởi hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan.
Bà Clinton cho rằng sự hung hăng của Trung Quốc đẩy các nước, nhất là các nước Đông Á nhỏ vào những liên minh quân sự trong vùng. Cho tới nay Mỹ chỉ có hiệp ước bảo vệ Nhật Bản và Philippines khi hai nước này bị tấn công.
Bà Clinton vừa xuất bản cuốn hồi ký, trong đó nhận định Trung Quốc đang “quá đà” ở châu Á.
Trong sách bà Clinton nói nhiều tới Trung Quốc, từ được nhắc tới hơn 300 lần trong hồi ký so với khoảng 10 lần đối với từ Việt Nam.
Video đang HOT
Nhưng Việt Nam chính là nơi hồi năm 2010 bà đã có phát biểu mạnh mẽ nhấn mạnh chuyện tự do hàng hải là “lợi ích quốc gia” của Mỹ để đối trọng với “lợi ích cốt lõi” mà Trung Quốc gắn cho Biển Đông, bà Clinton viết trong sách.
Bà nói thêm phát biểu của bà tại cuộc họp của khối ASEAN ở Hà Nội đã khiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc khi đó Dương Khiết Trì “giận tái người” và đề nghị giải lao một giờ trước khi trở lại với bài phát biểu hùng hồn của ông.
“Nhìn chằm chằm vào tôi, ông ấy phủ nhận những xung đột ở Biển Đông và cảnh cáo sự can thiệp của bên ngoài,” bà Clinton viết.
Theo bà Clinton, ông Dương Khiết Trì cũng có lời nhắc cử tọa rằng “Trung Quốc là nước lớn. Lớn hơn bất cứ nước nào ở đây.”
“Cơ hội độc đáo”
Trong cuồn hồi ký của mình, bà Clinton cũng có những nhận xét tích cực về Việt Nam.
Vị cựu ngoại trưởng nhớ lại chuyến tháp tùng chồng, Tổng thống Bill Clinton, tới Việt Nam hồi năm 2000. Theo đó, bà Clinton và chồng đã chuẩn bị sẵn để đương đầu với sự căm phẫn hay thậm chí thù nghịch nhưng đông đảo người dân Việt Nam đã tỏ thái độ vui vẻ chào đón.
10 năm sau bà trở lại trong cương vị ngoại trưởng để chứng kiến thương mại song phương đạt gần 20 tỷ USD. Trước đó, thương mại song phương Việt – Mỹ chỉ đạt mức 250 triệu USD trước khi quan hệ được bình thường hóa năm 1995.
Bà nhận xét: “Việt Nam là cơ hội độc đáo chiến lược cho dù đầy thách thức. Việt Nam đang dần dần mở cửa kinh tế và cố gắng có vai trò lớn hơn trong khu vực”.
Bà Clinton cũng không quên quảng bá cho hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương của Mỹ khi cho rằng hiệp ước này là một trong những công cụ quan trọng để kết nối với Việt Nam. Hiệp ước, hiện vẫn đang được đàm phán, có mục tiêu hạn chế các rào cản thương mại trong khi nâng cao tiêu chuẩn lao động, môi trường và sở hữu trí tuệ.
Theo Kiến Thức
"Ông Dương Khiết Trì sẽ ép Việt Nam không nên tìm kiếm hỗ trợ từ Mỹ"
Ông Trì sẽ nhắc lại sự phản đối (vô lý) của Trung Quốc với những nỗ lực của Việt Nam tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế.
Ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc.
The New York Times hôm nay đưa tin, ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc sẽ hội đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh ngày hôm nay, trong đó 2 bên sẽ đề cập đến vụ giàn khoan 981 (Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam).
Dương Khiết Trì là quan chức đứng đầu về đối ngoại trong chính phủ Trung Quốc, ông được biết đến như người theo đuổi việc quảng bá các hoạt động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông bằng lý sự cùn và ít khả năng đưa ra các nhượng bộ hay một bước đột phá trong tình hình căng thẳng, The New York Times dẫn lời các nhà ngoại giao giấu tên nhận xét.
Theo họ, rất có thể ông Trì sẽ nhắc lại sự phản đối (vô lý) của Trung Quốc với những nỗ lực của Việt Nam tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế trong việc phản đối Bắc Kinh xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam trong vụ giàn khoan 981.
Ông Trì sẽ nhấn mạnh rằng Việt Nam không nên tìm kiếm sự hỗ trợ tinh thần hay vật chất nào từ Hoa Kỳ, các nhà ngoại giao cho biết. Chính quyền Tổng thống Obama đã lên án vụ hạ đặt trái phép giàn khoan 981 là hành động khiêu khích, bày tỏ sự không hài lòng với động thái đơn phương (gây hấn) của Trung Quốc.
Trong vài tuần qua, tình hình ở khu vực giàn khoan dường như đã rơi vào "sự ổn định nguy hiểm", một quan chức chính quyền Mỹ thông thạo tình hình quan hệ Việt - Trung nói với The New York Times.
Theo Reuters, các chuyên gia cho rằng mặc dù việc ông Trì sang Việt Nam là một dấu hiệu 2 bên muốn giảm bớt căng thẳng nhưng có nhiều trở ngại để khôi phục mối quan hệ.
Hãng Reuters cho biết sau hội đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, ông Dương Khiết Trì sẽ hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã hạ giọng khi bày tỏ: "Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam nên có cái nhìn đại cục, cùng với Trung Quốc hướng tới mục tiêu giải quyết tình hình hiện nay một cách thích hợp". Tuy nhiên, Tân Hoa Xã vẫn luận điệu cũ vu cáo và xuyên tạc khi trích dẫn lời ông Trì trước đó yêu cầu Việt Nam "ngừng quấy rối các hoạt động bình thường của giàn khoan Trung Quốc"?!
The Diplomat ngày 18/6 bình luận, cuộc gặp giữa ông Dương Khiết Trì với đối tác Việt Nam là một dấu hiệu tích cực đầu tiên trong quan hệ Việt - Trung kể từ khi xảy ra khủng hoảng 981, nhưng hiện tại dường như có rất ít chỗ cho 1 sự thỏa hiệp.
Trung Quốc nhiều lần tuyên bố rằng họ sẽ không chấp nhận thỏa hiệp dù chỉ 1 tấc về cái gọi là "chủ quyền lãnh thổ", không chấp nhận rút giàn khoan trong khi dư luận Việt Nam đã rất phẫn nộ trước hành động khiêu khích của phía Trung Quốc.
Tuy cuộc tiếp xúc này mặc dù không phải phương thuốc vạn năng chữa bách bệnh nhưng vẫn là một điều kiện tiên quyết cho việc xử lý khủng hoảng. Điều thú vị là ở chỗ, bản thân cuộc khủng hoảng giàn khoan 981 tự nó sẽ kết thúc vào ngày 15/8 khi hết thời hạn thăm dò.
Trung Quốc có thể hy vọng chỉ đơn giản là duy trì căng thẳng (thu hút sự chú ý) trong vụ giàn khoan cho đến lúc 981 được rút (để rảnh tay âm thầm, lén lút biến đá thành đảo một cách bất hợp pháp ở Trường Sa? PV).
Theo Giáo Dục
Báo Trung Quốc: Bắc Kinh sẽ cho đăng ký quyền sử dụng đất ở Hoàng Sa và Trường Sa Tờ Economic Observer (Trung Quốc) tiết lộ chính quyền Trung Quốc sẽ áp dụng một hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông nhìn từ trên không. Economic Observer dẫn các nguồn tin từ Văn phòng Đăng ký...