Hồi ký án oan: Lời khai trước giờ xử tử
Trước giờ ra pháp trường, Lê Văn Tước đã khai: Anh ta không cướp của giết người mà nhận tội thay cho cha vợ.
LTS: Ông Trần Tề, nguyên Phó Viện trưởng VKSND Tối cao. Trong cuộc đời mình, ông từng tham gia giải quyết nhiều vụ án phức tạp, thay đổi thân phận pháp lý, tránh oan ức cho nhiều người.
Những câu chuyện dưới đây được ghi từ hồi ức của ông. Được phép của gia đình, chúng tôi xin công bố một phần trong cuốn hồi ức này.
Năm 1978, Lê Văn Tước, người tỉnh Kiên Giang, 25 tuổi, có vợ và hai con nhỏ dưới năm tuổi, bị tòa án tỉnh kết án tử hình về tội giết người, cướp của. Theo đó, Tước đã giết một cô gái đi mua hàng trên chiếc ghe nhỏ để cướp tài sản.
Nhận tội thay cho cha vợ
Ông Trần Tề nhớ lại: “Sáng ngày thi hành bản án tử hình, quần chúng đến dự đông đảo, cọc và lỗ đã có sẵn, đội xạ thủ đã sẵn sàng. Bất ngờ trong lời nói cuối cùng trước khi ra pháp trường, Tước nói: “Tôi không giết người, cướp của, tôi nhận tội thay cho cha vợ, nay tôi xin chịu chết nhưng được nói ra sự thật để lòng thanh thản…”.
Hội đồng thi hành án gồm viện trưởng kiểm sát, chánh án, giám đốc công an tỉnh sửng sốt, phải cho tạm hoãn. Mỗi ngành cấp tốc điện xin ý kiến cấp Trung ương của mình là cho bắn hay trì hoãn.
Ngành công an (Bộ Nội vụ) và Tòa án Tối cao đều nhất trí cứ cho bắn vì vụ án đã qua ba năm xem xét, qua các cấp xét xử thấy chứng cứ đã rõ ràng. Tước đã thú nhận tội ngay từ đầu, nay trước cái chết, Tước sợ nên bịa đặt nói bừa, không có cơ sở gì để đình việc thi hành bản án, nhất là Hội đồng Nhà nước xem xét đơn xin tha tội chết đã nhất trí bác đơn của Tước. Chủ tịch nước Trường Chinh đã ký lệnh cho thi hành bản án này.
Riêng tôi thay mặt VKSND Tối cao có ý kiến phải tạm hoãn việc thi hành bản án để nghiên cứu kỹ lại hồ sơ, phúc tra chứng cứ. Bắn Tước thì dễ nhưng nếu bắn oan thì không thể nào sửa chữa được nữa…
Nghi vấn: Thủ phạm không thể hành động một mình
Video đang HOT
Tôi nghe các kiểm sát viên báo cáo lại vụ án rồi lấy hồ sơ trực tiếp nghiên cứu. Trong hồ sơ, Tước từ đầu đã thú nhận tội, chứng cứ phù hợp với lời khai. Tuy nhiên, có một điểm đáng ngờ: Nạn nhân đi mua hàng tạp hóa bằng chiếc ghe nhỏ, Tước cũng đi đánh bắt cá bằng thuyền nhỏ. Vụ giết người, cướp của xảy ra trên sông, vào ban đêm, cùng một lúc vừa thực hiện hành vi giết người, vừa phải giữ cho hai chiếc thuyền nhỏ đứng yên một chỗ để sau khi giết người xong thì chuyển hàng hóa từ thuyền nạn nhân sang thuyền của Tước. Như vậy ắt là phải có người giúp sức giữ thuyền nhưng Tước khai chỉ hành động một mình.
Tôi trực tiếp báo cáo sự việc với đồng chí Trường Chinh, Chủ tịch nước và đồng chí Lê Thanh Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Nhà nước. Hai đồng chí bảo tôi: Việc này phải cân nhắc kỹ vì chưa có tiền lệ, từ khi thành lập nước đến nay chưa có khi nào một vụ án Chủ tịch nước đã không tha tội chết, cho thi hành án tử hình mà còn ghi là oan sai, phải xét lại!
Tôi kiên trì trình bày, cuối cùng hai đồng chí đồng ý cho phúc tra và tôi phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tôi về báo cáo với anh Trần Hữu Dực, Viện trưởng VKSND Tối cao, anh Dực nói: “Nếu anh thấy đúng và cần làm thì cứ làm, anh chịu trách nhiệm chính, còn tôi chỉ liên đới trách nhiệm mà thôi”.
Tôi ký đề nghị ba ngành cùng tham gia phúc tra. TAND Tối cao từ chối với lý do tòa án căn cứ hồ sơ để xét xử, còn việc điều tra chứng cứ là do công an và kiểm sát. Bộ Công an cũng từ chối với lý do công an các cấp từ tỉnh đến bộ trước sau đều xác định chứng cứ trong hồ sơ là đúng, không có gì phải tham gia phúc tra. Nay viện kiểm sát chưa tin thì viện cứ cho đi phúc tra về báo cáo để Hội đồng Nhà nước quyết định.
Trước những ý kiến này, tôi đề nghị Chủ tịch nước đồng ý cho TAND Tối cao không dự, còn Bộ Công an phải cùng cử cán bộ trực tiếp phúc tra, nếu ngành công an không tham gia vẫn giữ ý kiến trong khi VKSND Tối cao phúc tra có nhận xét khác về chứng cứ vụ án thì Hội đồng Nhà nước dựa vào ai để quyết định. Cuối cùng đồng chí Trường Chinh chỉ thị cho Bộ Nội vụ phải cử cán bộ cùng tham gia phúc tra.
Nhận tội vì ân nghĩa
Trả lời đoàn phúc tra, Tước khai cha mẹ đẻ của Tước và cha vợ của Tước ở cùng xã, vốn là bạn thân, cùng là dân nghèo sống bằng nghề chài lưới trên sông. Khi Tước lên ba tuổi, cha mẹ đẻ bị dịch tả đều chết cả. Cha vợ Tước đưa Tước về nuôi, khi lớn lên thì gả con gái đầu lòng cho Tước. Thấy vợ chồng Tước cuộc sống quá khó khăn, trong xã có cô gái con nhà khá giả, buôn bán tạp hóa, thường đi lại trên chiếc ghe nhỏ, có hôm đi về đêm nên cha vợ Tước nảy ý nghĩ giết cô này để lấy tiền của giúp cho vợ của Tước đỡ khổ.
Cha vợ Tước đã chặn ghe cô gái trong đêm, giết và cướp tài sản đem về cho vợ Tước. Khi phát hiện vụ án, Tước và cha vợ đều bị bắt, giam ở hai phòng giam cạnh nhau. Tối đến, cha vợ đã xoi vách bảo Tước: “Tội này là tội của cha chứ con không có tội gì nhưng nay hai cha con đều bị nghi và bị bắt giam, ở ngoài không có ai giúp chạy án, cho nên cần phải có một người được ra để lo chạy án. Nếu con ra thì con không quen biết nhiều, không có kinh nghiệm, không có điều kiện để lo chạy, vì vậy con có thể nhận tội thay cha thì cha sẽ ra được và sẽ lo chạy án cho con, thế nào cũng được giảm nhẹ, còn vợ con của con thì cha sẽ lo chăm sóc nuôi chúng nó thay con”.
Bởi tình sâu nghĩa nặng với cha vợ và nghe ý của cha vợ cũng có lý nên Tước đã sớm nhận tội trước cán bộ điều tra. Anh ta dựa vào lời kể lại tỉ mỉ về hành động giết người của cha vợ nên sự khai báo của Tước đều khớp với chứng cứ khác và hiện trường vụ án.
Tước bị kết án tử hình. Mãi đến khi bản án sắp được thi hành thì Tước mới nói mình không phải là hung thủ. Khi cán bộ điều tra hỏi: Có chứng cứ gì cụ thể để Tước nêu ra minh oan cho mình không? thì Tước bế tắc vì việc anh ta nhận tội thay cho cha vợ chỉ có hai người (cha vợ Tước và Tước) biết thôi… Nhưng khi kiểm sát viên cao cấp của VKSND Tối cao hỏi Tước (theo nội dung gợi ý của tôi): “Có khả năng là có người thứ ba khi xảy ra vụ cướp đã giữ cho hai thuyền nhỏ không bị trôi không?” thì như bừng tỉnh lại, Tước khẳng định phải có người giữ thuyền và người đó phải là thằng em vợ của Tước lên 10 tuổi, thỉnh thoảng cha vợ Tước đưa nó theo để giúp thêm…
Khi hỏi cha vợ Tước, ông ta đã thú nhận có thằng con này và lâu nay nó đi ở giúp việc nhà cho người họ hàng ở huyện khác. Đoàn cán bộ phúc tra lập tức dùng xuồng máy, buộc ông ta dẫn đường đến nơi và được em vợ Tước kể lại rõ ràng hành động giết người, cướp của của cha vợ Tước. Thằng bé khẳng định hôm đó không có anh rể của nó là Tước tham gia…
Trước chứng cứ sống không thể chối cãi, cha vợ Tước đã cúi đầu nhận tội trước và bị xử chung thân (vì ông ta đã trên 60 tuổi và vụ án đã lâu nên có khoan hồng), còn Tước bị phạt ba năm tù giam (bằng với thời gian đã giam giữ) vì phạm tội che giấu tội phạm và đã nhận tội thay cha vợ làm sai lệch án.
Ông Trần Tề
“Khi tôi đề nghị Chủ tịch nước cho phép phúc tra. Cán bộ của VKSND Tối cao đều khuyên tôi không nên đặt lại vấn đề vì vụ án đã lâu, chứng tích không còn gì, nếu giả định là Tước bị oan thì cũng không thể lấy gì chứng minh được.
Nếu Tước bị oan thì mọi người tham gia vụ án đều có phần trách nhiệm chứ không phải chỉ có tôi. Còn nếu không chứng minh được Tước oan thì VKSND Tối cao mà trực tiếp là tôi phải chịu trách nhiệm vì đã không đủ trình độ, năng lực nhận thức vấn đề. Quan trọng hơn là đã coi thường ý kiến của các ngành công an, tòa án các cấp và không tin cả quyết định của Chủ tịch nước, mà nghe theo lời của kẻ tử tội…
Trước những lời khuyên, tôi cũng cân nhắc nhưng đã cảm thấy bị án có thể bị oan, tôi không thể vì sợ mất chức mà để họ chết oan”.
Theo Nguyễn Tý
Người đàn ông 15 năm đi kêu oan cho con
Măc du đa co nhiêu phan anh nghi an oan sai nhưng suốt 13 năm qua, chưa có cơ quan chức năng nào về địa phương xác minh, làm rõ.
Sau nhiêu năm bỏ vườn tược, nhà cửa ở tỉnh Cà Mau để đến xã Tân Minh (nay là thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) để tìm cách kêu oan cho con là Huỳnh Văn Nén, ngày 20/11/2013, ông Huỳnh Văn Truyện (84 tuổi) đã được ông Nguyễn Thận, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Hàm Tân (nguyên Chủ tịch UBND xã Tân Minh thời kỳ xảy ra vụ án mà Nén được xem là thủ phạm), đưa ra Hà Nội để chuyển các chứng cứ thu thập được cho VKSND Tối cao, đông thơi tham dự cuộc họp báo do các luật sư của Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức để công bố các chứng cứ này.
Không tìm được vật chứng, vẫn... quyết xử
Theo cáo trạng số 84/KSĐT-TA ngày 16/8/2000 của VKSND tỉnh Bình Thuận, từ tháng 6/1997 đến tháng 4/1998, Huỳnh Văn Nén (SN 1962, làm thuê và ngụ tại thôn 2 xã Tân Minh, trình độ văn hóa lớp 5/12) đã trộm 1 chiếc xe đạp, 1 đồng hồ đeo tay đem thế chấp để uống rượu và tiêu xài; đốt nhà của 2 người vì thù tức cá nhân.
Đặc biệt, lúc 22 giờ ngày 23/4/1998, sau khi uống rượu, Nén nảy sinh ý định đến nhà bà Lê Thị Bông (ngụ cùng xã Tân Minh) để trộm tài sản. Khi vào được trong nhà, Nén định giết bà Bông để lấy tài sản nên đã choang dây dù qua cổ bà Bông, siết mạnh. Bà Bông ngã ngửa xuống đất. Nén tiếp tục siết cho đến khi bà Bông không còn phản ứng rồi lột chiếc nhẫn vàng 1 chỉ 24K ở ngón tay nạn nhân. Sau đó, Nén kéo mền đắp phủ từ ngực lên đầu bà Bông, tiếp tục lục soát tài sản nhưng không tìm được gì. Hôm sau, Nén kiểm tra lại chiếc nhẫn thì đã rơi đâu mất.
Ông Nguyễn Thận (trái) và ông Huỳnh Văn Truyện trên đường ra Hà Nội (Ảnh chụp tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định). Ảnh: Hồng Ánh
Cũng theo cáo trạng, số vật chứng như sợi dây dù, ổ khóa cùng chìa khóa và chiếc nhẫn đã được CQĐT tổ chức truy tìm nhưng không có kết quả. Vì các lý do trên, VKSND tỉnh Bình Thuận truy tố Huỳnh Văn Nén để xét xử 3 tội: "Cố ý hủy hoại tài sản công dân", "Giết người" và "Cướp tài sản công dân".
Án số 96/HSST ngày 31/8/2000 của TAND tỉnh Bình Thuận quyết định xử phạt bị cáo Huỳnh Văn Nén 2 năm tù về tội "Cố ý hủy hoại tài sản của công dân", 3 năm tù về tội "Cướp tài sản công dân " và tù chung thân về tội "Giết người". Tính đến nay, Nén đã thụ án hơn 15 năm.
Nhiêu tinh tiêt bi bo qua
Vào thời điểm cơ quan điều tra thực nghiệm hiện trường, ông Nguyễn Thận cho biết rất đông người dân đến xem và cán bộ xã cũng được mời tham dự, mọi người đều chứng kiến nên biết rất rõ nhiều nội dung đã không được cơ quan điều tra và tòa án lưu ý khi buộc tội Huỳnh Văn Nén. Ngay cả trong cáo trạng cũng ghi rất rõ "Phía hiên nhà (hiện trường vụ án - PV) phát hiện một dấu bàn chân không dép in hằn dưới cát, từ dấu chân này đến nhà chính 1,5 m. Dấu chân này do bàn chân phải để lại, có kích thước 23 x 9 cm, gót rộng 4,5 cm... Phía trong nhà phát hiện trên mặt ghế salon bọc da có 3 dấu chân không dép, in đất lên mặt ghế kích thước 22 x 8,5 cm, gót rộng 4 cm". Như vậy là có đến 2 dấu chân của 2 người khác nhau. Hơn nữa, CQĐT đã không so sánh trực tiếp dấu vết ở hiện trường với dấu chân của Nén nên khó để nói rằng đấy là vết chân của Nén và chỉ mình Nén giết bà Bông.
Đặc biệt hơn cả chính là việc trước phiên tòa xét xử Huỳnh Văn Nén vài ngày, từ trại giam Sông Cái (tỉnh Ninh Thuận), một phạm nhân tên là Nguyễn Phúc Thành (chuẩn bị hết thời gian thụ án ở một vụ án khác) là người cư ngụ tại xã Tân Minh đã báo cáo với cán bộ trại giam một thông tin rất quan trọng. Đó là bản thân Thành có tham gia vào việc đưa 2 đối tượng (là bạn thân của Thành) đi bán vàng lấy được từ vụ giết bà Lê Thị Bông. Nay mẹ Thành vào thăm, cho biết Nén chuẩn bị phải ra tòa vì tội giết bà Bông và có thể lãnh án tử hình nên Thành thấy áy náy, buộc phải báo cho cán bộ biết sự thật.
Nghe tin, mẹ của phạm nhân Thành liền về báo ngay cho chính quyền xã và ông Nguyễn Thận. Ông Thận liền có văn bản gửi cho lãnh đạo các cơ quan chức năng, như: Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bí thư cũng như Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận. Thậm chí, ông đã trực tiếp vào TP HCM gặp ông Nguyễn Xuân Phát, Phó Chánh án TAND Tối cao (xét xử phúc thẩm ở phía Nam) và ông Đinh Thế Trạc, Viện trưởng VKSND Tối cao (tham gia xét xử phúc thẩm tại TP HCM) nhưng suốt 13 năm qua, chưa có cơ quan chức năng nào, cả trung ương lẫn địa phương, về Bình Thuận để xác minh, làm rõ.
Không thê im lăng Ông Nguyễn Thận cho biết sở dĩ ông dẫn ông Truyện đi vì ngoài những chứng cứ mà ông Truyện thu thập được thì chính thời gian làm chủ tịch UBND, ông cũng đã rất nhiều lần có văn bản gửi cơ quan chức năng đề nghị xem xét lại vụ án này. Ông Thận cho biết để một nông dân 84 tuổi phải lặn lội kêu oan cho con là điều mà một cán bộ như ông rất cần phải suy nghĩ va không thê im lăng.
Theo Lương Duy Cường
Văn phòng Chủ tịch nước chuyển đơn vụ án Hàn Đức Long Văn phòng Chủ tịch nước vừa có văn bản thông báo việc đã chuyển đơn đề nghị xem xét lại vụ án Hàn Đức Long theo thủ tục giám đốc thẩm tới Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao xem xét. Bà Bùi Thị Keng, Vụ trưởng Vụ Pháp luật thuộc Văn phòng Chủ tịch nước, vừa ký văn...