Hội Khuyến học tỉnh Tiền Giang 20 năm không ngừng phát triển
Ngày 27/11, Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Khuyến học và 10 năm chương trình học bổng Nâng bước đến trường.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Trần Văn Dũng tặng bức trướng cho Hội Khuyến học tỉnh.
Là một tổ chức tự nguyện, được thành lập năm 1999, từ 31 thành viên và 9 Hội Khuyến học ở một số huyện, thành, thị, Hội Khuyến học tỉnh Tiền Giang qua 20 năm đã không ngừng phát triển và khẳng định được vai trò và vị thế.
Hiện có Hội Khuyến học ở khắp các huyện, thành thị; 173/173 xã phường đều có chi hội Khuyến học, có 2.402 Chi hội, Ban khuyến học ở các khu phố, ấp, họ đạo, trường học…
Phó Chủ tịch Trung ương Hội khuyến học Việt Nam Trương Thị Hiền tặng cờ thi đua cho Hội Khuyến học tỉnh Tiền Giang.
Hội hiện có 364 ngàn hội viên. Lực lượng nòng cốt là cán bộ hưu trí, những người có tâm huyết với các hoạt động khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập.
Video đang HOT
Hội ngày càng nhận được sự chung tay của cộng đồng, xã hội. Từ nguồn vận động ban đầu chỉ khoảng vài tỷ đồng/năm, Hội ngày càng nhận được sự chung tay của các tổ chức, cá nhân với số tiền vận động hàng năm lên đến vài chục tỷ đồng. Qua 20 năm hoạt động, Hội đã vận động hơn 600 tỷ đồng.
Tặng bằng khen của Trung ương Hội khuyến học cho các tập thể.
Hội đã góp phần rất lớn trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Nhiều hoạt động của Hội đã có sức lan tỏa mạnh mẽ như chương trình học bổng “Nâng bước đến trường”, “Tiếp sức cho trẻ em mồ côi, khuyết tật đến trường”, “Thắp sáng niềm tin”, “Vì em hiếu học”, “Mái ấm khuyến học”…
Bên cạnh đó là các hoạt động khen thưởng học sinh giỏi, xây nhà tiền vãng cho các thầy cô quá vãng, xây hồ bơi cho học sinh, xây tượng đài các anh hùng dân tộc mà nhà trường mang tên…
Đặc biệt chương trình học bổng “Nâng bước đến trường” được phát sóng 2 kỳ/tháng trên đài Truyền hình tỉnh Tiền Giang, qua 10 năm thực hiện đã có hơn 260 em được nhận học bổng với số tiền trên 10 tỷ đồng. Lúc đầu chỉ 5 triệu đồng/suất học bổng chính. Hiện nay, mỗi kỳ đã lên đến hơn 30 triệu đồng/suất chính cùng nhiều suất học bổng, quà tặng khác…
Đóng góp của tổ chức, cá nhân tại lễ kỷ niệm.
Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS Trương Thị Hiền – Phó Chủ tịch Trung ương Hội khuyến học Việt Nam đã đánh giá cao những hoạt động của Hội trong 20 năm qua; từ việc phát triển hội viên đến thành lập tổ chức hội, phong trào xây dựng xã hội học tập, xây dựng 4 mô hình: gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị học tập tại Tiền Giang được thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu Trung ương đề ra.
Dịp này Trung ương Hội khuyến học tặng Cờ thi đua Đơn vị xuất sắc cho Hội Khuyến học tỉnh Tiền Giang, tặng bằng khen cho 6 tập thể và 8 cá nhân, tặng giấy khen cho 6 tập thể. UBND tỉnh Tiền Giang tặng bằng khen cho 3 tập thể. Tại lễ kỷ niệm, Hội cũng đã nhận được rất nhiều đóng góp của các cá nhân, tổ chức xã hội.
Xuân Uyên
Theo GDTĐ
Hiệu quả Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020"
Qua triển khai thực hiện Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020" trên địa bàn tỉnh, có thể thấy, công tác xây dựng xã hội học tập có nhiều chuyển biến rõ nét, góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân.
Những quan tâm kịp thời sẽ là động lực để tiếp bước đến trường, xây dựng xã hội học tập
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), hiện nay trên địa bàn tỉnh có 135 Trung tâm Học tập cộng đồng, 21 Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng phủ kín các xã, phường, thị trấn. Năm 2017, Sở GD&ĐT phối hợp Hội Khuyến học tổ chức 24 lớp tập huấn với 2.414 cán bộ làm công tác khuyến học và cán bộ của Trung tâm Học tập cộng đồng. Với sự tham gia của Hội Khuyến học, các Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng hoạt động có nền nếp hơn, với 77,57% trung tâm hoạt động có hiệu quả từ khá trở lên.
Hàng năm, Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng tổ chức ít nhất từ 15-50 lớp tập huấn, vận động trên 200.000 lượt học viên là hội viên đến học tập tại Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng, tạo điều kiện để người lớn có thể tham gia học tập, học tập suốt đời, học tập mọi lúc mọi nơi. Đưa các lớp học, các hoạt động của trung tâm về tận khóm, ấp để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tham gia học tập. Năm 2018, các trung tâm đã phối hợp tổ chức 3.497 lớp, huy động được 303.378 lượt người tham dự, trong đó 8.434 học viên được cấp bằng hoặc chứng chỉ đào tạo.
Điển hình như Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên), nơi đây từ lâu trở thành địa điểm quen thuộc của người dân khi tổ chức những hoạt động tuyên truyền phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước; tập huấn, chuyển giao kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt, về áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất; giáo dục kỹ năng sống, đạo đức, lối sống, sức khỏe và giới tính, dân số và kế hoạch hóa gia đình... Bà con nông dân có thể đến trung tâm truy cập internet (miễn phí) vào các ngày thứ 3, thứ 5 hàng tuần. Hàng năm, trung tâm tổ chức nhiều chuyên đề giáo dục pháp luật, thu hút hàng trăm lượt người tham dự. Bên cạnh đó, trung tâm còn có những lớp võ thuật, phổ cập bơi được tổ chức thường xuyên, thu hút nhiều học viên tham gia.
Cùng với chủ trương chung của UBND tỉnh về việc cải cách thủ tục hành chính, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực quản lý, phát hành các văn bản, hầu hết cán bộ, công chức, viên chức thực hiện có hiệu quả. Về phong trào học tập, học tập suốt đời trên địa bàn tỉnh, thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã công nhận 247.567 gia đình học tập, đạt tỷ lệ 45,69% so với hộ gia đình toàn tỉnh; công nhận 581 dòng họ học tập, 506 đơn vị học tập và 1.017 các khóm, ấp đạt danh hiệu cộng đồng học tập. Các lớp học hay hoạt động của trung tâm được đưa về tận các khóm, ấp để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tham gia học tập.
Các hoạt động đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời cho người dân được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng. Cụ thể, Sở GD&ĐT phối hợp Thư viện tỉnh, Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật, Trung tâm Văn hóa tổ chức giao lưu giữa nhà văn với bạn đọc chủ đề "Tác giả - nhà văn của tuổi học trò", tổ chức ngày hội đọc sách chủ đề "Sách và hành trình đến những ước mơ" đã thu hút hơn 600 lượt cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia. Ngoài ra còn có các hoạt động như: Ngày hội đọc sách, Hội thi giới thiệu sách bằng hình thức sân khấu hóa, Hội thi kể chuyện sách, Hội thi kể chuyện đạo đức Bác Hồ, thi viết bài giới thiệu sách, thi vui đọc sách, đố vui theo sách, thi thuyết trình về quyển sách em yêu, thi xếp sách nghệ thuật, vẽ tranh theo sách, triển lãm sách... Thư viện tỉnh tổ chức các hoạt động phục vụ của xe ôtô thư viện lưu động tại 148 đơn vị trường tiểu học và THCS trong toàn tỉnh.
Theo Sở GD&ĐT, thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền rộng rãi công tác xã hội học tập. Bên cạnh đó, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về phân luồng học sinh sau THCS, THPT. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, chú trọng công tác giáo dục, định hướng nghề nghiệp; đồng thời phối hợp tốt với các ban, ngành, đoàn thể nhằm đẩy mạnh học tập và học tập suốt đời tại cơ quan, đơn vị...
Bài, ảnh: PHƯƠNG LAN
Theo baoangiang
Hà Giang: Phát triển mạnh khuyến học khuyến tài Đến nay, sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 26 về "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác khuyến học khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) trên địa bàn tỉnh", mạng lưới Hội khuyến học từ tỉnh đến cơ sở ngày càng phát triển cả về số lượng và...