Hỏi khó: “Thực tập sinh full-time 3 tháng không hỗ trợ lương, phải ở lại tăng ca” nên hay không?
Trở thành thực tập sinh được coi là cơ hội để các bạn trẻ rèn luyện và học hỏi, nhưng nếu không được trả lương và phải tăng ca, liệu tất cả có sẵn sàng vị trí này?
Dù không được hưởng đãi ngộ như nhân viên chính thức, nhưng nhiều bạn trẻ vẫn tìm kiếm cho mình cơ hội được trở thành thực tập sinh của một công ty/doanh nghiệp nào đó. Với mong muốn trau dồi kinh nghiệm và làm đẹp hồ sơ cá nhân, các bạn sẵn sàng cống hiến thời gian, sức lực để làm thực tập sinh không lương trong nhiều tháng.
Trở thành thực tập sinh, cũng có không ít bạn trẻ băn khoăn: “Liệu việc này có xứng đáng và được trả tiền công?”.
Câu hỏi của 1 bạn trẻ về vấn đề mức lương khi đi làm thực tập sinh
Câu hỏi của 1 bạn trẻ: “Anh/chị nghĩ sao về vấn đề thực tập sinh full-time 3 tháng không hỗ trợ lương, hết giờ làm việc phải ở lại tăng ca?” t rở thành chủ đề tranh luận sôi nổi của cộng đồng mạng.
Nhiều người đồng tình rằng, quãng thời gian thực tập có thể vất vả nhưng hoàn toàn xứng đáng với cơ hội rèn luyện mà thực tập sinh nhận lại. Do kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, việc thực tập sinh chưa được trả lương là chuyện hợp tình hợp lí. Bên cạnh đó, thực tập sinh cũng có quyền lựa chọn ứng tuyển vào công ty có chế độ đãi ngộ phù hợp với mong muốn của mình.
Video đang HOT
Bạn Linh Lan cho hay: “Đánh đổi hoặc đánh đổi. Nếu em không muốn đánh đổi thì em có thể đánh đổi. Em đánh đổi để lấy kinh nghiệm, học hỏi nhiều điều hoặc em phải thay đổi nơi thực tập để phù hợp hơn mình thôi. Trước đây chị cũng từng thực tập không lương 5 tháng mà học được khá nhiều điều. Chị tự nguyện đi sớm về muộn và hoàn toàn hài lòng về điều được nhận lại”.
Dù không được trả lương và làm việc vất vả, nhiều người vẫn cảm thấy hài lòng với những gì họ nhận được
Ngược lại, nhiều bạn cho rằng, không ít thực tập sinh ngày nay đã có được sự năng động, sáng tạo và một số kĩ năng nhất định. Thực tập sinh là những người vừa học việc, vừa cống hiến. Trong quá trình thực tập, các bạn trẻ cũng bỏ ra không ít công sức, trí tuệ của họ cho công việc chung. Vì vậy, dù không được trả lương như một nhân viên chính thức, thực tập sinh vẫn xứng đáng có được khoản kinh phí hỗ trợ tuỳ theo năng lực. Từ đó, các bạn sẽ cảm thấy được ghi nhận và có thêm động lực để cố gắng hơn nữa.
Bạn Việt Anh chia sẻ: “Nếu mình học tốt, cảm thấy làm được việc mà không được lương thì nên nhảy chỗ khác. Làm free là coi thường công sức của mình. Với việc làm cho người khác, thì đó là cuộc trao đổi: Người ta bỏ tiền mua sức mình, đổi lại mình dùng sức làm tròn vai công việc trở lên, thuận mua vừa bán. Đồng ý thì hợp tác, không thì nên say bye sớm các em ạ”.
Trong khi đó, bạn Sơn Hoàng cũng chia sẻ ý kiến: “Không biết các bạn sao chứ với mình, thực tập có thể không lương nhưng công ty cũng phải có tác động gọi là hỗ trợ tài chính hay chi phí gì đó chứ? 3 tháng lận mà có phải 1-2 tuần đâu! Đã vậy còn OT (làm ngoài giờ – PV) bắt buộc? Kiều này là bóc lột sức lao động đó!
Thực tập sinh không có nghĩa vụ phải OT. Muốn thì ở lại, không thì thôi. Bên mình OT có lương, nhân hệ số đàng hoàng mà mỗi lần OT mình đều phải động viên anh em, nhiều khi nói chuyện kiểu nhờ vả nữa chứ ở đó mà bắt buộc OT thực tập sinh không lương”.
Dù còn nhiều tranh luận nhưng không thể phủ nhận rằng, không ít người thành đạt ngày nay bắt đầu từ vị trí thực tập sinh. Đây là giai đoạn nhiều thử thách, nhưng giá trị bạn nhận lại thì không hề tầm thường, cũng như góp phần xây dựng nền tảng tốt cho những bước tiến xa hơn trong tương lai.
Nguồn: Hội Review công ty có tâm
Vừa ra trường, cô gái đi làm lương 10 triệu/tháng vẫn bị gia đình chê: "Con nhà ông A kiếm 20 triệu/tháng, cho bố mẹ đi du lịch"
Thất nghiệp, bế tắc, bị khủng hoảng tâm lý nặng nề đến mức muốn tự tử - Đó là những gì mà nữ chính trong câu chuyện dưới đây đang phải chịu đựng.
"Mình chỉ muốn hét lên với gia đình và cả thế giới là "Con chỉ muốn sống một cuộc đời bình thường thôi, đi làm thứ con thích với thu nhập 7,8 triệu thôi. Con không giỏi như mọi người nghĩ đâu, không thành được ông nọ bà kia như mọi người kỳ vọng đâu. Làm ơn đừng kỳ vọng và áp đặt con phải giàu có được không?" - Đó là lời tâm sự của N.M - cô gái tốt nghiệp trong top đầu ra của một trường có tiếng về kinh tế, ielts 7.0, từng có cơ hội đi du học nhưng hiện tại lại thất nghiệp hơn 1 tháng.
Theo chia sẻ, N.M có xuất phát điểm tốt, nhưng nghe theo lời bố mẹ từ bỏ giấc mơ du học, trở thành một nhân viên công ty bình thường với mức lương 10 triệu đồng. Đối với một cô gái mới ra trường thì đó là mức lương ổn và khá hài lòng, tuy nhiên gia đình, họ hàng lại cho rằng với một người nhiều thành tích như N.M chỉ kiếm được ngần ấy tiền là quá tệ, không thể chấp nhận được.
Có những ngày làm việc từ 8 giờ sáng đến 10 giờ đêm, không được nghỉ cuối tuần, tăng ca,... hàng loạt sự khó khăn đổ dồn lên cô gái mới ra trường đã khiến N.M nhiều lúc tưởng chừng ngã khụy. Ấy vậy mà thay vì thấu hiểu, bố mẹ cô lại luôn nghĩ rằng con gái tăng ca có nhiều tiền nhưng không muốn cho bố mẹ hay so sánh với con nhà người khác:
"Nó đầy tiền đấy, nó thừa tiền tự mua được xe hay những đồ dùng nếu gia đình cần sắm sửa".
"Có bao nhiêu tiền rồi? Đưa mẹ giữ cho".
"Thằng này con kia nhà ông bà AB mỗi tháng để ra 20 triệu nó đưa bố mẹ đi du lịch suốt, sắp mua được nhà riêng rồi?"...
Đó là hàng loạt những câu N.M phải nghe và chịu đựng suốt một thời gian dài. Vì đã quen phải là một người mạnh mẽ và tự lập từ nhỏ, mang trong mình sự kỳ vọng của cả một đại gia đình, N.M đã phải gồng lên để sống cho tới ngày hôm nay. Nhưng khi mọi thứ đã quá sức chịu đựng, cô gái quyết định nghỉ việc.
Hơn 1 tháng nay thất nghiệp, gia đình vẫn không ai biết. Hàng ngày vẫn đi làm như bình thường, nhưng thực tế là N.M vật vờ ngoài đường cho tới tối rồi lại về nhà như không có chuyện gì xảy ra. Bởi lẽ, nếu không tìm được một công việc khác đủ tốt để đi làm luôn thì cô không dám nói với họ là mình đã thất nghiệp.
Không tìm được tiếng nói chung ở gia đình, N.M tìm tới người yêu để chia sẻ, đó như là "chiếc phao cứu sinh" để giúp cô cảm thấy ổn hơn. Nhưng rồi tất cả những gì nhận được chỉ là lời hồi đáp lạnh lùng: "Mới chỉ như vậy thôi mà em đã thấy mệt mỏi rồi sao, anh cũng đi làm về muộn mà?"
Gia đình, tình yêu là hai thứ lẽ ra có thể tạo động lực cho một con người nhiều nhất, thì bây giờ N.M cảm thấy không có gì trong tay cả. Cô rơi vào khủng hoảng tâm lý nặng, từng bế tắc đến mức nghĩ liệu có nên kết thúc cuộc đời tại đây không. Vì sau bao cố gắng đến gia đình, người thân yêu còn không hiểu thì xã hội ngoài kia ai "rảnh" để hiểu cho mình?
Tất cả chúng ta, đặc biệt là những bạn trẻ mới ra trường, đang chập chững bước chân vào đời có lẽ sẽ tìm được mình đâu đó trong câu chuyện của N.M. Dẫu biết các bậc phụ huynh luôn đặt nhiều kỳ vọng vào con cái nhưng mong rằng cha mẹ hiểu họ cũng đang cố gắng bước ra khỏi "chiếc kén" an toàn, chật vật trên con đường khẳng định mình là ai.
Gia đình hãy luôn là hậu phương vững chắc cổ vũ con, vì ai cũng phải có bắt đầu khó khăn mới có được một tương lai sáng rực!
Rich kid RMIT bị "bóc phốt" đăng sai kiến thức, PR sản phẩm chưa kiểm chứng: Chính chủ giải thích nhưng liệu có hợp lý? Mới đây, một hot TikToker trong giới sinh viên đã bị vướng lùm xùm xung quanh nội dung mình đăng tải. Nếu theo học chuyên ngành Marketing, bạn nhất định sẽ biết Moe Đi Đâu. Cô nàng hiện là sinh viên ngành Digital Marketing của trường "con nhà giàu" RMIT và có lượng follower khá cao trên trang cá nhân. Channel của Moe...