Hội khảo cổ nghiên cứu ngôi mộ nghi của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Gỗ làm quách trong ngôi mộ cổ ở Hải Phòng có niên đại khoảng 1.700 năm với cách đóng, chất liệu sơn thuộc thời nhà Mạc, trên quách là tấm thẻ tre có ghi chữ “Mạc triều trạng nguyên”.
Ngày 18/1, PGS.TS Nguyễn Lân Cường (Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam) cho biết đơn vị vừa phối hợp với Viện Nghiên cứu, ứng dụng tiềm năng con người, tổ chức hội thảo về ngôi mộ cổ nghi của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Trước đó, người dân huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tìm thấy chiếc quách gỗ sơn màu đỏ, ở độ sâu 2 m trong vườn một gia đình. Sau đó người dân chuyển hài cốt trong quách sang tiểu sành mới, an tang tại nghĩa trang xã. Quách gỗ được giữ lại, chuyển lên Hà Nội cho các nhà khoa học nghiên cứu.
Các chuyên gia tiến hành cạo lớp sơn trong tấm ván địa của quách nghi đựng thi hài Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và phát hiện chiếc thẻ tre. Ảnh: PGS.TS Nguyễn Lân Cường.
Trong năm 2016, tấm quách được Viện Nghiên cứu, ứng dụng tiềm năng con người và Hội khảo cổ học Việt Nam nghiên cứu kỹ lưỡng. Các chuyên gia lấy một đoạn thành quách gửi đến Trung tâm hạt nhân (TP HCM) để phân tích, kết quả cho thấy gỗ làm tấm quách có niên đại khoảng 1.700 năm. Theo TS khảo cổ học Lê Đình Phụng, quy cách đóng, chất liệu sơn của quách thuộc thời nhà Mạc; gỗ dùng làm quách là loại quý, dân thường thời phong kiến không thể có được.
Video đang HOT
Chia sẻ tại hội thảo nêu trên, ông Nguyễn Lân Cường cho biết, trong quá trình nghiên cứu tấm quách đã tìm thấy một thẻ tre có ghi chữ. Nhà thư pháp Hán Nôm Lê Thiên Lý, nhà Hán học Hoàng Phan và cụ Lương Bắc Tưởng – một -người Hoa sống tại Hải Phòng cùng đọc thẻ, phát hiện ra chữ “Mạc triều Trạng nguyên”, “Cù Xuyên” (đạo hiệu của thân sinh Trạng trình Nguyễn Bình Khiêm).
“Để kết luận chính xác về ngôi mộ này thì phải nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, những thông tin ban đầu cho thấy khả năng lớn đây là ngôi mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm”, thiếu tướng, PGS.TS Ngô Tiến Quý (Viện trưởng Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người), nói.
Nguyễn Bỉnh Khiêm đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535) và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.
Ông sinh tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam, đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là Sấm Trạng Trình.
Lâu nay nhiều người đã đưa ra giả thuyết và trực tiếp đi tìm kiếm, nhưng chưa ai chắc chắn bất cứ địa điểm nào về mộ phần của ông.
Quỳnh Trang
Theo VNE
Lấp cát bảo tồn hiện vật nơi nghi chôn cất vua Quang Trung
Hố đào thăm dò nơi phát hiện các lớp đá chồng lên nhau sẽ được lấp cát thay vì đất nguyên thổ để bảo tồn hiện vật phát hiện được.
Ngày 15/10, đoàn khảo cổ đào thăm dò gò Dương Xuân (Trường An, TP Huế) nơi nghi chôn cất vua Quang Trung đã tiến hành lấp lại các hố đào thăm dò, tuyên bố kết thúc quá trình khảo cổ gò Dương Xuân.
Hố thăm dò tại nhà số 13/120 Điện Biên Phủ sẽ được lấp cát để bảo tồn hiện vật. Ảnh: Võ Thạnh.
PGS.TS Bùi Văn Liêm, Phó viện trưởng Viện Khảo cổ Việt Nam cho biết, sau khi phát hiện lớp đá tại số nhà 13/120 Điện Biên Phủ, đoàn đã tiến hành đào thêm một hố cạnh hàng rào nhà kế bên và phát hiện một nền đá với chiều rộng 2,6m2 xếp chồng lên nhau, bên trên có các lớp vữa.
Hố đào thăm dò tại chùa Vạn Phước đã trả lại mặt bằng ban đầu. Ảnh: Võ Thạnh.
Trong ngày 15/10, các hố đào thăm dò ở chùa Thuyền Lâm, chùa Vạn Phước và nhà ông Nguyễn Hữu Oánh đã được đoàn khảo cổ lấp trả như hiện trạng ban đầu. Riêng hố thăm dò tại nhà 13/120 Điện Biên Phủ sẽ được lấp cát thay vì đất để bảo tồn hiện vật thăm dò được.
Ông Liêm cho biết thêm, hiện vật thăm dò trong 8 ngày (7/10 - 15/10) sẽ được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên - Huế, thông tin về hiện vật sẽ được công bố sau 3 tháng.
Trước đó ngày 30/10/2015, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thừa Thiên - Huế tổ chức hội thảo khoa học cung điện Đan Dương triều Tây Sơn tại Huế. Tại đây, nhà nhiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, người 30 năm đi tìm kiếm tư liệu, thực địa, cho rằng cung điện Đan Dương được xây dựng gần chùa Vạn Phước, Thiền Lâm, ngay gò Dương Xuân. Dưới cung điện là nơi chôn cất vua Quang Trung.
Sau đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế phối hợp với Viện Khảo cổ học thăm dò tại gò Dương Xuân (Trường An, TP Huế) với diện tích 22 m2, từ ngày 30/9 đến 15/10. Hàng chục hiện vật gồm các mảnh gạch ngói, bát đĩa, các lớp đá có dấu hiệu của công trình xây dựng được tìm thấy. Giá trị, niên đại của các hiện vật đang được xác định.
Võ Thạnh
Theo VNE
Phát hiện những tảng đá nghi móng tường thành điện vua Quang Trung Khi đào đến độ sâu 0,2m, các nhà khảo cổ phát hiện 5 tảng đá lớn xếp 2 hàng ngay ngắn. Họ nghi ngờ đây là dấu vết của chân tường thành cung điện Đan Dương. Những tảng đá nghi là móng tường thành cung điện Đan Dương. Chiều 10/10, ở hố khảo cổ thứ 5 (số nhà 13/120 Điện Biên Phủ, Thừa...