Hồi kết tranh chấp thi công tại dự án Great Dragon Hotel
Nhà thầu thi công sai kỹ thuật làm lún nứt nhà dân, nhưng lại đổ lỗi cho chủ đầu tư khiến hai bên phải kéo nhau ra tòa. Vụ việc diễn ra từ tháng 7/2010 và mới đây đã có bản án từ phiên phúc thẩm.
Vừa qua, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã xét xử phúc thẩm vụ kiện tranh chấp hợp đồng xây lắp và yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là CTCP Tư vấn xây dựng dân dụng và đô thị VACC (trụ sở tại quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) và bị đơn là CTCP Điện tử tin học viễn thông EITC (trụ sở tại TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa).
Được biết, tháng 7/2010, hai bên ký kết hợp đồng xây lắp dự án Great Dragon Hotel (TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) do Công ty EITC làm chủ đầu tư.
Theo đó, Công ty VACC thực hiện nhiệm vụ thi công ép cọc cừ Larssen VI loại 12m và thi công xây dựng tòa nhà theo hồ sơ thiết kế.
Để thực hiện hợp đồng này, Công ty VACC ký hợp đồng thuê thiết bị thi công ép, rút cừ thép Larssen xây dựng tầng hầm của công trình. Trong quá trình thi công dự án đã gây ra lún nứt nhà dân, dẫn đến người dân có đơn thư khiếu nại.
Xung quanh trách nhiệm đối với tình trạng lún nứt nhà dân, phía thi công cho rằng, tình trạng lún nứt xảy ra từ tháng 1-4/2010, khi chủ đầu tư ép cọc bê tông làm nền móng công trình.
Các hộ dân đã có đơn thư khiếu nại đến các cơ quan chức năng của địa phương.
Trong quá trình giải quyết, Công ty EITC đã có biên bản cam kết đền bù cho các hộ dân, thừa nhận do ép cọc làm nền móng công trình gây lún nứt.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Công ty EITC đền bù không thỏa đáng và nhiều lần vắng mặt trong các cuộc họp với người dân, dẫn đến các hộ dân cản trở không cho Công ty VACC thu hồi số cọc cừ 235 còn nằm tại công trình. Điều này khiến Công ty VACC chịu thiệt hại lớn do phải đi thuê lại của bên thứ 3.
Nguyên đơn yêu cầu tòa án buộc Công ty EITC phải bồi thường thiệt hại, bao gồm giá trị tài sản còn lại trên công trình và số tiền thuê cọc từ tháng 6/2012 đến tháng 12/2014.
Đối với trách nhiệm bồi thường cho các hộ dân, Công ty VACC cho rằng, việc lún nứt xảy ra trước khi các bên ký hợp đồng nên Công ty không có trách nhiệm bồi thường, mà chỉ đóng vai trò hỗ trợ.
Trong khi đó, phía bị đơn cho rằng đơn vị thi công đã ép cừ không đúng chủng loại dài 12m, thi công không đúng kỹ thuật dẫn tới dòng cát chảy, nước chảy làm lún nứt công trình của các hộ dân xung quanh và một số hạng mục của Hạt Kiểm lâm ven biển. Công ty EITC cũng đưa ra dẫn chứng là các biên bản do bộ phận giám sát thi công lập.
Về bồi thường, phụ lục hợp đồng xây lắp quy định toàn bộ chi phí bồi thường do chủ đầu tư và nhà thầu tự thỏa thuận. Cho rằng lỗi gây ra thiệt hại chủ yếu là do nhà thầu thi công gây ra, nhưng Công ty EITC vẫn chấp nhận đền bù hơn 70% cho các hộ dân, Công ty VACC chịu 30% theo cam kết.
Theo bị đơn, Công ty VACC không thực hiện việc đền bù, mà chỉ đưa ra quan điểm “hỗ trợ”, hai bên không thống nhất được phương án bồi thường cho người dân.
Một số hộ dân sau khi nhận bồi thường còn thúc giục nhà thầu rút cọc cừ để họ xây dựng nhà ở, nhưng Công ty VACC không thi công rút cừ. Bị đơn khẳng định, không có việc người dân cản trở rút cừ như Công ty VACC nêu.
Sau khi mở tòa sơ thẩm, tòa án đã yêu cầu giám định tư pháp trong xây dựng để xác định nguyên nhân lún nứt là do lỗi của nhà thầu hay chủ đầu tư.
Tuy nhiên, các tổ chức giám định trong xây dựng là Sở Xây dựng Thanh Hóa, Cục giám định Nhà nước, Viện Khoa học công nghệ (thuộc Bộ Xây dựng) đều từ chối giám định.
Bên cho thuê thiết bị thi công – Công ty TNHH Thương mại và sản xuất H.L đã yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị thi công liên đới bồi thường hơn 10 tỷ đồng tiền thuê cừ và 2,9 tỷ đồng giá trị thiệt hại 235 cây cừ còn nằm tại công trình.
Tòa án cho rằng, khi thi công, nhà thầu đã không thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật, đưa vào một số cừ không đúng tiêu chuẩn 12m như hợp đồng quy định và được ghi nhận trong biên bản hiện trường.
Đáng chú ý, tuy có vi phạm, nhưng hai bên không yêu cầu chấm dứt hợp đồng, không phát sinh tranh chấp. Phần thiệt hại mà Công ty VACC yêu cầu Công ty EITC bồi thường là thiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng.
Đối với phần thiệt hại này, tòa án cho rằng, không có cơ sở để chấp nhận bởi người dân chỉ có đơn khiếu nại yêu cầu chủ đầu tư thực hiện cam kết bồi thường, không có chứng cứ nào thể hiện việc rút cừ bị người dân cản trở.
Trên cơ sở nhận định này, tòa án bác yêu cầu khởi kiện của Công ty VACC. Đối với yêu cầu đòi tiền thuê (10 tỷ đồng) và giá trị cừ còn lại (2,9 tỷ đồng) của Công ty H.L, tòa án không xem xét vì nội dung không thuộc thẩm quyền giải quyết và giành quyền khởi kiện cho Công ty H.L.
Bùi Trang
Theo tinnhanhchungkhoan
Thanh Hóa: Kiểm tra dấu hiệu vi phạm Bí Thư xã Quảng Hùng và Chủ tịch xã Quảng Đại
UBKT Thành ủy TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa vừa công bố quyết định kiểm tra dấu hiệu đảng viên vi phạm đối với ông Đặng Ngọc Vũ, Bí thư Đảng ủy xã Quảng Hùng và ông Phạm Văn Huyền, Chủ tịch UBND xã Quảng Đại, vì liên quan đến việc ký xác lập hồ sơ cấp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) không đúng quy định.
Trụ sở Đảng ủy, UBND xã Quảng Hùng, nơi ông Đặng Ngọc Vũ đang công tác. Ảnh: VT
Trước đó, công dân xã Quảng Đại, huyện Quảng Xương (nay chuyển về TP Sầm Sơn) có đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng, phản ánh về việc UBND huyện Quảng Xương lấy đất khai hoang của các ông, bà Viên ThịVinh, Viên Thị Tấc, Thừa Văn An, Phan Thị Thạo, hợp thức hóa rồi cấp GCNQSDĐ cho ông Nguyễn Bá Hiệp, quê quán thôn 9, xã Quảng Đại và người nhà ông Hiệp.
Sau khi nhận được đơn thư, UBND TP Sầm Sơn đã giao cho Thanh tra làm rõ và có Quyết định số 2545/QĐ-UBND ngày 21/6/2018, nội dung cho rằng, việc UBND huyện Quảng Xương cấp 9 GCNQSDĐ cho ông Nguyễn Bá Hiệp và người nhà có nhiều sai sót như: GCNQSDĐ và đề nghị cấp trích lục đất ở ngày 6/5/1995 của ông Hiệp cho người nhà được ông Đặng Ngọc Vũ, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Đại (nay là Bí thư Đảng ủy xã Quảng Hùng) ký xác nhận và có biên bản bàn giao đất của UBND xã Quảng Đại ngày 6/12/1995 có những điểm bất hợp lý, cụ thể: Ông Nguyễn Bá Lê Huyên (sinh năm 1994), thời điểm nhận chuyển nhượng và nhận bàn giao đất của UBND xã Quảng Đại năm 1995 mới 1 tuổi; bà Lường Thị Quỳnh Nhung (sinh năm 1996), thời điểm nhận chuyển nhượng và bàn giao đất của UBND xã Quảng Đại năm 1995 thì bà Nhung chưa sinh.
Hiện trạng khu đất được cấp 9 GCNQSDĐ không có nhà ở và công trình trên đất. Thực tế ông Hiệp không quản lý, sử dụng ổn định. Theo Quyết định số 3051/QĐ-UBND ngày 18/12/2011 của UBND huyện Quảng Xương, thì khu đất này không phải là đất ở mà quy hoạch vào sử dụng sản xuất kinh doanh. Như vậy, việc cấp 9 GCNQSDĐ nêu trên vi phạm quy định tại Khoản 3, Điều 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Khoản 1, Điều 8 Nghị định 45/2014/NĐ-CP của Chính phủ...
Từ những căn cứ trên, Chủ tịch UBND TP Sầm Sơn giao Phòng Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định thu hồi 9 GCNQSDĐ do UBND huyện Quảng Xương cấp sai quy định. Giao Phòng Nội vụ chủ trì, phối hợp với Thanh tra, Đảng ủy xã Quảng Đại xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức xã Quảng Đại năm 2015 có liên quan đến sai phạm, khuyết điểm trong việc lập hồ sơ để UBND xã Quảng Đại đề nghị UBND huyện Quảng Xương cấp 9 GCNQSDĐ cho ông Hiệp.
Đối với ông Đặng Ngọc Vũ, hiện đang làm Bí thư Đảng ủy xã Quảng Hùng (nguyên là Bí thư, Chủ tịch UBND xã Quảng Đại) và ông Phạm Văn Huyền (hiện là Chủ tịch UBND xã Quảng Đại) người đã ký các hồ sơ, thủ tục liên quan đến vụ việc này không đúng quy định, đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy Sầm Sơn xem xét, xử lý sai phạm.
Từ những sai phạm trên, UBKT Thành ủy TP Sầm Sơn đã có quyết định kiểm tra dấu hiệu đảng viên vi phạm đối với ông Đặng Ngọc Vũ và ông Phạm Văn Huyền.
Văn Thanh
Theo thanhtra
Nhảy lên xe SH xin đi rồi cướp Sau khi rút dao đâm người phụ nữ bỏ chạy, Cường không mở khóa được xe SH nhưng vẫn dẫn bộ đi mở khóa thì bị nạn nhân phát hiện tri hô. Ngày 7-8, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Vũ Trọng Cường (29 tuổi, quê...