Hồi kết chuyện “đất vàng” 1 tỷ đồng/1 mét
Mức giá đền bù 1 tỷ đồng cho mỗi m2 đất tại Dự án 22 – 24 Hàng Bài và 25 – 27 Hai Bà Trưng là kỷ lục chưa từng có tại Việt Nam nhưng vẫn bị người dân chối từ. Nhà đầu tư lắc đầu, chính quyền ra quyết định cưỡng chế để “cởi trói” cho dự án bị đình trệ 7 năm chỉ vì 51m2 mặt bằng đất.
“Chôn chân” vào dự án
Khu “đất vàng” tọa lạc giữa trung tâm quận Hoàn Kiếm, ở hai mặt phố Hai Bà Trưng (số 25 – 27) và Hàng Bài (số 22 – 24), gần hồ Hoàn Kiếm. Tháng 11-2004, khu đất được UBND thành phố Hà Nội quyết định thu hồi để thực hiện dự án xây dựng Trung tâm thương mại – văn phòng – nhà ở.
Trong tổng diện tích hơn 4.000 m2 của khu đất, có 3.776 m2 do Công ty nhựa Hà Nội thuê của thành phố (đã được giải phóng mặt bằng do doanh nghiệp di dời đi nơi khác) và gần 300 m2 là diện tích của 17 hộ dân sinh sống tại đây.
Trải qua 7 năm được UBND TP.Hà Nội cấp phép triển khai, đến nay Dự án Trung tâm thương mại – văn phòng – nhà ở tại số 22-24 Hàng Bài và 25-27 Hai Bà Trưng vẫn “đắp chiếu” vì còn vướng 51m2 mặt bằng trong hơn 4.000m2 cần thu hồi.
Diện tích 51m2 kể trên thuộc quyền sử dụng của hai hộ dân, bao gồm 51m2 ở tầng 1 và 91m2 tầng 2. Đứng trước áp lực cực lớn về tiến độ thực hiện dự án và vốn đầu tư nhưng chủ đầu tư đã bỏ ra nhiều năm để nhiều lần nâng mức đền bù lên nhằm thuyết phục các hộ dân tự nguyện bàn giao đất.
Video đang HOT
Khung giá đất của khu vực này được TP.Hà Nội quy định chỉ dao động quanh 70 triệu đồng/m2. Dùng dằng trong nhiều năm, Công ty CP Thời đại mới T&T (Cty T&T) đã nâng giá đền bù lên mức “kỷ lục”: 500 triệu đồng/m2 cho diện tích tầng 1 – thông tầng, 300 triệu đồng/m2 cho đất tầng 1 không có nóc và 200 triệu đồng/m2 cho tầng 2…
Về mức đền bù này, bà Vi Thị Thu Hà – Giám đốc Cty T&T nói: “Mức giá đền bù này của chúng tôi được đánh giá là “kỷ lục”, chỉ có thể áp dụng khi diện tích cần GPMB không quá lớn và nhu cầu triển khai sớm dự án là rất cao. Thậm chí có nhiều người còn than phiền là sẽ làm khó cho những đơn vị khác khi muốn GPMB tại khu vực này”.
Không lâu sau khi mức đền bù “kỷ lục” được đưa ra, 15 chủ sử dụng đất đồng ý bàn giao mặt bằng. Nhưng oái oăm thay, hai hộ dân còn lại vẫn kiên quyết từ chối. Càng về sau, điều kiện mà người có đất đưa ra càng… “hiểm”!
Căn nhà ở địa chỉ 22 – 24 Hàng Bài
Chỉ còn hai hộ dân cuối cùng chưa di dời và Cty T&T chấp nhận thỏa thuận lần cuối. Trước nhiều luồng thông tin cho rằng hai hộ dân muốn được đền bù 1 tỷ đồng/m2, chủ đầu tư bấm bụng đưa ra phương án bồi thường 50-60 tỷ đồng cho diện tích 51m2 tầng 1 và 91 m2 tầng 2 (có nghĩa là mỗi m2 mặt bằng được đền bù 1 tỷ đồng trở lên). Tuy nhiên, hai hộ dân là hộ gia đình ông Hoàng Đình Trung và gia đình ông Hoàng Quốc Cường vẫn không chịu di dời và đòi hỏi… hơn thế khiến chủ đầu tư phải “chạy dài”!
Dự án tiếp tục bị “đắp chiếu” đồng nghĩa với việc một góc diện mạo của Thủ đô nói chung, của quận Hoàn Kiếm nói riêng cũng bị lem nhem. Thấy chủ đầu tư và hai hộ dân không thể tìm được “tiếng nói chung”, UBND quận Hoàn Kiếm đành phải vào cuộc.
Hồi kết: Quyết định cưỡng chế đã được ban hành!
Câu hỏi đặt ra là các hộ dân có quyền “làm khó” cho doanh nghiệp như vậy không? Chiều 26-3, trao đổi với phóng viên, ông Vũ Văn Viện – Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết: “Trong quá trình lập kế hoạch thu hồi, GPMB dự án trên, UBND quận Hoàn Kiếm đã tiến hành chặt chẽ, bài bản, đúng pháp luật, đảm bảo đúng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong trường hợp nếu hai bên không thỏa thuận được, chính quyền sẽ phải sử dụng biện pháp cưỡng chế thì các chủ sử dụng đất sẽ chỉ được hưởng theo phương án đền bù của UBND quận đưa ra trước đó, khi đó giá sẽ thấp hơn nhiều so với giá mà chủ đầu tư đã đưa ra”.
Ông Lâm Quốc Hùng – Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm thì khẳng định: “Quyết định cưỡng chế thu hồi đất đã được tống đạt tới các chủ sử dụng đất. Theo đó, từ sau ngày 18-3-2011, nếu các hộ dân vẫn bất hợp tác, việc cưỡng chế thu hồi sẽ được thực hiện theo đúng quy định pháp luật”.
Theo ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường, về nguyên tắc, thu hồi đất phục vụ dự án nhằm mục đích kinh doanh thương mại phải thỏa thuận đền bù sát giá thị trường. Vấn đề là người dân phải chứng minh được giá thị trường là bao nhiêu.
Cũng đồng nhất với quan điểm trên, Luật sư Nguyễn Hồng Bách (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho rằng: Việc thu hồi đất phục vụ dự án nhằm mục đích kinh doanh thương mại phải thỏa thuận đền bù sát giá thị trường và người dân phải chứng minh được giá thị trường là bao nhiêu. Trung tâm thẩm định giá của Bộ Tài chính có thể thực hiện việc này song giá sau thẩm định không thể vượt quá 5-7 lần khung giá đất cao nhất của Nhà nước đã đưa ra.
Luật sư Trương Anh Tú – Trưởng Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) nhấn mạnh, xét về mặt tâm lý, thì sự đòi hỏi của những hộ dân nêu trên là có thể hiểu được. Nhưng về mặt pháp lý, mặc dù đây là một dự án “mang tính thương mại” nhưng nó đã được sự phê duyệt, cấp phép của chính quyền và trở thành một dự án trọng điểm của quận Hoàn Kiếm thì không còn là “việc riêng”, tự thỏa thuận của doanh nghiệp và người dân. Bởi lẽ, sự thành bại của dự án còn liên quan đến sự phát triển và quy hoạch phát triển chung của đô thị và chính quyền Thủ đô.
Theo Minh Anh (VTC News)
Đòi bồi thường 1 tỷ đồng cho 1m2 đất
Măc du đa đươc chu đâu tư tra tơi 500 triêu đông/m2, song môt sô hô dân vân không chiu va đoi mưc gia bôi thương GPMB phai la 1 ty đông/m2. Sư vô ly nay đa xay ra tai môt trong nhưng dư an năm trên "đât vang" cua Ha Nôi.
Năm 2004, thanh phô Ha Nôi co quyêt đinh thu hôi khu đât hơn 4000 m2 tai sô 22 - 24 Hang Bai va sô 25 - 27 phô Hai Ba Trưng giao cho Công ty Kinh doanh Xây dưng nha (nay la Công ty cô phân Thơi đai mơi T&T) lam chu đâu tư dư an xây dưng Trung tâm thương mai văn phong va nha ơ tai đinh cư tai chô.
Trong sô hơn 4000 m2 trên, chi co gân 300 m2 thuôc 17 chu sư dung đât (bao gôm cac hô gia đinh va 1 tô chưc) đang sinh sông, kinh doanh cân phai giai toa, hô trơ bôi thương tai đinh cư.
Tuy nhiên, đên nay dư an vân chưa đươc triên khai do vương khâu giai phong măt băng (GPMB), ma cu thê la chu sơ hưu đoi boi thương hô trơ qua cao.
1m2 đât đoi bôi thương... 1 ty đông!
Đê tao điêu kiên thuân lơi cho viêc GPMB, chu đâu tư đa căn cư vao gia thi trương đê đưa ra mưc gia bôi thương hô trơ cho ngươi dân. Cu thê la diên tich tâng 1 (thông tâng) la 500 triêu đông/m2, đât tâng 1 không co noc la 300 triêu đông/m2 va tâng 2 la 200 triêu đông/m2. Đây la gia đa đươc tham khao đôi vơi cac khu vưc xung quanh dư an.
Vơi mưc bôi thương như trên, tinh đên thơi điêm nay, đa co 14/17 chu sư dung đât chon phương an bôi thương hô trơ tai đinh cư băng tiên va ban giao măt băng cho chu đâu tư, con 3 hô dân không đông y.
Trong văn ban gưi UBND quân Hoan Kiêm va Hôi đông bôi thương hô trơ tai đinh cư ngay 11/10/2010, chu đâu tư cho biêt, cac hô dân đa đưa ra mưc gia đoi bôi thương lên tơi 1 ty đông/m2. Va tât nhiên, vơi môt mưc gia trên trơi như vây thi chu đâu tư không thê đông y.
Tai cuôc hop sang ngay 25/11, ông Lâm Quôc Hung, Pho Chu tich UBND quân Hoan Kiêm khăng đinh: "Măc du phương an bôi thương hô trơ tai đinh cư cua chinh quyên quân cung như hô trơ riêng cua chu đâu tư đa vân dung tôi đa cac quy đinh cua Nha nươc, xây dưng phương an thoa thuân chuyên nhương theo gia thi trương nhưng vân co 3 hô không co tinh thân hơp tac.
Nhưng yêu câu đoi hoi thai qua cua môt sô it hô dân đa gây kho khăn cho chu đâu tư cung như anh hương tơi kê hoach GPMB trên đia ban quân Hoan Kiêm".
Chinh vi vây, đê đam bao tinh nghiêm minh cua phap luât, lanh đao quân cho biêt se tiên hanh cac biên phap hanh chinh thu hôi đât theo kê hoach vơi thơi gian GPMB xong trươc ngay 15/1/2011.
Sư viêc trên la môt minh chưng ro net nhât cho viêc thoa thuân giưa chu đâu tư va ngươi dân bât thanh xuât phat tư nhưng đoi hoi phi ly cua ngươi dân. Theo y kiên cua môt sô chuyên gia, trong nhưng trương hơp như vây, co thê xem xet đên viêc ap dung chê tai, chăng han như "đanh năng" vao kinh tê, chi ap dung hô trơ bôi thương theo đung quy đinh ma thôi.
VGT(Theo Dân trí)
Hàng Khay Phố Hàng Khay dài 160 mét, đi từ ngã tư Hàng Bài - Tràng Tiền đến ngã tư Bà Triệu - Tràng Thi. Nguyên là đất của thôn Thi Vật, Tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương. Đầu thời Pháp thuộc được gọi là phố Thợ Khảm, phố Hàng Khay từ xưa bao gồm cả phố Tràng Tiền ngày nay. Hàng Khay là đất...