Hồi kết cho tranh cãi tại Prosimex?
Cho rằng Ban lãnh đạo CTCP Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Prosimex (Prosimex) có nhiều sai phạm, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp và cổ đông, nhóm cổ đông nắm giữ 9,6% vốn của Công ty đã đề nghị Ban lãnh đạo có trách nhiệm mua lại cổ phần của họ.
Lô đất gây tranh cãi diện tích 8.900 m2 tại Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội của Prosimex
Ngoài khoản nợ khó đòi lên tới 120 tỷ đồng do điều hành kinh doanh kém hiệu quả, tồn tại từ năm 2012 đến nay, nhóm cổ đông của Prosimex còn bức xúc về cách hành xử của Ban lãnh đạo Công ty liên quan đến việc khai thác hai lô đất mà Công ty trả tiền thuê đất hàng năm từ thời điểm trước cổ phần hóa.
Cụ thể, đó là lô đất và văn phòng làm việc có diện tích 8.900m2 tại địa chỉ 45/35 Khương Hạ, Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội (vốn là trụ sở chính của Công ty); lô đất 15.000m2 tại đường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng. Trong đó, lô đất tại Hà Nội đang được chuyển đổi mục đích sử dụng nhằm đầu tư xây dựng nhà chung cư, nhà liền kề và văn phòng cho thuê.
Theo phản ánh của đại diện nhóm cổ đông, năm 2014, Prosimex không tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thường niên mà chỉ thông qua bằng hình thức văn bản. Theo đó, Ban lãnh đạo Công ty chỉ trình chủ trương xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất liên doanh liên kết để xây dựng tòa nhà văn phòng cho thuê và xây căn hộ để bán mà không cung cấp cho cổ đông các thông tin chi tiết về dự án đầu tư.
Phủ nhận những phản ánh này, ông Đoàn Thanh Bình, Phó giám đốc Prosimex cho biết, cuộc họp Đại hội cổ đông thường niên 2014 của Công ty đã được tổ chức ngày 24/5/2014 tại khách sạn Công đoàn (Hà Nội) với sự tham dự của 61 cổ đông và người đại diện được ủy quyền, chiếm 94,64% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của Công ty.
Đại diện của Prosimex đã cung cấp Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thông qua việc lựa chọn đối tác chiến lược là CTCP Đầu tư thiết kế và xây dựng Việt Nam (Videc) vốn điều lệ 100 tỷ đồng (chi tiết năng lực, nội dung hợp tác tại tờ trình số 29/2014/TT-HĐQT ngày 12/5/2014 đính kèm)”.
Trong tờ trình trên, HĐQT Prosimex có nêu thông tin chi tiết về dự án chuyển đổi đất tại Thanh Xuân, phương án góp vốn và phân chia lợi nhuận. Cụ thể, Prosimex được nhận khoản lợi nhuận tối thiểu là 75 tỷ đồng và 500-1.000 m2 văn phòng. Videc ứng trước lợi nhuận trong năm 2014 thanh toán trả nợ cho ngân hàng để giải chấp tài sản đảm bảo, số tiền là 45 tỷ đồng, trả tiền thuê đất còn nợ từ năm 2011 – 2014 số tiền 7 tỷ đồng, chi phí thuê văn phòng, hỗ trợ người lao động sau khi cơ cấu lại công ty số tiền 5 tỷ đồng (tổng cộng 57 tỷ đồng)…
Video đang HOT
Về hình thức hợp tác, Videc là đại diện các bên trước pháp luật và giữ vai trò chủ đầu tư thực hiện dự án cụ thể.
Căn cứ vào nghị quyết ĐHCĐ này, HĐQT Prosimex sau đó đã ra nghị quyết ủy quyền cho Tổng giám đốc đàm phán triển khai ký kết hợp đồng liên kết đầu tư với Videc. Hiện hợp tác giữa hai bên đang thực hiện theo hình thức liên danh, Prosimex chưa chuyển nhượng dự án trên cho Videc.
Nhằm tìm ra một hướng xử lý cho những lùm xùm kéo dài bấy lâu nay, nhóm cổ đông trên đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi với ông Trần Quốc Phương, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Prosimex và đưa ra yêu cầu về việc Công ty mua lại cổ phần. Nhóm cổ đông yêu cầu công ty mua lại 163.991 cổ phần, với giá 80.000 đồng/cổ phiếu.
56,6% vốn nhà nước tại Prosimex đã được Bộ Công Thương chuyển giao về Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Năm 2013, SCIC đã thoái toàn bộ số cổ phần này cho các nhà đầu tư khác. Trong cơ cấu cổ đông của Prosimex hiện nay có 4 cá nhân sở hữu trên 80% cổ phần của Công ty, trong đó có Chủ tịch Công ty Lữ Văn Sơn và Tổng giám đốc Trần Quốc Phương.
Đỗ Mến – Thủy Nguyễn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Vắng người làm chứng, hoãn xử phúc thẩm vụ dùng nhục hình ở Sóc Trăng
Nhận thấy việc vắng mặt 2 người làm chứng sẽ ảnh hưởng đến tính khách quan trong quá trình xét xử nên các luật sư đã đề nghị hoãn phiên tòa và đã được HĐXX cấp phúc thẩm chấp nhận.
Sáng nay, 17-5, tại TAND tỉnh Sóc Trăng, TAND Cấp cao tại TP HCM đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án "Dùng nhục hình" khiến 7 thanh niên ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng bị oan sai trong vụ án tài xế xe ôm Lý Văn Dũng bị sát hại.
2 bị cáo trong vụ án "Dùng nhục hình" tiếp tục bị đưa ra xét xử phúc thẩm là Nguyễn Hoàng Quân (SN 1977) và Triệu Tuấn Hưng (SN 1981), nguyên điều tra viên, nguyên đội trưởng và đội phó Đội Hướng dẫn, điều tra án xâm phạm nhân thân của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng.
Có khoảng 10 luật sư tham gia bào chữa cho 2 bị cáo. Trong đó, bị cáo Quân có 2 luật sư tham gia bào chữa miễn phí. Ở phiên tòa sơ thẩm, Quân tự mình bào chữa mà không cần đến luật sư.
Nguyễn Hoàng Quân (trái) và Triệu Tuấn Hưng (phải) tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Công Tuấn
Theo bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Sóc Trăng, trong quá trình điều tra vụ án giết người xảy ra ngày 6-7-2013 tại ấp Lâm Dồ, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề, bị cáo Quân là thành viên ban chuyên án và là điều tra viên thụ lý vụ án. Bị cáo Hưng được huy động tham gia ban chuyên án. Cả 2 đã có hành vi dùng nhục hình để ép buộc 3 thanh niên phải khai nhận có tham gia giết ông Lý Văn Dũng.
Theo đó, khoảng 22 giờ ngày 13-7-2013, tại phòng làm việc ở tầng 2 của Phòng CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh Sóc Trăng, Hưng đã dùng khóa số 8 treo một tay anh Trần Văn Đỡ vào khung cửa sổ, chỉ để 2 đầu ngón chân chạm sàn nhà. Sau đó, Hưng dùng tay đánh, dùng đầu gối thúc vào bụng để ép buộc anh Đỡ phải khai nhận có tham gia giết ông Dũng. Đến khoảng 23 giờ cùng ngày, Quân vào phòng, tiếp tục treo tay còn lại của anh Đỡ lên khung cửa sổ và dùng chân, tay đấm, đá ép anh Đỡ nhận tội.
Chiều hôm sau, Hưng được Quân phân công làm việc với anh Thạch Sô Phách. Trong lúc làm việc, Hưng cũng thực hiện hành vi dùng nhục hình anh Phách như đã làm đối với anh Đỡ trước đó. Ngoài ra, Hưng còn dùng dùi cui cao su đánh mạnh nhiều cái vào chân, tay anh Phách để ép anh nhận tội có tham gia giết ông Dũng.
Cùng thời gian này, khi làm việc với anh Khâu Sóc, Quân đã túm tóc, đập đầu anh Sóc vào tường, dùng tay không tát nhiều cái vào mặt, dùng dùi cui cao su đánh nhiều cái vào lưng để ép anh Sóc khai nhận có tham gia giết ông Dũng.
Bị hại Khâu Sóc (trái) và Sô Phách (phải) tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: Công Tuấn
Ngày 20-7-2013, khi anh Phách được trích xuất từ trại tạm giam về PC45 Công an tỉnh Sóc Trăng, Hưng một lần nữa dùng nhục hình như cũ để buộc anh Phách nhận tội. Do không chịu được đau đớn, anh Phách đành phải khai nhận có tham gia giết ông Dũng.
Qua điều tra, Quân chỉ thừa nhận có đánh anh Sóc một cái, còn Hưng không thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Bản án sơ thẩm nhận định, mặc dù Quân và Hưng không thừa nhận hành vi phạm tội nhưng căn cứ lời khai của anh Đỡ, anh Phách và anh Sóc về việc Quân và Hưng đánh, ép phải khai có tham gia giết người và lời khai của các nhân chứng Nguyễn Văn Lượng, Hồ Trung Hiếu (cán bộ công an được phân công canh giữ anh Đỡ)... nên có đủ cơ sở kết luận hành vi dùng nhục hình của Quân và Hưng.
Do có nhiều luật sư tham gia bào chữa nên HĐXX phải bố trí một số luật sư ngồi phía dưới hàng ghế người theo dõi phiên tòa. Ảnh: Công Tuấn
Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 7-10- 2015, TAND tỉnh Sóc Trăng đã tuyên phạt bị cáo Quân 1 năm 6 tháng tù và bị cáo Hưng 2 năm tù, cùng về tội "Dùng nhục hình". Riêng bị cáo Phạm Văn Núi (SN 1958, nguyên kiểm sát viên của VKSND tỉnh Sóc Trăng) bị tuyên 1 năm cải tạo không giam giữ về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Sau khi nhận bản án sơ thẩm, cả 2 bị cáo Quân và Hưng đều kháng cáo kêu oan. Bị cáo Quân cho rằng việc để xảy ra oan sai đối với 7 thanh niên trong vụ án tài xế xe ôm Lý Văn Dũng bị sát hại là trách nhiệm tập thể của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng chứ không phải trách nhiệm cá nhân Quân. Hơn nữa, Quân cho rằng mình chỉ tát một cái vào mặt anh Khâu Sóc do nghĩ người này bất hợp tác trong quá trình điều tra nhưng lại bị truy tố tội "Dùng nhục hình".
Đối với bị cáo Hưng, trong đơn kháng cáo vẫn tiếp tục kêu oan vì cho rằng hồ sơ vụ án thể hiện việc Hưng không được phân công điều tra vụ án ông Dũng bị giết nên không có lý do gì dùng nhục hình đối với anh Đỡ và anh Phách. Riêng bị cáo Núi không kháng cáo.
Ngày 25-3 vừa qua, Quân đã được tại ngoại vì thời gian tạm giam bằng mức án mà tòa cấp sơ thẩm đã tuyên.
Kết thúc phần thủ tục khai mạc phiên tòa, nhận thấy việc vắng mặt 2 người làm chứng là Hiếu và Lượng sẽ ảnh hưởng đến tính khách quan trong quá trình xét xử nên các luật sư đã đề nghị hoãn phiên tòa và đã được HĐXX cấp phúc thẩm chấp nhận.
Công Tuấn
Theo_Người lao động
Tòa bác yêu cầu thi hành án do trọng tài phán quyết đơn phương Hội đồng xét đơn nhận định, phán quyết buộc CTCP Sản xuất thương mại P.P phải thanh toán số tiền 32.489 USD cho Công ty TNHH Balance Industry (Hàn Quốc) là vi phạm quy tắc của SIAC và pháp luật Việt Nam. Tòa án nhân dân TP. Hà Nội vừa mở phiên họp xét đơn yêu cầu công nhận cho thi hành tại...