Hồi hộp chờ kịch mùa Tết
Kịch mục phong phú nhưng hiếm có vở diễn đủ chất lượng làm nên dấu ấn.
Còn một tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Bính Thân, thời gian duyệt phúc khảo kịch mục mới cũng đã khép lại để các sàn diễn tạm nghỉ xả hơi chờ vào “vụ mùa”, bắt đầu từ mùng 1 Tết. Nếu những năm trước, kịch đề tài kinh dị, ma dễ câu khách được các sân khấu khai thác triệt để thì mùa kịch Tết 2016, đề tài phong phú, đa dạng từ hài, tâm lý xã hội, giới tính, nhạc kịch… Tuy nhiên, sự thay đổi này vẫn làm nhiều nhà tổ chức chưa an tâm bởi lượng vé bán chậm hơn mọi năm khi 2/3 kịch mục đều là vở cũ diễn lại.
Lượng sức mình
Năm nay, các sân khấu kịch lớn nhỏ của TP HCM đều rơi vào tình trạng khan hiếm kịch bản. Vì vậy, việc lựa chọn cho sàn diễn mình những “món” ngon, lạ trong thực đơn ngày Tết nhằm kéo khán giả đến từng phòng vé đang là việc khó của các “bầu” sân khấu.
Cảnh trong vở “Gia đình bá đạo” (Kịch Phú Nhuận).
NSND Hồng Vân đầu tư cho sàn diễn Super Bowl và Phú Nhuận một cách thận trọng. Những mùa Tết trước, bà nghiêng về các vở kịch đề tài ma, kinh dị thì năm nay đã thay đổi chiến lược. Trong số các vở hài ra quân mùa Tết như: Gia đình bá đạo, Tiệm tóc âm dương, Ác nghiệt và phần 2 vởXóm trọ 3D, Một cha ba mẹ, bà cho chen vào Người vợ ma và Quả tim máu. “Tôi biết đó là 2 vở ăn khách, tuy cũ nhưng chắc chắn sẽ bảo đảm doanh thu. Phải lượng sức mình vì mùa Tết năm nay nghỉ dài đến mùng 8, khán giả đi chơi xa nhiều, đến ngày về là đã vào cơ quan làm việc, do vậy phải hết sức cẩn thận khi đầu tư kịch Tết” – NSND Hồng Vân cho biết.
Sân khấu Hoàng Thái Thanh vẫn giữ vững lập trường dựng mới các kịch bản nổi tiếng một thời. Nếu năm ngoái sân khấu này dựng mới thành công vở Nửa đời hương phấn (đoạt Giải Mai Vàng lần thứ 21 Vở diễn sân khấu được yêu thích nhất) thì năm nay, 2 vở Lan và Điệp và Mình có quen nhau không? (tức “Đứa con tiền kiếp” của tác giả Phùng Cao Bảng) được sân khấu Hoàng Thái Thanh làm mới với nhiều yếu tố hấp dẫn. Đạo diễn Thành Hội chia sẻ: “Làm mới một tác phẩm đã in sâu vào lòng khán giả nhiều thập niên và phản biện lại nguyên tác, mở ra một hướng mới cho số phận nhân vật Lan, sàn diễn của chúng tôi đang đối mặt nhiều thách thức. Tuy nhiên, cảm xúc từ khán giả sẽ là thước đo cho sự thành công của chúng tôi khi quyết định tái dựng kịch bản Lan và Điệp. Tết kéo dài khoảng hơn một tuần nên chúng tôi vẫn giữ phong cách của Hoàng Thái Thanh”.
Kịch IDECAF vẫn với các vở: Thú yêu thương, Phép lạ, Tấm Cám, Vẻ đẹp hoàn hảo. Trong số đó, phiên bản mới của Tấm Cám từng đem về doanh thu cao cho chuỗi chương trình Ngày xửa ngày xưa đã được tái dựng.
Video đang HOT
Cảnh trong vở Thú yêu thương (Kịch IDECAF).
Kịch Sài Gòn không chịu thua các sân khấu khác, vẫn có 4 vở kịch ma, cạnh tranh tại rạp Đại Đồng. “Tuy vậy, vẫn cần phải thận trọng trong chọn kịch bản và chăm chút vở diễn” – ông bầu Mạnh Tràng nói. Nhà hát Kịch TP HCM năm nay “canh tác” 2 vở: Yêu nhầm hoa hậu và Cô gái triệu đô. Sân khấu Sao Minh Béo với các vở: Tình ảo, Cưới vợ cho chồng, Hồn ma phá án… và 2 vở cho thiếu nhi: Cậu bé rừng xanh, Nữ thần mặt trăng. Kịch Sen Việt, ngoài vở cũ Đại Hỷ còn có thêm vở mới là Thần tài…
Chạy đua với thời gian
Phải nhìn nhận là căn bệnh tập kịch Tết cập rập như mọi năm vẫn chưa trị dứt. Game show, truyền hình thực tế gom hầu hết các nghệ sĩ hài, kịch nói, cải lương. Nghệ sĩ chạy sô tốc lực với phim điện ảnh, truyền hình, game show… đã khiến chất lượng các vở kịch bị kéo xuống. NSND – đạo diễn Trần Ngọc Giàu, đại diện Hội đồng Nghệ thuật Sở Văn hóa – Thể thao TP HCM, nói: “Mấy tuần qua, chúng tôi xem phúc khảo các vở kịch Tết, hiếm hoi mới có được vài vở đạt chất lượng. Cách diễn chưa có chiều sâu là hậu quả tất yếu của việc tập vội. Tuổi thọ của vở diễn Tết khó sống đến hết tháng giêng”.
“Đề tài cứ quanh quẩn chuyện đồng tính, kinh dị, hài hước ngẫu hứng, hết ma rồi quỷ, giả gái… tràn ngập kịch Tết, khó mà dự đoán thị hiếu khán giả hôm nay thế nào, đón nhận ra sao”- đạo diễn – NSƯT Trần Minh Ngọc nói.
Cảnh trong vở Xóm trọ 3 D (Kịch Phú Nhuận) .
Quả thật guồng quay truyền hình, game show đã kéo nhiều sân khấu vào tình huống dở khóc dở cười. Tìm được kịch bản diễn Tết lại thiếu diễn viên, hiếm có buổi tập đầy đủ mọi người. NSND Hồng Vân nói: “Giải pháp của sân khấu chúng tôi là để các em diễn viên trẻ tập thế cho các anh chị nghệ sĩ có quá nhiều việc, đây cũng là cách để các em học tập, sau đó khi các anh chị quay về, xem vở diễn đã được hình thành, tự “đắp da thêm thịt” vào vai diễn. Làm như thế mới kịp tiến độ”.
Đạo diễn Lê Nguyên Đạt than: “Thật khó sáng tạo hay hơn khi phải tập kịch trong tâm thế đạo diễn sẽ thế một số diễn viên khi họ chưa thể rời sàn quay. Yếu tố ngôi sao quan trọng lắm! Có tên ngôi sao mới bán được nhiều vé, do đó phải chạy đua với thời gian nhưng lực bất tòng tâm. Chất lượng là điều đáng lo bởi phải có sự phối hợp thì diễn viên diễn mới hay”.
Tránh rơi vào tình trạng ngồi chờ ngôi sao, nhiều sân khấu chọn phương án đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhưng để họ vụt sáng thành sao thì phải có thời gian. Khó khăn chung của các sân khấu kịch TP HCM chính là sự dễ dãi, tự thỏa mãn với cái đang có của nhà tổ chức, không có mục tiêu phát triển có tính chiến lược. Hài kịch, tâm lý hay nhạc kịch sẽ “lên ngôi” trong mùa Tết vẫn phải trông chờ vào sự ăn may khán giả.
Theo Thanh Hiệp/NgườiLaoĐộng
Sân khấu miền Bắc chuộng xuất ngoại dịp cận Tết
Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Kịch Việt Nam đều có đoàn lưu diễn nước ngoài trong thời gian từ nay đến trước Tết Nguyên đán.
Không chỉ sân khấu miền Nam mà sân khấu miền Bắc cũng bắt đầu đẩy mạnh lưu diễn trong những năm gần đây. Thị trường khán giả hải ngoại luôn được đánh giá là tiềm năng đối với sân khấu Việt mặc dù các nhà hát, đoàn kịch gặp không ít khó khăn trong quá trình xây dựng thương hiệu tại nước ngoài. Trong khi các đơn vị kịch tư nhân ở miền Nam chủ yếu hướng đến thị trường khán giả Việt kiều ở Mỹ thì các nhà hát miền Bắc lại nhằm vào thị trường Đông Âu và Châu Á.
Nhà hát Tuổi trẻ là đơn vị dẫn đầu trong việc chủ động hợp tác với các nhà hát nước ngoài. Ngay dịp cận Tết, Nhà hát Tuổi trẻ có đến 3 đoàn cùng nhau xuất ngoại. Đoàn thứ nhất với mục đích giao lưu văn hóa và phục vụ cộng đồng người Việt Nam xa Tổ quốc theo kế hoạch của Bộ Ngoại giao, Nhà hát Tuổi trẻ cử một đoàn nghệ thuật tổng hợp sang lưu diễn tại các nước Đông Âu (Cộng hòa Liên bang Đức, Ba Lan, Rumani,..).
NSƯT Minh Hằng lỡ hẹn Táo quân vì tham gia lưu diễn tại Đông Âu từ ngày 19 - 29/1.
Đoàn nghệ thuật gồm tất cả 15 nghệ sĩ, trong đó có nhiều gương mặt nổi tiếng, được đông đảo Kiều bào mến mộ như NSƯT Minh Hằng, NSƯT Ngọc Huyền, NSƯT Ngọc Ánh và một số diễn viên trẻ, từng ghi dấu ấn qua các vai diễn truyền hình như Thu Quỳnh, Chí Huy, Quỳnh Dương, Thanh Tú. Ngoài các tiết mục ca nhạc ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước thì Đoàn lưu diễn của Nhà hát Tuổi trẻ sẽ mang ít nhất 4 tiểu phẩm hài kịch sang châu Âu là Thơ tình lính đảo, Ô-sin xuất ngoại, Tỏ tình và Ghen xuôi.
Người chịu trách nhiệm chính trong việc biên tập và dàn dựng chương trình trước khi xuất ngoại là NSƯT Trọng Thủy và NSƯT Chí Trung. Chí Trung không tham gia bất cứ đoàn lưu diễn nào vì bận tham gia Táo quân nhưng nam nghệ sĩ chia sẻ "Xuân yêu thương sẽ là món quà mừng Xuân 2016 hấp dẫn và đầy ý nghĩa để dành tặng cho đồng bào Việt Nam ở nước ngoài". Khác với NSƯT Chí Trung, Minh Hằng lỡ hẹn Táo quân năm nay vì đoàn lưu diễn công tác 10 ngày, từ ngày 19 - 29/1, trùng với lịch tập luyện Táo quân.
Thơ tình lính đảo với diễn xuất của NSƯT Ngọc Huyền là một trong những vở kịch trong chương trình "Xuân yêu thương" lần này.
Ngoài "Xuân yêu thương" - đoàn lưu diễn có số lượng nghệ sĩ tham gia đông đảo nhất, Nhà hát Tuổi trẻ còn có 2 đoàn cũng xuất ngoại đầu năm 2016 là Đoàn kịch 1 do đạo diễn Bùi Như Lai dẫn đầu sang Lào và đoàn công tác do NSND Lê Khanh chịu trách nhiệm chính sang Nhật Bản. Đoàn kịch 1 mang hai tác phẩm kịch không lời là Giấc mơ hạnh phúc và Lá rụng để tham dự chương trình "Liên hoan Nghệ thuật biểu diễn Vientiane" tại Lào.
Đoàn lưu diễn bên Nhật Bản, ngoài Lê Khanh còn có sự tham gia của các nghệ sĩ trẻ, kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, họa sĩ của Nhà hát Tuổi trẻ . Đoàn có nhiệm vụ giao lưu, học hỏi với Nhật Bản để tìm hướng đổi mới sân khấu nước nhà. Cả hai đoàn đều xuất ngoại vào cuối tháng 1 và kết thúc vào khoảng đầu tháng.
Nhà hát Kịch Việt Nam - nơi được cho là "anh cả đỏ" của làng sân khấu cũng "mang chuông đi đánh xứ người" trong dịp cận Tết Nguyên đán. Vở kịch Con gà trống được báo cáo và tổng duyệt tại Việt Nam nhưng sẽ được công diễn tại Singapore và sau đó là Nhật Bản. Đây là một tác phẩm dành cho thiếu nhi, tác giả kịch bản là một nhà viết kịch Singapore - Chua Soo Pong. Đạo diễn Chua Soo Pong là người gắn bó mật thiết với kịch Việt Nam, ông từng dựng vở Đám cưới con gái chuột của Nhà hát Kịch Việt Nam để tham gia chương trình Liên hoan nghệ thuật tại Malaysia vào tháng 8/2015.
Năm vừa qua, Nhà hát Kịch Việt Nam xuất ngoại thành công vở kịch thiếu nhi Đám cưới con gái chuột.
Với Con gà trống, người chịu trách nhiệm trong việc dàn dựng là NSND Lệ Ngọc. NSND Anh Tú - Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam đóng vai trò chỉ đạo nghệ thuật toàn bộ vở diễn. Sau đêm tổng duyệt, Con gà trốngnhận được nhiều khen ngợi từ hội đồng nghệ thuật cũng như các bậc phụ huynh. Vở diễn hứa hẹn gặt hái được nhiều thành công ở nước bạn.
Sở dĩ các nhà hát miền Bắc đẩy mạnh xuất ngoại kịch trong dịp cận Tết vì nắm rõ nhu cầu thị trường khán giả hải ngoại, đặc biệt là khán giả châu Á và Đông Âu. Nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của Việt kiều xa Tổ quốc và người dân châu Á trong dịp Tết cổ truyền thường cao hơn bình thường, ra mắt kịch tại hải ngoại trong thời điểm này được cho là lựa chọn an toàn vì nhìn chung các nhà hát vẫn chưa có chiến lược bài bản để xâm nhập thị trường hải ngoại.
Theo Zing
Đạo diễn Đức đưa 'Ông lão đánh cá' lên sân khấu kịch Hà Nội Vở diễn "Ông lão đánh cá và con cá vàng" của đạo diễn người Đức Dominik Gunther thu hút sự chú ý của khán giả thủ đô. Ông lão đánh cá và con cá vàng là vở kịch do đạo diễn Dominik Gunther thực hiện dựa trên kịch bản sân khấu của Einar Schleef vốn được chuyển thể từ truyện cổ tích cùng...