Hội hoa đăng trên bến Ninh Kiều
Ngày hội du lịch với chủ đề “Hội tụ và Tỏa sáng” sẽ diễn ra từ 27 đến 29/11 tại Bến Ninh Kiều – cầu đi bộ – rạch Khai Luông (đường Hai Bà Trưng, phường Tân An).
Sự kiện bao gồm nhiều hoạt động như: hội thi hoa đăng – mô hình, lễ hội ánh sáng, thả hoa đăng trên sông, các gian hàng quảng bá và xúc tiến du lịch, gian hàng ẩm thực Nam Bộ, trưng bày bộ ảnh ASEAN, trò chơi dân gian, âm nhạc đường phố, biểu diễn đờn ca tài tử, gian hàng trải nghiệm và trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Đây là hoạt động thường niên nằm trong chiến dịch quảng bá du lịch Cần Thơ.
Ngày hội Hoa Đăng năm 2019. Ảnh: Ái Lam
Video đang HOT
Một trong những điểm mới của ngày hội năm nay là lễ hội ánh sáng chủ đề “Đêm Tây Đô huyền ảo”. Đây là sự kiện lần đầu được tổ chức tại Cần Thơ và ĐBSCL, kể chuyện bằng công nghệ hiện đại, kết hợp âm thanh, ánh sáng, trình chiếu màn hình nước, màn hình led và công nghệ laser, chiếu hình mapping.
Lễ hội ánh sáng gồm 3 phần chính: Huyền thoại đất thiêng, Hương sắc Tây Đô, Hội tụ và Tỏa sáng. Trong đó, Huyền thoại đất thiêng chuyển tải những câu chuyện thần thoại, dân gian về cội nguồn dân tộc; Hương sắc Tây Đô ngợi ca vẻ đẹp và bản sắc văn hóa của người Cần Thơ; Hội tụ và Tỏa sáng khắc họa nét đẹp năng động, hiện đại của một đô thị không ngừng phát triển.
Ngoài hiệu ứng ánh sáng và hình ảnh, chương trình còn lồng ghép nhiều ca khúc như: “Cội nguồn”, “Đất mẹ chín rồng”, “Đất phương Nam”, “Đêm Ninh Kiều”, “Ninh Kiều nơi tình yêu thăng hoa”… Sân khấu chính của lễ hội tại bờ kè rạch Khai Luông, du khách có thể thưởng lãm trực tiếp toàn cảnh lễ hội từ cầu đi bộ. Hoạt động này sẽ diễn ra vào 20h-21h ngày 27 và 28/11.
Bên cạnh đó, cầu đi bộ sẽ được trang trí lại với hệ thống đèn led hiện đại. Dưới rạch Khai Luông sẽ có thêm tiểu cảnh vườn sen với khoảng 200 loại hoa, cùng xuồng ghe tái hiện cảnh sắc sinh hoạt trên sông, hay các tiểu cảnh phục vụ nhu cầu chụp ảnh check-in của du khách. Dịp này, chính quyền địa phương cũng cho phép gắn lại khóa tình yêu trên cầu đi bộ.
Kinh phí tổ chức chính của ngày hội từ nguồn xã hội hóa.
Khám phá nét đẹp bản Vàng Pheo
Nằm cách trung tâm Tp. Lai Châu khoảng 30km, bản Vàng Pheo thuộc xã Mường So, huyện Phong Thổ được biết đến với tên gọi "Thung lũng mỹ nhân". Vàng Pheo là một trong những bản cổ của người Thái trắng, nơi không chỉ đẹp về cảnh sắc thiên nhiên mà còn mang nhiều nét văn hóa đặc sắc.
Ẩn mình dưới chân núi Phu Nhọ Khọ, xung quanh bản Vàng Pheo là một khung cảnh núi non hùng vĩ, một màu xanh của núi rừng bao phủ. Nơi đây là khu vực sinh sống của hơn 400 nhân khẩu, 100% đồng bào là người dân tộc Thái trắng. Đến với bản, du khách như được hòa mình vào thiên nhiên, được thư giãn bên những dòng nước suối mát lạnh, nghe tiếng chim hót và tiếng xào xạc của cây rừng. Bản Vàng Pheo còn được coi như một thủ phủ người đẹp của Mường So, nơi "ra ngõ gặp mỹ nhân". Câu chuyện về nàng Han được đồng bào người Thái kể mãi từ đời này sang đời khác. Bản Vàng Pheo chính là nơi nàng được sinh ra, lớn lên cùng với các trò chơi và công việc nương rẫy hằng ngày.
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Lai Châu Trần Đức Long cho biết, văn hóa của người Thái trắng ở bản Vàng Pheo vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn từ những ngôi nhà sàn truyền thống đến những bộ váy của người phụ nữ được thiết kế cầu kỳ, váy khâu liền màu đen tuyền, dài chấm mắt cá chân, áo cóm chấm đến hết thắt lưng, cổ liền... Lễ hội văn hóa của người Thái ở Vàng Pheo là một trong những nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng được đông đảo người dân và du khách quan tâm. Mỗi một lễ hội là một bức tranh miêu tả đời sống xã hội, mang những nét đặc trưng truyền thống của đồng bào Thái xứ Mường So, tiêu biểu như lễ hội Nàng Han (rằm tháng 2 âm lịch), Then Kin Pang (mùng 10/3 âm lịch), Kin Lẩu Khẩu Mẩu (rằm tháng 9 âm lịch)... Trong các lễ hội, ngoài các nghi thức lễ thông thường còn diễn ra nhiều trò chơi dân gian mang đậm bản sắc của người dân như ném còn, đẩy gậy... Văn hoá tinh thần của người Thái cũng rất giàu có với các loại nhạc cụ như cây đàn tính, những bài hát, điệu múa khăn, múa xoè đặc sắc và những truyện thơ cổ giàu tính nhân văn như Xống chụ xon xao, kho tàng ca dao, tục ngữ và các trò chơi dân gian, vẻ đẹp trong nếp sống và cách ứng xử trong gia đình, trong cộng đồng, với thiên nhiên và nhiều lễ hội truyền thống mang màu sắc tộc người và thấm đậm chất dân gian. Đến với bản Vàng Pheo, du khách còn được thưởng thức những món ăn mang đậm bản sắc người Thái như sâu đá, rêu đá, cá bống vùi tro, cá suối nướng, măng đắng, măng ngọt, thịt trâu sấy, thịt lợn hấp, canh rau đắng...
Phụ nữ Thái trắng bên cầu thang nhà sàn
Với nét văn hóa đặc trưng của người Thái trắng, cùng với những giá trị truyền thống được bảo tồn, lưu giữ, bản Vàng Pheo được công nhận là bản văn hóa du lịch cấp tỉnh từ năm 2007. Cùng với nét đẹp về cảnh quan, sự chân tình, mến khách của người dân bản Vàng Pheo luôn là điểm thu hút đông du khách vào những ngày nghỉ cuối tuần, dịp Tết, lễ hội. Đến đây du khách có thể tham quan bản, nghỉ đêm tại nhà sàn của người Thái trắng, thưởng thức nét ẩm thực độc đáo và cùng trải nghiệm cuộc sống của người dân. Những du khách thích khám phá có thể đi tắm suối, tham quan hang động, thu vào ống kính những hình ảnh về một bản làng ở vùng đất Tây Bắc.
Cảnh sắc Hà Nội trong veo, đẹp nao lòng ngày se lạnh Khi những cơn gió heo may thổi về làm dịu mát đất trời, cũng là thời điểm chuyển mùa sang thu. Thiên nhiên khoe sắc trong muôn vàn hình thái, gam màu tạo nên một 'mùa thu Hà Nội' khó trộn lẫn. Buổi sáng đầu thu trong lành dịu mát khiến cho những buổi tập trở nên nhẹ nhàng, khoan khoái. Trời xanh,...