Hối hận vì lừa đảo, mắt bị cáo trở nên mù
Trong thời gian bị bắt giam vì hành vi lừa đảo mà mình gây ra cho người khác, thị giác của Cường đã yếu trở nên mù hẳn vì hối hận và đau buồn.
Phạm Quốc Cường (34 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TPHCM) là kẻ lười lao động nhưng giỏi nói phét. Nhận thấy nhiều người có nhu cầu đi lao động nước ngoài nên hắn nảy sinh ý định lừa đảo để lấy tiền tiêu xài. Đi đâu, Cường cũng lu loa rằng hắn có người mợ ở bên Úc. Người mợ giàu có khi đang sở hữu một siêu thị và trang trại nho. Hiện mợ Cường đang rất cần lao động siêng năng chăm chỉ từ Việt Nam sang giúp việc.
Những ai quan tâm, Cường sẵn sàng đứng ra giúp. Cụ thể, những lao động này sang Úc dưới hình thức du lịch với thời gian từ 3 đến 6 tháng. Khi sang nước sở tại, nếu đi hái nho thì sẽ làm trong vòng 3 tháng, tiền công mỗi ngày lao động là 100USD. Người nào muốn đi phải đóng lệ phí cho Cường gần 10 triệu đồng. Những ai muốn sang Úc bán hàng trong siêu thị cho mợ của Cường thì phải trả lệ phí là 500 USD. Qua Úc, bán hàng siêu thị sẽ lĩnh lương 1.800 USD/tháng, lương ngoài giờ là 9 USD/giờ.
Siêu lừa Phạm Quốc Cường
Để tạo sự tin tưởng của mọi người, Cường còn nhờ một văn phòng luật sư đứng ra đóng dấu pháp nhân vào “Biên bản nhận tiền” giữa Cường và khách hàng. Theo đó, mỗi biên nhận được đóng dấu, Cường trả cho văn phòng luật sư này 1 triệu đồng.
Bằng chiêu thức trên, trong một thời gian ngắn, Cường đã lừa đảo hơn 50 người và chiếm đoạt số tiền gần 1 tỷ đồng. Đóng tiền, ký biên bản nhưng chờ mãi không thấy đến ngày gọi đi xuất ngoại, nhiều nạn nhân mới biết mình bị lừa nên trình báo cơ quan công an.
Hành vi lừa đảo của Cường bị vạch trần. Trước khi vào tù, Cường có dấu hiệu thị giác yếu. Trong quá trình ở tù, vì quá đau buồn nên Cường đã bị mù hẳn. Ngày 20/12, TAND TPHCM đã tuyên phạt Phạm Quốc Cường 12 năm tù giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
Theo Dantri
Lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: Tăng quyền năng cho lao động nữ
Ngày 17.12, tại Hà Nội, Bộ LĐTBXH phối hợp với Cơ quan Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Hội thảo "Đối thoại chính sách về bảo vệ quyền lợi của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài" nhằm chia sẻ thông tin về tình hình nữ lao động (LĐ) VN, các chính sách pháp luật hiện hành đối với LĐ nữ đi làm việc tại nước ngoài.
Theo thống kê, từ năm 2006, mỗi năm có khoảng 70.000-80.000 LĐ VN đi làm việc tại nước ngoài. Hiện có khoảng 30-35% trong tổng số LĐ đi làm việc tại nước ngoài là nữ. Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù VN đã xây dựng Luật NLĐ VN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cũng như các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến LĐ VN đi làm việc ở nước ngoài đã khá đầy đủ, nhưng các văn bản pháp luật này chưa thể hiện được nguyên tắc bình đẳng giới. Để việc bảo vệ quyền lợi LĐ nữ đi làm việc ở nước ngoài được triển khai tốt, nhiều ý kiến cho rằng trong thời gian tới cần có chính sách cụ thể hơn đối với nữ giới để khi đi làm việc ở nước ngoài, họ thu được lợi ích tối đa. Việc sửa đổi Luật Người VN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng cần xem xét yếu tố nữ giới. Từ tháng 12.2009, Cục Quản lý lao động nước ngoài (Bộ LĐTBXH) đã phối hợp với UN Women thực hiện dự án "Tăng quyền năng cho phụ nữ VN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng". 3 năm qua, dự án đã thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao kiến thức về bình đẳng giới, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý những NLĐ đi làm việc tại nước ngoài. Trong đó tổ chức nghiên cứu tình hình LĐ nữ VN đi làm việc tại nước ngoài theo góc độ giới với mục đích tìm ra những khoảng trống, nhằm đề xuất các chính sách, khuyến nghị trong việc xây dựng và sửa đổi chính sách để bảo vệ quyền cho người phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài...
Theo laodong
Cha của sát thủ trường học Mỹ bị sốc Cha ruột của Adam Lanza, tay súng 20 tuổi gây nên cái chết của 26 người trong vụ xả súng trường học tồi tệ thứ hai trong lịch sử nước Mỹ, hôm qua bày tỏ sự đau buồn trước sự việc. Adam Lanza, nghi phạm xả súng, gây ra cái chết của 27 người, trong đó có 20 trẻ em, tại trường tiểu...