Hối hận vì lỡ “yêu” anh chàng họ Hứa
Khi đã dâng hiến cho anh ấy, cháu mới nhận ra anh chỉ là kẻ ba hoa, khoác lác.
Ngày đầu tiên gặp anh, cháu đã nghĩ mình gặp được một người giỏi giang hiếm có khó tìm. Anh hơn cháu 2 tuổi mà đã đứng lớp giảng về kỹ năng sống cho rất đông sinh viên, thậm chí có người còn nhiều tuổi hơn anh. Anh nói rằng một giờ giảng của anh được trả bằng tiền triệu (đồng). Lịch giảng bài của anh đã kín cả năm, mặc dù anh mới là sinh viên năm cuối.
Được nghe anh nói chuyện trên lớp, được nghe anh nói chuyện trong quán cà phê (anh đã chủ động mời cháu), người cháu như mụ đi. Một cô gái có chút nhan sắc đã bị anh hạ gục chỉ sau hai tuần quen nhau. Cháu cũng chẳng hiểu sao mình lại nhận lời yêu anh sớm đến thế. Nhưng thú thực với bác sỹ là ngay từ buổi đầu tiên gặp anh cháu đã ao ước được sở hữu anh cả tâm hồn và thể xác. Anh thao thao bất tuyệt cả về kiến thức tình yêu, tình dục… Cái gì anh nói cũng như đúng rồi. Rồi anh rủ cháu vào khách sạn, cháu đã không cưỡng lại được. Nhưng cháu đã hơi bất ngờ về “khả năng” của anh, không giống như anh từng nói. Nhưng ngay lúc đó cháu đã nghĩ “chuyện ấy” chỉ là chuyện nhỏ trong tình yêu lớn.
Anh hứa sẽ mua tặng cháu một chiếc xe tay ga đắt tiền nhất hiện nay từ thù lao giảng dạy kỹ năng sống của anh nhân dịp sinh nhật cháu. Nhưng cháu chờ mãi, đã qua sinh nhật của cháu gần nửa năm rồi mà vẫn chẳng thấy xe đâu. Anh hứa đưa cháu đi du lịch châu Âu, đi nghỉ vào những ngày cuối tuần… Nhưng cháu vẫn cứ phải chờ đợi. Yêu nhau, nhưng thật sự cháu cũng không biết chính xác thu nhập hằng tháng của anh là bao nhiêu. Anh vẫn giấu cháu rất nhiều chuyện và cháu cũng nghi ngờ anh nhiều thứ, nhưng hỏi thì anh cứ lảng sang chuyện khác.
Trên mạng internet anh có rất nhiều người hâm mộ. Nhưng cháu vào đọc facebook của anh thì mới sợ những gì anh viết. Đến bây giờ cháu có thể khẳng định là rất nhiều thông tin trên mạng là không chính xác. Bác sỹ có tin là bây giờ cháu vẫn chưa biết là anh đang thuê nhà hay đã mua được nhà rồi. Thế mà trên facebook anh nói mình có mấy biệt thự?
Nếu trình độ chém gió của đa số cao thủ ở Việt Nam chỉ ở trình độ “cử nhân” thì trình độ của anh phải là “thạc sỹ”. Cái anh đang có và những cái anh khoe khoang trên mạng đều khác xa nhau. Ấy thế mà nhiều người rất nổi và có uy tín trong xã hội cũng thường xuyên trao đổi thân tình với anh trên mạng, nhiều tờ báo viết về anh với những lời lẽ nghe phát ngượng. Anh được mời làm thành viên ban giám khảo nhiều cuộc thi, mời phát biểu tại nhiều hội thảo… Vụ nào anh “chém” cũng rất đẹp. Cháu bắt đầu thấy nghi ngờ về những người nổi tiếng trong danh sách bạn bè của anh trên mạng. Chẳng nhẽ họ cũng giống như anh? Mọi thứ trong xã hội cứ thật giả lẫn lộn trước mắt cháu bác sỹ ạ!
Bạn bè ai cũng nghĩ là cháu hạnh phúc vì đang được sở hữu “kim cương”. Nhưng thật sự là cháu đang nghĩ mình đã mua phải “vàng giả”. Khổ thay là cháu cũng đang cứ phải giả bộ là mình đang rất hạnh phúc trước người thân, bạn bè. Đã có lúc cháu nghĩ đến chuyện chia tay, nhưng thực sự là cháu thấy mình mất nhiều quá nếu làm điều ấy. Cháu cũng là một cô gái hơi khắt khe về chuyện trinh tiết. Cháu luôn nghĩ người đã làm “chuyện ấy” với cháu sẽ là chồng cháu. Nhất định phải là như thế!
Cháu đã nghĩ rằng, khi đã trao đời chon gái cho ai thì họ nhất định phải là chồng cháu (Ảnh minh họa)
Cháu thường xuyên đọc chuyên mục của bác sỹ và cũng biết nguyên tắc trả lời của bác sỹ là không bao giờ khuyên ai yêu hay không yêu, nhưng cháu rất mong nhận được những lời chia sẻ từ bác sỹ.
Cháu xin cảm ơn!
Video đang HOT
Theo M.Lệ (Sinh viên Việt Nam)
G iáo sư tâm lý, bác sỹ tâm thần Lương Cần Liêm trả lời:
Bán lúa giống mà không gieo mạ
M. Lệ thân!
Tôi chắc là cháu đã quyết định được một lối ra có “trật tự”. Cháu cũng đã nhận là mình bị lừa dù có cảnh giác, rồi bị lầm nhưng không có lỗi, bị người có ý làm mình lạc hướng, nhận định sai lầm… Do đó, với cháu, lầm lạc, lầm lỗi nhưng sẽ không lầm đường. Tôi tin như thế!
Tuy nhiên, chúng ra sẽ bàn một chút về “thạc sỹ” chém gió của cháu. Chân dung người cháu kể giống như một vị tướng “chém gió” về nhà rằng vừa đại thắng. Đây là một nhân cách “giả như thật, thật như giả” mà chính đương sự tin chắc là thật khi trình bày lời nói mình ra. Tức là khi “chém gió” để thuyết phục đối tác thì những lời đó cũng quy định tất cả tâm trí của người nói. Ở mức “đại chúng” thì hình thức này là mị dân.
“Bạn” này là tài tử xuất sắc nhưng… bình thường. Vì bình thường nên mình nghĩ là mình “nắm” vào tay mình được. Nếu “cậu” này vào thế giới kinh tế tài chính thì sẽ quyến rũ rất nhiều người mua cổ phiếu, bán lúa giống mà không gieo mạ.
Nói cách khác, lời nói của “Bạn” như thật nhưng không có bằng chứng. Do đó, “tâm lý của tin tức” là sự thật của tin khác với sự thật của bằng chứng. Trong một tin đồn, tin đồn có thật, có hiện diện nhưng không có bằng chứng là nội dung tin có thật. Tin đồn vẫn sống như một tin đồn. Do tâm lý đám đông nên tin đồn thường được dùng như là công cụ marketing hiệu quả.
Như thế, nhân cách “ giả như thật và thật như giả” của anh bạn này đã biến anh ta thành một tài tử điện ảnh marketing cho chính mình mà không có bằng chứng cụ thể nào, trừ tin đồn.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Thái Bình: Nhiều sai phạm ở Trường THPT Lê Quý Đôn
Không chỉ sai phạm trong vấn đề tiếp nhận HS chuyển trường mà hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (Thái Bình) còn cho giáo viên ghi điểm khống vào học bạ. Ngoài ra, tuy không trực tiếp giảng dạy nhưng nhiều năm nay vị hiệu trưởng này vẫn nhận phụ cấp đứng lớp.
Chuyển HS trường tư vào trường công
Theo tìm hiểu của chúng tôi, vào năm học 2009-2010, ông Nguyễn Bá Nam - hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, một trường công lập ở tỉnh Thái Bình, đồng ý tiếp nhận một số HS trường ngoài công lập chuyển đến. Việc chuyển trường này nổi cộm lên tên của 2 HS là em T.V.A và P.M.T. Em T.V.A học ở một trường tư thục ở Thái Bình thì P.M.T học ở một trường tư thục ở Hà Nội. Cả hai HS này đều có hộ khẩu thường trú ở thành phố Thái Bình. Cả 2 em HS này không thuộc hai trường hợp được phép chuyển từ trường tư vào trường công theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT về chuyển trường thì trình độ văn hóa học sinh (HS) đang học, đã học và kết quả học tập hợp lệ công nhận được theo học lớp nào, chương trình học nào, loại hình giáo dục đào tạo nào thì sẽ tiếp nhận vào học đúng theo lớp đó, chương trình học đó, loại hình giáo dục đào tạo đó. Nghĩa là HS đang học trường ngoài công lập không được phép chuyển vào hệ công lập.
Trường THPT Lê Quý Đôn (Thái Bình).
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng quy định rất rõ ràng chỉ có hai trường hợp chỉ được xem xét giải quyết chuyển trường từ trường THPT ngoài công lập sang trường THPT công lập. Cụ thể, trường hợp HS đang học tại trường THPT ngoài công lập phải chuyển nơi cư trú theo cha mẹ hoặc người giám hộ đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn mà ở đó không có trường THPT ngoài công lập thì Giám đốc Sở GD-ĐT nơi đến xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối vớic chuyển qua học trường THPT công lập.
Hoặc HS đang học tại trường THPT ngoài công lập thuộc loại trường có thi tuyển đầu vào phải chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ, mà ở đó không có trường THPT ngoài công lập có chất lượng tương đương thì giám đốc Sở GD-ĐT nơi đến xem xét, quyết dịnh từng trường hợp cụ thể đối vớic chuyển vào học trường THPT công lập.
Mặc dù được chuyển đến Trường THPT Lê Quý Đôn vào học kỳ 2 năm lớp 11 nhưng học bạ T.V.A lại ghi vào học từ
Điều đặc biệt, theo tài liệu chúng tôi thu thập được là sổ gọi tên và ghi điểm thì cả hai HS này chuyển đến từ học kỳ 2 lớp 11 năm học 2009-2010 nhưng Ban giám hiệu Trường THPT Lê Quý Đôn đã "phịa điểm" và "phù phép" thay lại học bạ để hợp thức hóa xác nhận 2 HS này nhập học tại trường từ năm lớp 10.
Gần đây nhất, năm học 2010-2011, HS lớp 11I T.T.A nghỉ học 75 buổi/năm nhưng Trường THPT Lê Quý Đôn vẫn cho phép thi và tổng kết bị đúp. Tuy nhiên sau đó nhà trường lại thay đổi học bạ để tạo cho kiện cho HS này chuyển về Trường THPT Chu Văn An (huyện Kiến Xương, Thái Bình). Trong khi đó, theo quy định của Bộ GD-ĐT, HS nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại) thì không được lên lớp.
Hiệu trưởng: Biết sai nhưng...vẫn làm
Để rộng đường cho dư luận đánh giá, chúng tôi đã có buổi làmc trực tiếp với với ông Nguyễn Bá Nam - hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn. Giải thích về các trường hợp HS chuyển đến sai quy định cũng nhưc phê duyệt cho HS bị đúp chuyển trường, ông hiệu trưởng đã đưa ra những lý do khá... "khôi hài".
Cụ thể, T.V.A là con của một người lao động tự do nhưng hoàn cảnh gia đình rất thương tâm thể hiện ở chỗ anh trai của em học ở trường THPT Nguyễn Trãi (huyện Vũ Thư) chẳng may bị chết đuối. Chính vì thế khi T.V.A ở trường khác hệ xin chuyển đến, thấy gia đình trình bày hoàn cảnh thương tâm nên nhà trường chấp nhận.
Còn P.M.T là con của một cựu HS của trường. Đối với côngc hoạt động ở trường thì cựu HS này rất nhiệt tình. Chính vì thế khi phụ huynh này nêu vấn đề thì nhà trường đã xem xét và đồng ý tiếp nhận.
Còn sở dĩ nhà trường đồng ý cho T.T.A chuyển trường là do em là cháu của một giáo viên (GV) trong trường, nguyên là chi ủy viên - Bí thư đoàn trường. Em T.T.A học hành không chăm chỉ nên khi nhận được lời đề nghị xin chuyển trường thì hiệu trưởng đã đồng ý. Trong quá trình kiểm soát có thể do hiệu trưởng sơ suất nên không phát hiện ra HS này đã nghỉ học...quá quy định.
"Khi giải quyết hai trường hợp HS nói trên xin chuyển đến, chúng tôi chỉ trao đổi trong Ban giám hiệu nhà trường là nên xem xét như thế nào, trong đó có lưu ý đến hoàn cảnh gia đình, sự đóng góp... Cũng phải nói thêm là theo quy định chung thì không được phép chuyển khác hệ, nhưng ở đây chúng tôi tiếp nhận vì những lý do trên" - ông Nguyễn Bá Nam giãi bày.
Khi được hỏi vềc T.V.A và P.M.T được chuyển đến vào học kỳ 2 lớp 11 nhưng học bạ lại được chỉnh sửa xác nhận là học cả 3 năm ở đây, hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn thanh minh: Ở đây không ai chỉ đạoc chỉnh sửa học bạ. Cuối năm nhà trường bận rộn làm hồ sơ cho HS nên khi giáo viên chủ nhiệm vào điểm và mang lên thì hiệu trưởng chỉ biết ký chứ không kiểm tra giám sát được.
Ông Nguyễn Bá Nam cũng cho biết thêm, cuối năm lớp 12 bao giờ cũng thành lập ban hồ sơ thanh tra, kiểm tra do phó hiệu trưởng phụ trách để rà soát lại tất cả hồ sơ. Chỉ em nào đủ điều kiện về hồ sơ thì sau này mới được dự thi kì thi tốt nghiệp. Tuy nhiênc kiểm soát là không xuể vì số lượng hồ sơ rất lớn.
Trước sự thanh minh bất hợp lý của hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, chúng tôi tiếp tục đặt câu hỏi: Vậy sau khi phát hiện GV chỉnh sửa học bạ thì nhà trường đã tiến hành xử lý như thế nào?
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Bá Nam cho hay: Trước Tết, vục đã được Thanh tra Sở GD-ĐT Thái Bình, Phòng an ninh chính trị nội bộ (PA83) vào cuộc để làm sáng tỏ. Tuy nhiên đến nay phạm vi xem xét để đưa ra thông tin xử lý từng cá nhân vi phạm như thế nào thì chưa. Trong kết luận của thanh tra Sở GD-ĐT Thái Bình cũng chỉ đề nghị nhà trường chấn chỉnh rút kinh nghiệm chứ không yêu cầu xử lý GV.
Nói là thế nhưng khi chúng tôi ngỏ ý muốn được xem qua kết luận của thanh tra của Sở GD-ĐT Thái Bình thì ông hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn lại từ chối với lý do PA83 ...đang mượn. Chúng tôi cũng đã liên hệ với Chánh thanh tra Sở GD-ĐT Thái Bình để tìm hiểu thêm về bản kết luận vục tuy nhiên lãnh đạo này đang đi công tác. Còn theo thông tin từ Chánh văn phòng của Sở GD-ĐT Thái Bình thì đến nay Đoàn thanh tra vẫn chưa gửi kết luận lên đơn vị này.
Những vấn đề sai phạm trong công tác quản lý HS của Trường THPT Lê Quý Đôn đã rõ, bản thân hiệu trưởng nhà trường khi trao đổi với chúng tôi đã thừa nhậnc biết sai nhưng...vẫn làm. Tuy nhiên sực này vẫn chưa dừng lại ở đó khi mà nhiều năm nay mặc dù không trực tiếp giảng dạy nhưng ông hiệu trưởng Nguyễn Bá Nam vẫn được hưởng phụ cấp đứng lớp đều đặn.
Chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra xác minh để sớm thông tin đến với độc giả.
Theo DT
Chương trình lạ: Trò dạy lại thầy Nếu ngày thường, Ms. O'Bryant, giáo viên môn nghiên cứu xã hội phải đứng lớp giảng bài thì hôm nay, cô lại đóng vai trò là học sinh của "giáo viên" Kare Spencer, 14 tuổi. Khi vai trò được hoán đổi, cô Ms. O'Bryant và các giáo viên khác của viện Brick Avon Academy sẽ lắng nghe các ý kiến, gợi ý của...