Hối hận vì ít tiền vẫn cố mua nhà mặt đất
Ai cũng nói nhà đất sẽ lên giá còn chung cư sẽ mất giá, tôi cũng nghĩ thế khi mua nhà, nhưng hình như tôi đã nhầm giữa tiêu sản và tài sản.
ảnh minh họa
Dưới đây là chia sẻ của chị Kim Yến, 33 tuổi, hiện sống tại TP HCM về câu chuyện mua nhà của gia đình mình cũng như quan điểm của chị về chi tiêu.
Tôi 33 tuổi làm trong ngành truyền thông quảng cáo. Chồng hơn tôi 4 tuổi, làm trong ngành điện lạnh. Mấy năm gần đây, thu nhập của hai vợ chồng dao động khoảng 25-30 triệu tùy từng tháng.
Cuối năm 2013, sau 5 năm cưới, vợ chồng tôi tiết kiệm được khoảng 300 triệu. Bố mẹ hai bên cho 400 triệu. Chị chồng hứa cho chúng tôi vay 300 triệu, trả dần trong 5 năm. Hai vợ chồng mạnh dạn đi tìm nhà với một tỷ trong tay. Chúng tôi làm việc ở quận 10 và quận 1, bố mẹ chồng tôi ở quận 7 nên chúng tôi định mua nhà ở quận 7, 4 hoặc 8.
Trước khi mua nhà, vợ chồng tôi thuê một căn hộ tầm 60m2 tại khu Nam Long, quận 7, giá 4,5 triệu/tháng. Sống ở đây mấy năm, chúng tôi thấy quen và khá dễ chịu. Lúc đó, người chủ nhà cũng đang muốn bán căn hộ này với giá 1,1 tỷ. Nếu chúng tôi mua, bà sẽ bớt cho 20 triệu.
Tuy nhiên, sợ chung cư mất giá, hai vợ chồng quyết định mua ngôi nhà 40m2 (tính cả tường), xây một trệt một lầu giá 1,4 tỷ trong một con hẻm trên đường Huỳnh Tấn Phát. Đường mặt tiền nhà chúng tôi chỉ rộng 2m, nhưng đi bộ khoảng 150m là ra hẻm ô tô.
Video đang HOT
Vì phải vay thêm ngân hàng 400 triệu để mua nhà nên chúng tôi không mua sắm đồ đạc mới hay sang sửa lại nhà trước khi chuyển về ở.
Mỗi tháng, tôi gom thu nhập của cả hai vợ chồng, đưa lại chồng 3 triệu để anh ăn sáng, ăn trưa và tiêu vặt, trích ra 2 triệu cho vào một tài khoản tiết kiệm để cuối năm cộng với tiền thưởng Tết cho đủ 50 triệu thì trả chị chồng. Chúng tôi vay ngân hàng 10 năm, mỗi tháng trả dần gốc và lãi khoảng 7 – 8 triệu. Hai con chúng tôi đang học mầm non trường công, bé lớn còn học thêm tiếng Anh ở trung tâm, cộng thêm tiền sữa uống hàng ngày, tốn tổng cộng khoảng 5 triệu/tháng. Tôi chỉ còn chưa đầy chục triệu để vừa tiêu cho cá nhân, vừa lo cho các chi phí sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Công việc của tôi phải gặp gỡ nhiều người nên đầu tư cho trang phục, làm đẹp khá quan trọng. Tuy nhiên, kể từ khi mua nhà đến nay, tôi gần như không dám ghé vào các cửa hiệu thời trang vì đang phải thắt chặt chi tiêu để trả nợ.
Người ta nói ngôi nhà là tổ ấm nhưng hình như cả hai vợ chồng tôi đều ngại ở nhà vì cảm thấy hơi bí. Đất của chúng tôi 40m2, trừ đi khoảnh sân 5m2, tường và cầu thang, tính ra diện tích sử dụng chỉ tương đương với căn hộ chúng tôi thuê trọ trước đây. Nhà không rộng hơn nhưng việc dọn dẹp mấy tầng lại tiêu tốn nhiều thời gian và công sức của cả hai vợ chồng hơn.
Không hiểu sao từ khi chuyển về ngôi nhà này, chúng tôi hay ốm vặt, cáu bẳn, giấc ngủ không được sâu. Mẹ chồng tôi mê tín, cho rằng đất nghịch, hướng dẫn tôi đặt dao ở đầu giường nhưng tôi lại thấy môi trường có vẻ không tốt. Sân và đường dẫn vào nhà tôi thường bị ngập nước trong mùa mưa. Giữa lưng nhà tôi và nhà hàng xóm có một khe nhỏ, tập trung rất nhiều muỗi và cả rác lặt vặt nhưng không có đường vào để dọn, trừ khi phá tường ra. Sau mỗi trận mưa, khu vực này có mùi hôi của cống rãnh rất khó chịu.
Ý thức bảo vệ môi trường của hàng xóm cũng không tốt. Các nhà để rác trong mấy cái bao tải ngoài hẻm. Hẻm nhỏ nhưng mật độ dân số rất đông vì đến 2/3 số hộ gia đình ở đây xây nhà trọ. Một vài nhà nuôi chó mèo, cứ để mặc chúng chạy rông và phóng uế ra đường.
Tường nhà tôi cũng như mấy nhà xung quanh đều cách âm kém, vì thế, chỉ cần nhà hàng xóm nói chuyện to là chúng tôi nghe thấy. Phía tây nhà tôi là một dãy nhà trọ cấp bốn, tầng lầu nhà tôi hứng trọn nắng trưa, chiều, rất nóng. Chúng tôi cũng muốn sửa nhà cho tiện nghi hơn nhưng vẫn còn đang nợ tiền chị chồng và ngân hàng nên đành thôi.
Cuộc sống không mấy an cư nên tôi không lạc nghiệp được. Ngủ không ngon, sức khỏe không tốt, làm việc không hiệu quả, thu nhập của tôi bị giảm, công việc không thăng tiến.
Tôi thấy tiếc vì đã không mua chung cư ở Nam Long. Chúng tôi từng thoải mái khi ở đó. Trước đây, mỗi tháng chúng tôi vẫn tiết kiệm được khoảng 5-7 triệu và cuộc sống khá thoải mái, còn bây giờ chi tiêu tiết kiệm hơn nhưng tháng nào hết sạch tháng đó.
Nhiều lúc tôi ngẫm nghĩ, thực ra chúng tôi chỉ có duy nhất một ngôi nhà này, chúng tôi không hề kiếm tiền từ nó mà chỉ tốn tiền cho nó thì nó là tiêu sản chứ đâu phải tài sản. Sau này, nhà đất lên giá cũng không đảm bảo chúng tôi sẽ bán đi, bởi chúng tôi chỉ có mình nó để ở. Nước lên, thuyền lên, nếu chúng tôi bán nhà được giá cao thì cũng phải đi mua nhà ở nơi khác với giá cao.
Tôi nghĩ, nếu chỉ mua nhà để ở, thì nên quan tâm đến sự thoải mái trong cuộc sống của mình hơn là giá cả sau này của nó.
Chưa hết vừa rồi, vợ chồng tôi thử rao bán nhà, người ta chỉ trả chúng tôi 1,5 tỷ dù giá bất động sản TP HCM hiện nay cao hơn hồi chúng tôi mua nhà. Đường tại khu vực nhà tôi đã ổn định rồi nên việc nhà có thể lên giá một cách đột biến so với thị trường dường như khó xảy ra. Một số người tôi quen đang muốn mua nhà đất đều không thích những ngôi nhà nhỏ quá, họ luôn đặt tiêu chí phải tối thiểu 60m2, ô tô vào được tận cửa nên nhà mặt đất, nhỏ lại trong hẻm như của chúng tôi cũng không hề được ưa chuộng mà có thể bán được giá.
Theo Phununews
Nghỉ 2/9: Tắc từ mặt đất đến trên xe
Chiều nay, người dân thủ đô bắt đầu ùn ùn rời thủ đô để về quê và đi chơi nhân dịp nghỉ lễ 2/9.
Các bến xe trên địa bàn Hà Nội, dòng người xếp hàng dài chờ mua vé. Nhiều tuyến đường, nhất là khu vực cửa ngõ thủ đô xảy ra ùn tắc cục bộ. Ủy ban ATGT Quốc gia công bố 11 số điện thoại đường dây nóng để người dân có thể phản ánh tình hình trật tự an toàn giao thông.
Đường Phạm Hùng, đoạn đối diện bến xe Mỹ Đình xảy ra ùn tắc nghiêm trọng. Ảnh: Nhị Tiến
Xếp hàng dài mua vé ở bến xe Mỹ Đình chiều 1/9. Ảnh: Nhị Tiến
Nhiều người đổ về bến xe Mỹ Đình để rời thủ đô. Ảnh: Nhị Tiến
Bên trong chiếc xe khách về Hà Nội, hàng ghế 2 ngồi 3 người còn lối đi chính giữa nhồi chật kín, khách phải đứng một chân. Ảnh: Nguyễn Hữu Quỳnh - otofun
* Tiếp tục cập nhật...
11 số điện thoại đường dây nóng Ủy ban ATGT Quốc gia công bố 11 số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân về tình hình trật tự an toàn giao thông. Theo đó, người dân có thể phản ánh thông tin về hoạt động kinh doanh vận tải các bến xe, nhà ga, cảng nội thuỷ, các bến đò ngang cũng như giá cước vận tải và vi phạm khác của nhà xe, doanh nghiệp kinh doanh vận tải qua 6 số điện thoại: 0962665953, 0916908085, 0964045445, 0913432383, 0977497891 và 0917908085. Muốn thông tin về tai nạn giao thông và tình hình an toàn giao thông, người dân gọi theo các số: 0868911911, 0941329634, 0995918666 hoặc 0989088719. Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia cũng công bố số điện thoại đường dây nóng của Cục CSGT (Bộ Công an) là 0692342608 để người dân có thể liên hệ khi cần thiết. Đ.Bảo
Theo_Alobacsi
Lãi suất tiền gửi tăng, vì sao? Động thái tăng lãi suất tiền gửi của một số ngân hàng thương mại gần đây được đánh giá khá bất ngờ... Ngân hàng (NH) TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi với mức cao nhất lên tới 7,7%/năm. Khi khách hàng gửi tiết kiệm thông thường kỳ hạn 13 tháng tại Viet Capital Bank, lãi...