Hối hận muộn màng của nghịch tử chém cha
Tức giận vì cha la mắng mẹ, Khoa dùng dao chém trọng thương cha ruột. Ngồi trong phòng trại giam, gã tỏ ra hối hận về những điều mình đã làm. Tuy nhiên, dù nước mắt rơi, xót xa khi kể lại mọi chuyện nhưng giờ, hắn vẫn là một nghịch tử trong mắt tất cả mọi người.
Chém cha vì bênh mẹ
Ngồi trong trại tạm giam, Trần Đăng Khoa (26 tuổi, ấp Nam Sơn, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) buồn bã, đôi mắt nhìn xa xăm và thấm ướt khi nhắc đến lý do phải xộ khám. Gã nấc nghẹn: “Em cũng không biết tại sao hôm đó mình lại dùng dao chém cha mình nữa. Suốt những ngày qua, hình ảnh cha bị chính tay em chém cứ trăn đi trở lại mãi”.
Khoa làm nghề phụ hồ. Vào chiều 21.3.2013, trong người hơi mệt, hắn xin chủ cho về trước để nghỉ ngơi. Trên đường, hắn gặp lại một người bạn đã mất liên lạc từ lâu. Sau một hồi gặp gỡ, hỏi thăm sức khỏe, hắn mời bạn về nhà để có thể vừa “nhâm nhi vài ly” lại vừa nhắc lại chuyện xưa. Hắn ghé vào quán gần nhà mua một lít rượu và ít mồi. Về đến nhà, hai người bạn cũ vừa ngồi nhậu ở trước hiên vừa sa đà kể về những chuyện đã qua. Khi hơi men đã thấm, cũng là lúc ông Nguyễn Nam Hà (55 tuổi, bố của Khoa) đi làm về. Chỉ mới bước vào đến nhà, thấy con trai ngồi nhậu, ông Hà tỏ ra khó chịu, miệng cằn nhằn. Biết tính của bố, Khoa trấn an bạn: “Ông già tao thế đó, không sao đâu”. Sau đó, Khoa và người bạn vẫn tiếp tục nhậu cười đùa một cách vui vẻ.
Tuy nhiên, chỉ một lúc sau, ở trong nhà, ông Hà cằn nhằn, la mắng vợ. Khoa không biết cha khó chịu với mẹ vì chuyện gì, nhưng lại ngại với bạn nên định vào khuyên bố nói nhỏ nhỏ thôi. Khi nghe con trai nói, ông Hà vẫn gân cổ lên bảo: “Mày xem mẹ mày như thế có chịu nổi không. Tao đi làm về mệt, bà ở nhà chỉ có việc cho lợn ăn mà cũng không tròn bổn phận nữa”. Nghe đến đây, mẹ của Khoa nhẹ nhàng: “Nhưng tôi đã bảo tôi cho ăn rồi mà”. Không chờ vợ nói hết lời, ông Hà tiếp tục: “Bà cho ăn đâu mà cho ăn. Nếu cho chúng ăn thì chúng đã không kêu”. Khoa tỏ ra khó chịu: “Cha mẹ đừng cãi nhau nữa, bạn con đang ngồi ở ngoài kìa”. Dường như không nghe con trai nói gì, ông Hà lớn giọng: “Heo của tao mà mẹ mày không chịu cho ăn thì tao phải nói chứ”.
Khoa ngồi trong trại giam
Đến lúc này, cơn tức giận trong Khoa nổi lên: “Heo đó là của mẹ chứ của bố khi nào. Bố đã bao giờ bỏ ra nghìn nào để mua cám, rau cho nó chưa”. Ông Hà nghe con trai nói vậy chỉ im lặng, chạy vào sau bếp, lấy ra một con dao lăm lăm trước mặt Khoa: “Mày nói gì, con heo đó mà không phải của tao à. Tao nói cho mày biết, bất kể thứ gì ở trong gia đình này đều là của tao hết”. Khoa không những không sợ khi bố cầm dao mà hắn còn lao về phía trước thách thức: “Bố có gan thì bố chém con đi”. Mặc dù cơn giận đang lên mức “cuồng phong”, nhưng ông Hà chợt nhớ ra con trai đang say nên vứt dao xuống đất. Tuy nhiên, cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con dao vừa rơi xuống cũng là lúc Khoa cúi xuống nhặt lên. Hắn vừa cầm dao, vừa đưa cán về phía ông Hà: “Ông muốn chém tôi thì chém đi, ngại ngần gì”.
Ông Hà hoảng loạn, đi giật lùi về phía sau. Nhưng, càng cố tránh né thì Khoa lại càng tiến đến, miệng vẫn không thôi thách thức. Trong cơn giận dữ, Khoa bảo: “Ông không đâm tôi thì tôi sẽ đâm ông”. Lời nói vừa dứt cũng là lúc, nghịch tử vung dao lên chém hai nhát chí mạng vào đầu cha ruột. Đến lúc này, ông Hà đau đớn hét lớn: “Thằng Khoa chém chết tôi rồi”. Trong giây phút hoảng loạn, mẹ của Khoa thấy máu tuôn chảy, liền hét lớn kêu cứu. Ngay sau đó, một số hàng xóm chạy sang, đưa ông Hà đi cấp cứu tại bệnh viện. Riêng Khoa bị công an bắt giữ tại nhà ngay trong đêm hôm đó.
Video đang HOT
Nước mắt muộn màng
Khoa cho biết, nửa tháng trôi qua, ngày nào ký ức hãi hùng cũng trở lại trong suy nghĩ. Chính vì hối hận mà chưa đêm nào hắn ngủ ngon giấc. Hắn ngồi trong tù, nhưng lo lắng không biết cha mình giờ ra sao. Từ ngày vào tù đến nay, người thân cũng có vào thăm hai lần và cho biết cha đã qua giai đoạn nguy hiểm. Bên cạnh đó, mỗi khi có dịp, thấy công an đi ngang qua phòng là hắn liền níu lại hỏi tình hình của cha mình ra sao. “Tôi gây ra sai lầm nghiêm trọng, nhưng cũng may là cha tôi đã thoát khỏi nguy kịch”, đôi mắt hắn vẫn buồn rười rượi.
Khoa cho biết, gia đình mình trước đây sống ở ngoài Bắc. Tuy nhiên, do cha mẹ sinh được 5 người con, ở ngoài Bắc thì không có tiền nuôi đủ nhiều “máy ăn” đến thế nên quyết định dắt díu nhau vào Đồng Nai lập nghiệp, hy vọng có cơ hội đổi đời. Cha mẹ hắn làm mướn đủ mọi việc, sau một thời gian thì cũng mua được một miếng đất nhỏ, xây cất căn nhà để bảy người có thể “chui ra chui vào”. Mặc dù cuộc sống có phần đỡ khó khăn hơn thời ở ngoài Bắc, nhưng do cha phải lao động nặng nhọc nên buổi chiều thường uống ít rượu để “chống mỏi”. Ban đầu, ông Hà uống chỉ cho vui, nhưng do tuổi già, thần kinh yếu nên thời gian về sau, người cha lại càng mất kiểm soát, thường tìm cách gây gổ, chửi mắng vợ mỗi khi có “cồn” vào.
Bên cạnh đó, Khoa lớn lên trong cảnh thấy cha chửi mắng mẹ như cơm bữa. Nhiều lần, hắn cũng muốn lên tiếng bênh mẹ, nhưng lại sợ uy quyền của cha nên chỉ đành im lặng. Thời gian trôi qua, sự bất bình với cha ngày càng lớn, nhưng hắn vẫn chôn chặt vào trong lòng. Tuy nhiên, trong khoảng vài năm trở lại đây, hắn đã lớn, lại có vợ nên khá ái ngại mỗi khi cha lớn tiếng với mẹ, lắm lúc, hắn lớn tiếng bênh mẹ và khuyên cha. Tuy nhiên, ông Hà vẫn không một chút đổi thay.
Ngồi thinh lặng một lúc khá lâu, cố ngăn những giọt nước mắt lăn dài trên má, Khoa chuyển sang tâm sự về mẹ. Mẹ hắn là một người phụ nữ hết lòng thương chồng con. Mặc dù phải chịu cảnh chồng “hành hạ” mỗi khi say, nhưng chưa bao giờ bà than phiền hay tỏ ra khó chịu. Bà cố nín nhịn, nuốt tất cả mọi khổ đau vào trong để cuộc sống gia đình được êm ấm. Mỗi khi thấy các con cự lại cha trong lúc say thì bà lại khuyên ngăn: “Dù sao đó cũng là bố, các con không được hỗn”. Từ ấu thơ đến lớn, nhiều lần Khoa nhìn thấy mẹ ngồi khóc trong góc tối nhưng lại cố gằn tiếng nấc sau mỗi lần cha chửi mắng. Cũng vì hình ảnh này, gã lại càng tỏ ra khó chịu, chống đối với cha ngày càng gay gắt.
Trong thâm tâm nghịch tử, mẹ hắn là một người phụ nữ lễ nghĩa. Chính vì vậy, hắn lo sợ, sau hành động bất hiếu của mình, mẹ sẽ không chịu nổi mà đổ bệnh. Khoa nghẹn ngào: “Do sức yếu, mẹ em thường xuyên đau ốm, đặc biệt là mỗi khi có chuyện buồn. Thế nhưng, em lại gây ra chuyện tày đình như thế này, không biết bà sẽ ra sao”. Từ khi bị bắt đến nay, người thân đã vào thăm hai lần, nhưng mẹ hắn không hề có mặt. Hắn lo lắng, hỏi tình hình mẹ thì người thân cho biết, bà đang ở trong bệnh viện chăm sóc chồng. Mặc dù nghe vậy, nhưng hắn
cũng không thể vơi nỗi lo về mẹ.
Trong lúc trò chuyện, một lần nữa, kẻ tội đồ lại im lặng một lúc khá lâu. Hắn nghẹn ngào: “Trong suốt những ngày qua, em suy nghĩ rất nhiều. Em biết, hành động của mình là sai, nếu thời gian trở lại, em sẽ không sai phạm một cách điên rồ như vậy. Mặc dù cha vẫn còn sống, nhưng vết thương còn mãi, để lại di chứng đến suốt đời. Chừng đó vẫn chưa hết, em phải nói sao khi sau này con trai mình lớn lên. Em sợ, con trai sẽ biết chuyện cha nó đã từng dùng dao chém suýt chết ông nội và không nghe lời dạy bảo”. Có lẽ rằng, những điều Khoa lo lắng là không thừa, nhưng, dù lấy bất kỳ lý lẽ nào thì cũng không thể biện minh được hành vi sai trái của Khoa đã gây ra. Trong tương lai, bản án đích đáng sẽ giáng xuống kẻ nghịch tử, nhưng bản án lương tâm sẽ mãi đeo đuổi hắn đến suốt cuộc đời.
TỘI ÁC SÁM HỐI (P28): Người mẹ quỳ sụp trước tòa xin giảm án cho con
Ngày lĩnh tội giết cha, điều Nam nghĩ đến đầu tiên là cái chết. Nhưng hình ảnh mẹ quỳ sụp trước tòa, van xin cho anh được thoát tội chết đã níu kéo anh ở lại.
Để giải thoát cho lỗi lầm mình đã gây ra, Nam từng nghĩ đến cái chết. (Ảnh minh họa).
Cuộc đời của phạm nhân Đặng Huy Nam là một câu chuyện dài và buồn. Những vết sẹo đi theo anh suốt từ khi anh còn nhỏ đến khi trở thành người đàn ông 40 tuổi. Mỗi vết sẹo đều gắn liền với những ký ức u ám của cuộc đời anh, những ký ứng mà anh không bao giờ muốn nhớ lại. Để rồi bi kịch xảy đến với anh cũng đến từ chính đòn roi của người bố tệ bạc ấy...
Tội ác
Cú đẩy biến con trai thành kẻ sát nhân
Giọng trầm buồn, Nam kể lại ngày xảy ra câu chuyện khiến cuộc đời anh rẽ sang ngõ cụt. " Đêm hôm ấy sau khi uống hết vài lít rượu, cha tôi đã đập vỡ từng chiếc bát, chiếc đĩa trên mâm cơm. Như những lần trước, mẹ tôi lại vừa khóc vừa dọn dẹp từng mảnh vỡ, hoàn toàn cam chịu, tuyệt nhiên không một lời kêu ca. Thương mẹ quá, tôi đã định lại dọn dẹp giúp mẹ, nhưng cha tôi cấm tôi làm thế. Quăng bát, quăng đĩa chưa đủ, trong cơn say, cha tôi cầm nguyên cả cái bát to ném vào đầu mẹ tôi. Máu từ trán mẹ tôi chảy ròng ròng xuống mặt. Không hiểu sao, lúc nhìn thấy hình ảnh đó, tôi lại nghĩ đến cái lần mẹ tôi bị cha tôi phang cả thanh củi to vào đầu vì che chắn cho tôi. Hôm đó, đầu mẹ cũng ứa máu như thế. Trong một phút, tất cả những ký ức đau đớn, những sự oán hận, ảm ảnh đều trỗi dậy. Tôi lao về phía cha rồi đẩy ông một cú mạnh vào tường. Cú đẩy quá mạnh đã khiến cha tôi chết vì chấn thương sọ não. Còn tôi trở thành một kẻ giết người, một tên sát nhân mang tội giết cha".
Gây án xong, quay lại nhìn mẹ, Nam ôm lấy bà khóc nức nở. Dù căm hận cha đến mấy, anh cũng không bao giờ nghĩ đến ngày mình lại ra tay đoạt mạng cha. Thế nên, trong long người đàn ông ấy dấy lên cảm giác tuyệt vọng cùng cực và chỉ nghĩ đến cái chết. Nhưng chính người mẹ cam chịu và bất hạnh đã kéo giữ anh lại.
Sau khi sự việc xảy ra, bà lập cập lấy bong, dít lại chỗ vết thương đang chảy máu trên trán bà rồi dẫn con đến công an đầu thú. Bàn tay bà nắm chặt, run bắn, thủ thỉ dặn dò: " Con đừng sợ, mọi chuyện rồi sẽ qua".
Ngày Nam ra tòa chịu sự trừng phạt của pháp luật, cũng chính người mẹ khắc khổ đã quỳ sụp trước tòa xin giảm án cho con.
Sám hối:
Mong ngóng ngày trở về
Những ngày nằm trong trại là những ngày anh chịu sự trừng phạt đau đớn về tinh thần, tâm hồn... Trái tim từng chịu nhiều nỗi đau nay lại ám ảnh bởi tội ác giết cha khiến không đêm nào Nam yên giấc. Những suy nghĩ tồi tệ, tiêu cực giằng xé hàng đêm khiến người đàn ông tứ tuần già đi trông thấy.
Nam kể lại: "Những ngày nằm trong trại tạm giam, đêm nào tôi cũng nhìn bàn tay của mình và nhớ cái nắm tay run bắn của mẹ vào cái buổi tối định mệnh đó. Lần nào nghĩ đến ký ức đó, tôi cũng ứa nước mắt vì thương mẹ. Ngày tôi bị đưa ra tòa xét xử, mẹ tôi đã quỳ sụp xuống dưới phiên tòa để xin giảm án cho tôi. Lúc đó đứng trước vành móng ngựa, tôi vừa quay lại nhìn mẹ vừa lấy tay quẹt nước mắt. Ngày hôm đó, tôi bị tòa tuyên phạt mức án 18 năm tù, dù tôi bị đề nghị mức án chung thân. Tôi không biết mức án đó có phần nào là do mẹ tôi đã quỳ khóc xin giảm tội cho tôi hay không, nhưng hình ảnh mẹ trong phiên tòa ngày hôm đó, tôi sẽ nhớ đến tận lúc chết đi".
Bất chấp già yếu, 12 năm con trai ngồi tù. 12 năm đó cũng là 12 năm bà lặn lộn lên trại giam thăm con hàng tháng. Có lần lên thăm anh, mẹ anh vừa khóc vừa nói: " Mẹ đã mệt mỏi đến nỗi không còn muốn sống. Nhưng mẹ phải sống để đợi đến ngày con trở về. Con là lý do duy nhất để mẹ tiếp tục sống".
Chính anh cũng luôn nghĩ rằng người mẹ già nua, khắc khổ của anh cũng chính là lý do duy nhất để anh tiếp tục sống, lý do duy nhất để anh mong ngóng ngày trở về. Ngày đó, trong ngôi nhà chứa đựng đầy ký ức đau thương của gia đình anh, anh muốn cùng mẹ bắt đầu tạo dựng những ký ức hạnh phúc cho những năm tháng sau này.
Theo xahoi
Giãi bày của tử tù gây thảm sát 6 mạng người Phan Huy Nam Giờ đây, khi đã có vài năm ngồi trong buồng biệt giam, có thời gian ngẫm nghĩ về những gì đã xảy ra, tội ác của bản thân, Nam "bang" đã hiểu được rằng, cái kết của những kẻ giang hồ máu lạnh chỉ là buồng biệt giam. Tuy nhiên, có thể nói, với Nam, mọi suy nghĩ ân hận...