Hối hận muộn màng của kẻ đập ông chủ đến chết để lấy tiền chơi game
Vì không có tiền chơi game, Hạnh đã nảy sinh ý định giết ông chủ để cướp tài sản.
Tội ác:
Giết ông chủ để lấy tiền chơi game
Tạ Ngọc Hạnh (22 tuổi, ngụ huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) có dáng người mảnh khảnh, nước da trắng, gương mặt sáng sủa. Nếu chỉ nhìn vẻ bề ngoài, không ai có thể nghĩ Hạnh là một kẻ giết người không gớm tay.
Hạnh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo. Cha Hạnh chẳng may mất sớm khi Hạnh và em gái mới được vài tuổi. Bà đi bước nữa những mong có người bầu bạn, cùng chăm sóc cho các con của mình. Thế nhưng, cuộc hôn nhân sau lại mang đến nhiều nỗi buồn cho bà hơn. Có thêm một đứa con với chồng thứ hai thì người chồng bỏ đi, bà lại một mình với gánh nặng nuôi con.
Cuộc sống nghèo khổ, người mẹ làm đủ nghề để kiếm tiền nuôi ba đứa con. Lúc đầu, bà làm nghề trông trẻ, rồi nhận làm thuê làm mướn bất cứ việc gì để có tiền. Thương mẹ lam lũ, Hạnh học hết lớp 9 thì bỏ để ở nhà đi làm công cho một tiệm nhôm kính ở quê kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Video đang HOT
Hạnh bị dẫn giải tại tòa
Hạnh rất biết thương mẹ, thương các em, đi làm dưới quê cũng rất hiền lành, được người chủ và hàng xóm láng giềng Quý mến. Tuy nhiên, dần dà, Hạnh bị nhiễm thói hư tật xấu của đám bạn lêu lổng. Đặc biệt, Hạnh rất mê game online. Cứ hết giờ làm là Hạnh lại vùi đầu vào các trò chơi tại mấy điểm Internet của xã, có khi Hạnh còn ngồi chơi thâu đêm tới sáng.
Một thời gian sau, Hạnh xin mẹ lên TP.HCM kiếm việc khác để có thu nhập cao hơn. Dù mẹ Hạnh đã cố gắng khuyên can nhưng Hạnh vẫn quyết tâm đi tìm “chân trời mới”. Ngày 5/3/2010, Hạnh được ông Nguyễn Văn Tước chủ tiệm nhôm kính trên đường Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp nhận vào làm (Hạnh lấy tên giả là Hải).
Tối 19/3/2010, Hạnh đi chơi game về thì thấy ông Tước đang ở trên lầu ngồi ăn cơm một mình. Vừa lúc hết tiền để trả phí Internet và mua các thẻ game, trong đầu Hạnh đã nảy sinh ý định cướp tài sản của ông Tước. Hạnh quay xuống dưới lầu, vớ lấy một cây gỗ vuông nặng, rồi giấu đằng sau lưng và đi lên. Hạnh vào phòng chỗ ông Tước đang ngồi, vung tay quất thẳng cây gỗ vào đầu ông Tước nhiều nhát khiến ông gục xuống.
Hạnh lục túi lấy 3,5 triệu đồng, điện thoại và cả một sợi dậy chuyền vàng của ông Tước rồi bỏ trốn về quê. Trong lúc Hạnh đang lục lọi, ông Tước còn gượng dậy nên Hạnh đã đập thêm một nhát vào đầu khiến ông Tước gục hẳn. Sau khi về nhà, Hạnh mua điện thoại mới và lại vùi đầu vào Internet. Mẹ Hạnh đã nghi ngờ nhưng bà chẳng thể nào tưởng tượng con trai mình lại có thể giết người một cách man dợ chỉ để lấy tiền chơi game. Hạnh bị bắt không lâu sau đó và bị tòa sơ thẩm tuyên án tử hình.
Sám hối:
Xin giảm án để được sống
Tại phiên tòa phúc thẩm, Chủ tọa đã hỏi Hạnh: “Bản án sơ thẩm đã tuyên án tử hình rồi. Đối diện với cái chết, bị cáo có sợ không?”. Hạnh trả lời: “Dạ, bị cáo sợ lắm. Thế nên bị cáo mới xin tòa giảm án để bị cáo được sống…”. Tòa lại tiếp tục hỏi: “Bị cáo sợ chết, vậy lúc cầm cây gậy đập vào đầu nạn nhân sao bị cáo không sợ nạn nhân sẽ chết? Giờ đối diện cái chết, bị cáo mới thấy sợ, mới thấy cuộc sống là đẹp, là đáng sống à? Vì sao lúc đánh nạn nhân, bị cáo lại không nghĩ đến điều đó?”. Đến đây, Hạnh chỉ biết cúi gằm mặt, chẳng nói chẳng rằng.
Vào giờ nghị án, Hạnh căng thẳng trên băng ghế chờ nghe tuyên án, mắt không rời khỏi người mẹ đau khổ của mình. Dù đã đưa ra nhiều tình tiết xin giảm nhẹ như sau khi bỏ đi, Hạnh còn gọi điện cho một người làm cùng lên xem ông chủ thế nào hay việc mẹ Hạnh đã hợp tác với cơ quan CA để bắt con mình. Tuy nhiên, với tính chất man dợ của hành vi giết người để cướp đoạt tài sản, tòa đã y án tử hình với Hạnh.
Mẹ Hạnh như ngất đi khi nghe tòa tuyên án, còn Hạnh thì như người mất hồn, thất thần đi giữa các cảnh sát dẫn giải lên xe về trại giam. Sự hối hận xem ra đã quá muộn màng.
Theo vietbao
Hối hận muộn màng của nghịch tử chém cha
Tức giận vì cha la mắng mẹ, Khoa dùng dao chém trọng thương cha ruột. Ngồi trong phòng trại giam, gã tỏ ra hối hận về những điều mình đã làm. Tuy nhiên, dù nước mắt rơi, xót xa khi kể lại mọi chuyện nhưng giờ, hắn vẫn là một nghịch tử trong mắt tất cả mọi người.
Chém cha vì bênh mẹ
Ngồi trong trại tạm giam, Trần Đăng Khoa (26 tuổi, ấp Nam Sơn, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) buồn bã, đôi mắt nhìn xa xăm và thấm ướt khi nhắc đến lý do phải xộ khám. Gã nấc nghẹn: "Em cũng không biết tại sao hôm đó mình lại dùng dao chém cha mình nữa. Suốt những ngày qua, hình ảnh cha bị chính tay em chém cứ trăn đi trở lại mãi".
Khoa làm nghề phụ hồ. Vào chiều 21.3.2013, trong người hơi mệt, hắn xin chủ cho về trước để nghỉ ngơi. Trên đường, hắn gặp lại một người bạn đã mất liên lạc từ lâu. Sau một hồi gặp gỡ, hỏi thăm sức khỏe, hắn mời bạn về nhà để có thể vừa "nhâm nhi vài ly" lại vừa nhắc lại chuyện xưa. Hắn ghé vào quán gần nhà mua một lít rượu và ít mồi. Về đến nhà, hai người bạn cũ vừa ngồi nhậu ở trước hiên vừa sa đà kể về những chuyện đã qua. Khi hơi men đã thấm, cũng là lúc ông Nguyễn Nam Hà (55 tuổi, bố của Khoa) đi làm về. Chỉ mới bước vào đến nhà, thấy con trai ngồi nhậu, ông Hà tỏ ra khó chịu, miệng cằn nhằn. Biết tính của bố, Khoa trấn an bạn: "Ông già tao thế đó, không sao đâu". Sau đó, Khoa và người bạn vẫn tiếp tục nhậu cười đùa một cách vui vẻ.
Tuy nhiên, chỉ một lúc sau, ở trong nhà, ông Hà cằn nhằn, la mắng vợ. Khoa không biết cha khó chịu với mẹ vì chuyện gì, nhưng lại ngại với bạn nên định vào khuyên bố nói nhỏ nhỏ thôi. Khi nghe con trai nói, ông Hà vẫn gân cổ lên bảo: "Mày xem mẹ mày như thế có chịu nổi không. Tao đi làm về mệt, bà ở nhà chỉ có việc cho lợn ăn mà cũng không tròn bổn phận nữa". Nghe đến đây, mẹ của Khoa nhẹ nhàng: "Nhưng tôi đã bảo tôi cho ăn rồi mà". Không chờ vợ nói hết lời, ông Hà tiếp tục: "Bà cho ăn đâu mà cho ăn. Nếu cho chúng ăn thì chúng đã không kêu". Khoa tỏ ra khó chịu: "Cha mẹ đừng cãi nhau nữa, bạn con đang ngồi ở ngoài kìa". Dường như không nghe con trai nói gì, ông Hà lớn giọng: "Heo của tao mà mẹ mày không chịu cho ăn thì tao phải nói chứ".
Khoa ngồi trong trại giam
Đến lúc này, cơn tức giận trong Khoa nổi lên: "Heo đó là của mẹ chứ của bố khi nào. Bố đã bao giờ bỏ ra nghìn nào để mua cám, rau cho nó chưa". Ông Hà nghe con trai nói vậy chỉ im lặng, chạy vào sau bếp, lấy ra một con dao lăm lăm trước mặt Khoa: "Mày nói gì, con heo đó mà không phải của tao à. Tao nói cho mày biết, bất kể thứ gì ở trong gia đình này đều là của tao hết". Khoa không những không sợ khi bố cầm dao mà hắn còn lao về phía trước thách thức: "Bố có gan thì bố chém con đi". Mặc dù cơn giận đang lên mức "cuồng phong", nhưng ông Hà chợt nhớ ra con trai đang say nên vứt dao xuống đất. Tuy nhiên, cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con dao vừa rơi xuống cũng là lúc Khoa cúi xuống nhặt lên. Hắn vừa cầm dao, vừa đưa cán về phía ông Hà: "Ông muốn chém tôi thì chém đi, ngại ngần gì".
Ông Hà hoảng loạn, đi giật lùi về phía sau. Nhưng, càng cố tránh né thì Khoa lại càng tiến đến, miệng vẫn không thôi thách thức. Trong cơn giận dữ, Khoa bảo: "Ông không đâm tôi thì tôi sẽ đâm ông". Lời nói vừa dứt cũng là lúc, nghịch tử vung dao lên chém hai nhát chí mạng vào đầu cha ruột. Đến lúc này, ông Hà đau đớn hét lớn: "Thằng Khoa chém chết tôi rồi". Trong giây phút hoảng loạn, mẹ của Khoa thấy máu tuôn chảy, liền hét lớn kêu cứu. Ngay sau đó, một số hàng xóm chạy sang, đưa ông Hà đi cấp cứu tại bệnh viện. Riêng Khoa bị công an bắt giữ tại nhà ngay trong đêm hôm đó.
Nước mắt muộn màng
Khoa cho biết, nửa tháng trôi qua, ngày nào ký ức hãi hùng cũng trở lại trong suy nghĩ. Chính vì hối hận mà chưa đêm nào hắn ngủ ngon giấc. Hắn ngồi trong tù, nhưng lo lắng không biết cha mình giờ ra sao. Từ ngày vào tù đến nay, người thân cũng có vào thăm hai lần và cho biết cha đã qua giai đoạn nguy hiểm. Bên cạnh đó, mỗi khi có dịp, thấy công an đi ngang qua phòng là hắn liền níu lại hỏi tình hình của cha mình ra sao. "Tôi gây ra sai lầm nghiêm trọng, nhưng cũng may là cha tôi đã thoát khỏi nguy kịch", đôi mắt hắn vẫn buồn rười rượi.
Khoa cho biết, gia đình mình trước đây sống ở ngoài Bắc. Tuy nhiên, do cha mẹ sinh được 5 người con, ở ngoài Bắc thì không có tiền nuôi đủ nhiều "máy ăn" đến thế nên quyết định dắt díu nhau vào Đồng Nai lập nghiệp, hy vọng có cơ hội đổi đời. Cha mẹ hắn làm mướn đủ mọi việc, sau một thời gian thì cũng mua được một miếng đất nhỏ, xây cất căn nhà để bảy người có thể "chui ra chui vào". Mặc dù cuộc sống có phần đỡ khó khăn hơn thời ở ngoài Bắc, nhưng do cha phải lao động nặng nhọc nên buổi chiều thường uống ít rượu để "chống mỏi". Ban đầu, ông Hà uống chỉ cho vui, nhưng do tuổi già, thần kinh yếu nên thời gian về sau, người cha lại càng mất kiểm soát, thường tìm cách gây gổ, chửi mắng vợ mỗi khi có "cồn" vào.
Bên cạnh đó, Khoa lớn lên trong cảnh thấy cha chửi mắng mẹ như cơm bữa. Nhiều lần, hắn cũng muốn lên tiếng bênh mẹ, nhưng lại sợ uy quyền của cha nên chỉ đành im lặng. Thời gian trôi qua, sự bất bình với cha ngày càng lớn, nhưng hắn vẫn chôn chặt vào trong lòng. Tuy nhiên, trong khoảng vài năm trở lại đây, hắn đã lớn, lại có vợ nên khá ái ngại mỗi khi cha lớn tiếng với mẹ, lắm lúc, hắn lớn tiếng bênh mẹ và khuyên cha. Tuy nhiên, ông Hà vẫn không một chút đổi thay.
Ngồi thinh lặng một lúc khá lâu, cố ngăn những giọt nước mắt lăn dài trên má, Khoa chuyển sang tâm sự về mẹ. Mẹ hắn là một người phụ nữ hết lòng thương chồng con. Mặc dù phải chịu cảnh chồng "hành hạ" mỗi khi say, nhưng chưa bao giờ bà than phiền hay tỏ ra khó chịu. Bà cố nín nhịn, nuốt tất cả mọi khổ đau vào trong để cuộc sống gia đình được êm ấm. Mỗi khi thấy các con cự lại cha trong lúc say thì bà lại khuyên ngăn: "Dù sao đó cũng là bố, các con không được hỗn". Từ ấu thơ đến lớn, nhiều lần Khoa nhìn thấy mẹ ngồi khóc trong góc tối nhưng lại cố gằn tiếng nấc sau mỗi lần cha chửi mắng. Cũng vì hình ảnh này, gã lại càng tỏ ra khó chịu, chống đối với cha ngày càng gay gắt.
Trong thâm tâm nghịch tử, mẹ hắn là một người phụ nữ lễ nghĩa. Chính vì vậy, hắn lo sợ, sau hành động bất hiếu của mình, mẹ sẽ không chịu nổi mà đổ bệnh. Khoa nghẹn ngào: "Do sức yếu, mẹ em thường xuyên đau ốm, đặc biệt là mỗi khi có chuyện buồn. Thế nhưng, em lại gây ra chuyện tày đình như thế này, không biết bà sẽ ra sao". Từ khi bị bắt đến nay, người thân đã vào thăm hai lần, nhưng mẹ hắn không hề có mặt. Hắn lo lắng, hỏi tình hình mẹ thì người thân cho biết, bà đang ở trong bệnh viện chăm sóc chồng. Mặc dù nghe vậy, nhưng hắn
cũng không thể vơi nỗi lo về mẹ.
Trong lúc trò chuyện, một lần nữa, kẻ tội đồ lại im lặng một lúc khá lâu. Hắn nghẹn ngào: "Trong suốt những ngày qua, em suy nghĩ rất nhiều. Em biết, hành động của mình là sai, nếu thời gian trở lại, em sẽ không sai phạm một cách điên rồ như vậy. Mặc dù cha vẫn còn sống, nhưng vết thương còn mãi, để lại di chứng đến suốt đời. Chừng đó vẫn chưa hết, em phải nói sao khi sau này con trai mình lớn lên. Em sợ, con trai sẽ biết chuyện cha nó đã từng dùng dao chém suýt chết ông nội và không nghe lời dạy bảo". Có lẽ rằng, những điều Khoa lo lắng là không thừa, nhưng, dù lấy bất kỳ lý lẽ nào thì cũng không thể biện minh được hành vi sai trái của Khoa đã gây ra. Trong tương lai, bản án đích đáng sẽ giáng xuống kẻ nghịch tử, nhưng bản án lương tâm sẽ mãi đeo đuổi hắn đến suốt cuộc đời.
Giãi bày của tử tù gây thảm sát 6 mạng người Phan Huy Nam Giờ đây, khi đã có vài năm ngồi trong buồng biệt giam, có thời gian ngẫm nghĩ về những gì đã xảy ra, tội ác của bản thân, Nam "bang" đã hiểu được rằng, cái kết của những kẻ giang hồ máu lạnh chỉ là buồng biệt giam. Tuy nhiên, có thể nói, với Nam, mọi suy nghĩ ân hận...