Hỏi han không có chủ ngữ, anh người yêu “bị chỉnh” sấp mặt
Dư luận trên mạng xã hội từng chứng kiến không ít tình huống “dở khóc dở cười” đến từ các cặp đôi yêu nhau.
Mẩu tin nhắn hỏi han thân mật nhưng “quên” mất chủ ngữ của một chàng trai mới đây chính là trường hợp điển hình như thế. Sự việc này sau khi được đăng tải đã ngay lập tức nhận về không ít sự chú ý và quan tâm từ cư dân mạng.
Câu chuyện của cặp đôi yêu nhau xoay quanh vấn đề “hỏi thiếu chủ ngữ” thu hút sự chú ý. (Ảnh: Chụp màn hình)
Hỏi han “thiếu” chủ ngữ, anh chàng bị người yêu “chỉnh” sấp mặt
Mới đây nhất, đông đảo dư luận trên mạng xã hội không khỏi bàn tán xôn xao trước câu chuyện xung quanh tin nhắn của một cặp đôi yêu nhau.
Cụ thể, trong mẩu tin nhắn ấy, thanh niên đã có màn hỏi thăm mà ngay sau đó đã bị cô người yêu “chỉnh” cho đến nơi đến chốn. Chàng trai hỏi: ” Ăn gì chưa? “, tưởng được đáp lại bằng những lời ngọt ngào, nào ngờ đâu, cô người yêu lại đanh thép: ” Ai ăn? Chó ăn hay mèo ăn?”.
Cô gái “ dỗi hờn” khi người yêu hỏi không có chủ ngữ. (Ảnh minh hoạ: Hiệu Ảnh Gờ Nút)
Thấy được cô nàng bắt đầu có sự dỗi hờn trong câu chữ nên thanh niên đã nhanh trí “cứu cánh” bằng đoạn tin nhắn trả lời gây cười không kém: ” Thay mặt ông bà cha mẹ, anh xin bày tỏ hết lòng kính trọng và sự chân thành của mình để được phép hỏi EM là không biết công chúa đã dùng bữa chưa ạ?”
Đoạn tin nhắn bị người yêu “chỉnh sấp mặt” của thanh niên. (Ảnh: FB KSC)
Cộng đồng mạng bình luận
Ngay sau khi đoạn tin nhắn này được đăng tải trên mạng xã hội đã nhận về không ít sự chú ý của dư luận. Đa số cư dân mạng đều thích thú trước màn “chỉnh đốn” của cô gái và không khỏi buồn cười với cách “ chữa cháy” đến từ chàng trai. Tuy nhiên, cũng có vài người cho rằng cô gái đang giận dỗi vì việc gì đó nên có phần “làm quá” lên vì kiểu nhắn tin như thế cũng là cách thể hiện sự thân mật.
Video đang HOT
- ” Đấy, nhà có nóc là phải thế.”
- “Nói năng cộc lốc thế, chưa cho ăn tát là may.”
- “Cứ thấy bạn nữ làm quá lên hay giận hờn điều gì ấy. Chứ kiểu nhắn tin thế bình thường mà.”
- “Chàng trai dễ cưng ghê, thấy bạn gái dỗi là “chữa cháy” liền.”
Cư dân mạng không ngớt lời bình luận. (Ảnh chụp màn hình)
Hiện tại, mẩu tin nhắn giữa thanh niên kể trên cùng cô người yêu vẫn đang nhận về không ít sự quan tâm từ dư luận. Đa số cộng đồng mạng đều thích thú trước màn “chỉnh đốn” của cô người yêu dành cho bạn trai. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến trái chiều cho rằng cô gái đang “làm quá” vì kiểu nhắn tin thân mật như thế cũng là chuyện bình thường.
Câu hỏi khó điên đảo: "Gió từ sông cái thổi vào mát rượi" đâu là chủ ngữ?
Tuy đơn giản, nhưng 90% dân tình lại sai ở câu đố tiếng Việt này.
Thời gian qua, nhiều đề kiểm tra tiếng Việt xuất hiện trên mạng xã hội khiến nhiều người Việt phải đau đầu, và cảm thấy hoang mang khi chính bản thân ra tay làm cũng chưa chắc đạt điểm tối đa. Thậm chí, nhiều người còn phải bó tay trước kiến thức chỉ ở mức học sinh Tiểu học.
Điển hình như mới đây, một câu đố tiếng Việt xác định chủ ngữ - vị ngữ đã gây rối não cư dân mạng.
" Trong câu: 'Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông cái thổi vào mát rươi', bộ phận nào là chủ ngữ?".
Đính kèm 4 đáp án:
A. Một buổi chiều đẹp trời
B. gió từ sông cái
C. gió từ sông cái thổi vào
D. thổi vào mát rượi
(Ảnh: Yêu Tiếng Việt)
Theo phần lời dân tình bàn luận, 2 đáp án được phân vân nhiều nhất là B và C. Thậm chí, có người còn cho rằng... tất cả phương án đều sai, bởi chủ ngữ ở đây chỉ là một từ "gió" đơn giản, còn các thành phần khác chỉ là bổ ngữ đi kèm.
Đây là bình luận được dân tình tán thành nhiều nhất:
Mình chọn B và C. Để xác định thành phần chính trong câu (C - V), chúng ta có thể lược bỏ những thành phần phụ đến khi thấy câu không mất đi nghĩa chính. Trong câu đưa ra, chúng ta có thể rút gọn tối đa như sau:
(1) GIÓ MÁT RƯỢI (đã lược bỏ trạng ngữ, định ngữ - từ sông cái thổi vào). Lúc này, chủ ngữ là danh từ và vị ngữ là tính từ chỉ tính chất.
Trong trường hợp này, C là đáp án đúng vì:
Cái gì (chủ ngữ) mát rượi?
- Gió từ sông cái thổi vào - một cụm danh từ đóng vai trò chủ ngữ.
- Phần "từ sông cái thổi vào" chỉ là định ngữ bổ sung ý nghĩa cho danh từ chính "Gió". Phần này sẽ trả lời câu hỏi (Gió NÀO? hay Gió TỪ ĐÂU) - đặc điểm của Gió.
(2) GIÓ THỔI VÀO MÁT RƯỢI (cũng lược bỏ trạng ngữ, định ngữ - tuy nhiên định ngữ là phần "từ sông cái"). Lúc này chủ ngữ vẫn là danh từ, vị ngữ là một cụm động từ (trong đó động từ chính là "thổi vào", và có tính từ "mát rươi" đóng vai trò là bổ ngữ cho động từ chính).
Nếu phải chọn 1 đáp án thì mình vẫn giữ chọn đáp án C.
Trong khi đó, một giáo viên lớp 1 phân tích:
" Dù chọn B hay C đều có cách giải thích. Tuy nhiên, hiểu đơn giản thì câu này là dạng đặc biệt cho kiểu Ai? (Cái gì? Như thế nào?).
Nếu xét theo tiếng Anh, thì theo câu gốc "The wind blows colly" thì đáp án đúng chủ ngữ là "The wind" - Gió (từ sông cái) (tức đáp án B).
Nhưng đúng là nếu bỏ chữ " vào" đi thì đáp án B sẽ rõ ràng hơn. Mình đọc lại thì có chữ "vào" là từ lừa nên khiến câu C trở thành đáp án đúng hơn câu B".
Nghe đọc lý giải cũng rối não lắm rồi, vậy theo bạn, đáp án nào mới thật sự chính xác?
Cười xỉu cảnh bé trai đang đi thì bị "mương nước chạy ẩu ngã vào người", được bà rửa cho vẫn còn tủi thân mếu máo Nhìn cảnh cậu bé lấm bùn từ đầu đến chân không chừa chỗ nào, ai nấy đều thấy thương nhưng không thể nhịn cười. Đã bao lần người lớn phải chứng kiến cảnh trẻ nhỏ nghịch ngợm quá và lãnh hậu quả nhớ đời. Âu cũng là do đang ở cái tuổi hiếu động, trẻ say mê khám phá thế giới xung quanh...