Hối hận
Chị nghe râm ran trong bạn bè là cuộc sống gia đình chồng cũ có xáo trộn, nguyên nhân lại đứa con trai 14 tuổi của chị.
Chị đến tìm tôi trong tâm trạng bất an, vẻ mặt phờ phạc. Sự thiểu não của chị lúc này ngược hẳn với vẻ đẹp rạng ngời của chị cách đây chưa lâu. Chưa kịp nói gì với tôi, chị òa khóc. Rồi lấy lại bình tĩnh, chị bắt đầu kể, giọng trầm đục, thỉnh thoảng lại nức lên với câu hỏi: “Giờ mình phải làm sao đây?”.
Chị là bạn học phổ thông với tôi. Thời đi học, chị là hoa khôi của trường. Không chỉ đẹp, chị còn là người hiền thục, đảm đang, khéo léo. Ra trường, vừa có việc làm là chị lập gia đình với một người bạn cùng học ở đại học sau bốn năm yêu nhau. Năm đó chị 23 tuổi, anh hơn chị một tuổi. Họ không chỉ đẹp đôi bên nhau mà còn “môn đăng hộ đối” về gia đình lẫn kiến thức. Vợ chồng chị đều có công việc ổn định, có một ngôi nhà nhỏ do cha mẹ hai bên cùng góp cho. Bạn bè ai cũng tưởng cuộc hôn nhân của họ sẽ bền vững, không gì có thể phá vỡ được, nhất là khi lần lượt một trai, rồi một gái ra đời. Vậy mà, không hiểu sao sau 9 năm chung sống, họ lại chia tay. Bạn bè hay tin, ai cũng ngỡ ngàng và tiếc cho cuộc hôn nhân của họ.
Họ chia tay, đứa con trai lớn 8 tuổi ở với cha, con gái nhỏ ở với mẹ. Hai năm sau, chị lập gia đình với một người còn độc thân lớn hơn chị ba tuổi, có nghề nghiệp ổn định và có tài sản. Chị vẫn đẹp rạng ngời với vai trò cô dâu. Chú rể có vẻ là một người khéo léo, biết xử sự. Ai cũng chúc mừng cho hạnh phúc của họ. Theo lời chị, chị hài lòng về cuộc hôn nhân sau này, chồng chị là một người tốt, biết điều, rộng lượng, vị tha và anh cũng rất thương yêu con gái chị. Một năm sau, chị có thêm một con trai.
Cách đây 5 tháng, chồng cũ của chị lập gia đình mới, với một người cũng xinh đẹp và có địa vị xã hội. Chị cũng mừng cho hạnh phúc của người chồng cũ. Thế nhưng, cách đây khoảng nửa tháng, chị nghe râm ran trong bạn bè là cuộc sống gia đình chồng cũ có xáo trộn, nguyên nhân lại đứa con trai 14 tuổi của chị. Cháu không bằng lòng ở với mẹ kế, ương bướng và thường xuyên ra mặt phản ứng. Chị còn nghe, có lần cháu bị đuổi ra khỏi nhà. Chị có gọi điện thoại cho chồng cũ để hỏi thăm, nhưng anh gạt phắt đi, bảo là không hề có chuyện đó.
Ly nước đến lúc tràn là một buổi tối, có người bạn điện thoại báo con trai chị bị cha và mẹ kế đuổi khỏi nhà đã hai ngày, không biết cháu đi đâu. Hoảng hồn, chị xách xe đi tìm mà không biết sẽ tìm cháu ở đâu. Điện thoại cho chồng cũ thì không liên lạc được. Nhờ bạn bè khắp nơi, cuối cùng chị tìm được con trai đang nằm ngủ còng queo trước mái hiên một ngôi nhà. Lòng mẹ như xát muối. Nhưng, khi chị cầm tay con trai thì nó hất ra, gương mặt lạnh tanh, không cảm xúc:
Video đang HOT
- Cả bà và ông ấy đã cố tình từ bỏ tôi, tôi chẳng về nhà ai hết! Các người cứ vui với mái ấm của các người đi, mặc tôi!
Kể đến đây, chị òa khóc.
“Thằng bé nhất định không về nhà ai. Tối hôm đó, hai mẹ con ngồi trước hiên nhà người ta cho đến sáng. Rồi nó đi đâu mình cũng không biết. Giờ con mình ở đâu, làm gì? Cuộc đời nó rồi sẽ ra sao?”.
Vừa khóc chị vừa đặt ra một loạt câu hỏi mà tôi chẳng thể nào trả lời được. Chị nói đã báo với chính quyền và làm đơn lên tòa án để khiếu nại về trách nhiệm nuôi con của chồng cũ.
“Về mặt pháp lý mình đã làm hết cách nhưng cái quan trọng là làm sao để đưa thằng bé về nhà, làm sao xoa dịu vết thương trong lòng nó đây? Lỗi tại mình hết! Ngày xưa sao mình không nhận nuôi luôn hai đứa và đừng đi thêm bước nữa? Cứ nghĩ đời mình sẽ gặp hạnh phúc mà rồi cũng chỉ có sóng gió”. Chị nói thêm trong tiếng nấc.
Chị ra về, nhìn bóng chị đổ dài liêu xiêu, tôi băn khoăn tự hỏi: Những ngày sắp tới của chị rồi sẽ ra sao? Có phải cái ích kỷ của người lớn đã làm hỏng đời thằng bé, như chị đã tự trách mình?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tôi không sốt ruột chờ lời cầu hôn
Mặc cho bạn bè và người thân hối thúc đám cưới, tôi chẳng có vẻ gì là lo lắng hay sốt ruột, tôi không muốn làm xáo trộn cuộc sống của anh.
"Em hãy cưới anh nhé?"
Đó là lời cầu hôn anh cố ý dành cho tôi sau bao nhiêu năm tháng bạn bè và người thân hối thúc, còn anh vẫn "bình chân như vại". Riêng tôi chẳng có vẻ gì là lo lắng hay sốt ruột.
Anh hỏi tôi, sao ngần ấy năm vẫn không giục chuyện cưới xin, trong khi bạn bè đã có nơi, có chốn hết cả. Tôi cười. Không phải tôi không muốn cưới hay không yêu anh nhiều như anh nghĩ, đơn giản tôi không muốn làm xáo trộn cuộc sống vốn đang rất vui vẻ của anh. Tôi không muốn vì tôi mà anh bận tâm, lo lắng rồi xao nhãng công việc. Tôi muốn anh thoải mái, là anh như anh mong muốn, không vướng bận, không mệt mỏi, buồn phiền. Và hơn hết là tôi không có quyền đòi hỏi anh bất cứ điều gì, kể cả bắt anh yêu tôi thật nhiều. Tôi chỉ có thể bên cạnh anh, cổ vũ cho anh, mong anh bình yên và vui vẻ.
Ảnh minh họa: IM.
Tôi vẫn tự hỏi mình, nếu tôi có cuộc sống gia đình hạnh phúc, bố mẹ che chở và yêu thương tôi thì liệu tôi có đòi hỏi những điều đó ở anh không? Không phải tôi không đủ tư cách, hay bản thân tôi làm điều gì có lỗi với anh, chỉ có điều, tôi không đủ bản lĩnh vượt qua sự tự ái của bản thân.
Gia đình anh hạnh phúc, ông bà, bố mẹ, anh em trong nhà thương yêu nhau, đó là niềm mơ ước của tôi. Anh đẹp trai, công việc tốt, là người đàn ông giỏi giang, bản lĩnh vượt qua khó khăn mà tôi yêu thương. Càng yêu anh, tôi càng sợ mình sẽ làm tổn thương anh với cuộc sống vốn không trọn vẹn của mình. Không phải tôi không có niềm tin với anh, nhưng tận sâu trong đáy lòng, tôi sợ sự đổ vỡ.
Tôi không nén nổi lòng mình, để rồi òa khóc trước mặt anh như một đứa trẻ. Anh ôm tôi vào lòng và nói: "Anh biết và anh hiểu những dằn vặt, lo lắng trong em. Nhưng anh không thể chia sẻ với kẻ bướng bỉnh như em được, chỉ biết chờ đợi thời gian sắp xếp lại tất cả trong em".
Theo Bưu Điện Việt Nam
"Đừng đi..." Chạy đến thật nhanh, đôi tay níu lấy vạt áo Nam, lí trí của cô đã không còn đủ sức chống lại những cảm xúc, những xáo trộn trong tim nữa, biết bao dồn nén bấy lâu, biết bao thổn thức bỗng nhiên vỡ oà trong phút chốc... Có lẽ khi con tim đã đến giới hạn chịu đựng của nó, khi những...