Hối hả chợ hoa đêm Hà Nội
Người vội vã lấy hoa chở về các tỉnh xa bán, kẻ soi đèn pin chọn từng bông đẹp nhất, đôi lứa tay nắm tay thong dong ngắm đủ loại sắc màu… chợ hoa đêm Hà Nội vốn tấp nập lại càng hối hả trong những đêm cuối năm.
12h đêm, chợ hoa Quảng Bá (Tây Hồ, Hà Nội) tấp nập người mua kẻ bán. Nhiều thương lái từ các tỉnh xa xếp hàng mua hoa lay ơn từ các xe tải chở hoa từ Đà Lạt ra.
Mỗi bó lay ơn gồm 50 bông được bán buôn tại xe với giá 250.000-300.000 đồng. Một thương lái cho biết, cách đây 10 hôm, giá thu mua hoa tại Đà Lạt là 2.000 đồng một bông.
Trời còn tối, nhiều người phải soi đèn pin để chọn được những bó hoa đẹp. Chợ đêm Quảng Bá chủ yếu là khách mua buôn lớn, nhiều người từ Thanh Hóa, Hưng Yên… đi từ chập tối tới đây đợi mua để kịp mang về tỉnh khi trời sáng.
Cũng không ít người bán hoa nhỏ lẻ quanh Hà Nội tìm tới đây. Dù giá khá cao, hoa Ly thơm vẫn được nhiều người chọn chưng Tết.
Hàng bán hoa chuối rừng vắng khách khiến ông chủ buồn thiu.
Video đang HOT
Dãy hàng bày toàn hoa hồng đủ màu sắc đang đợi khách.
Cả gia đình, gồm cả bà bầu và trẻ nhỏ cũng lặn lội tới chợ hoa đêm, vừa để mua được hoa rẻ, đẹp, vừa ngắm nghía một nét văn hóa đặc sắc của Hà Nội.
Chàng thanh niên một mình lang thang chợ hoa chụp ảnh cũng tranh thủ chọn một bó violet tím biếc.
Đi chợ hoa đêm cũng là thú vui của không ít nhóm bạn. Cô gái trẻ mượn tạm bó hoa chưa kịp bán để chụp hình kỷ niệm.
Nhiều cặp uyên ương cũng đến chợ đêm mua và ngắm hoa.
Cũng họp vào ban đêm, chợ hoa ở Mai Dịch, Hà Nội, có vẻ thưa thớt hơn và cũng họp muộn hơn chợ hoa Quảng Bá.
Ở đây chủ yếu là những người bán buôn nhỏ lẻ hay đến từ vùng trồng hoa gần đó là làng Tây Tựu, thậm chí một số vừa lấy hoa từ chợ Quảng Bá về đây bán. Bó hoa lay ơn 10 bông được ông chủ nói giá tới 100.000 đồng.
Theo VNExpress
Nỗi niềm chợ Tết sinh viên
Những ngày cận Tết, các khu chợ đêm sinh viên náo nhiệt hẳn lên. Lẫn trong dòng người mua bán hối hả ấy, là biết bao những vui, buồn, âu lo phấp phỏng.
Sắm Tết kiểu sinh viên
So với ngày thường, lượng người đổ về các khu chợ đêm sinh viên nổi tiếng như chợ Phùng Khoang (Thanh Xuân), chợ Dịch vọng Hậu (Cầu Giấy) dường như tăng đột biến. Những quầy hàng Tết như nhiều hơn, phong phú hơn. Những tấm biển đề giá sản phẩm tuy là "không mặc cả" nhưng vẫn có thể làm khách hàng chú ý bởi mức giá rẻ bất ngờ: Quần bò 120 nghìn, áo khoác 100 nghìn, 150 nghìn, giày 30- 35 nghìn, kính mắt 20 nghìn... Có lẽ, chỉ có ở những khu chợ sinh viên như thế này các sản phẩm mới được niêm yết giá "bèo" đến thế. Các tấm biển "phá sản", "rẻ bất ngờ", "siêu rẻ"... đập vào mắt khiến khách hàng tò mò.
Đi chợ SV đông như đi hội (Ảnh: MT)
Hàng hoá "siêu rẻ" cho SV (Ảnh: MT)
"Tầm này là chợ đông khách nhất, vì sinh viên sắp sửa về quê, tranh thủ đi mua sắm. Chứ sang tuần sau có khi lại vơi khách vì hầu hết học sinh, sinh viên đã nghỉ rồi" - một chủ hàng quần áo tại chợ đêm Dịch Vọng Hậu cho biết.
Thật vậy, theo lịch thì nhiều trường đã bắt đầu cho sinh viên nghỉ Tết từ tuần này. Sắp về quê nên hầu hết sinh viên đều muốn dạo chợ, mua sắm đôi chút. Nếu không sắm sửa cho gia đình hoặc cho chính mình, thì cũng đi chợ để ít nhiều hưởng không khí Tết sớm Hà Nội.
"Thứ sáu tuần này là em về quê rồi, chẳng còn việc gì nhiều, cả bọn rủ nhau đi chợ đêm. Coi như đi chợ Tết luôn!" - Hạnh, SV HV Báo chí tuyên truyền chia sẻ. Cả nhóm của Hạnh có đến bốn, năm người, ríu rít dắt nhau đi chợ, ai nấy đều háo hức, vui vẻ, dù tình hình tài chính chẳng mấy dư dả.
"Giờ này bọn em chẳng đứa nào còn nhiều tiền, nên nói đi chợ Tết cho oai vậy thôi, chứ chủ yếu là chúng em đi chơi. Mua sắm gì cũng chỉ lặt vặt" - một thành viên trong nhóm nói.
Không chỉ bạn bè, nhiều cặp đôi cũng chọn chợ sinh viên làm chốn hẹn hò thú vị. Nguyễn Tuấn Tú, SV ĐH Giao thông vận tải tỏ ra cực kì hạnh phúc đưa người yêu đi mua sắm khắp chợ.
"Đi một vòng là mình có thể sắm cho nàng từ vòng tay, găng đến áo len... đúng kiểu "đại gia sinh viên". Người yêu mình rất hiểu và trân trọng, nên dù toàn hàng rẻ tiền nhưng cô ấy rất thích " - Nguyễn Tịnh - SV ĐH Thương Mại vui vẻ cho biết.
Mùa ưu tư
Lặng lẽ hơn và có phần trắc trở hơn là góc của những sinh viên mưu sinh tại chợ đêm những ngày Tết. Những "chủ hiệu" sinh viên thường có gương trẻ măng, vừa bán hàng vừa bẽn lẽn hoặc lôi kéo đông bạn bè đến ủng hộ.
"Nhờ có người quen nên em nhập được một ít đồng hồ đeo tay giá rẻ, tranh thủ kinh doanh dịp Tết" - Hằng (SV HV Tài chính) nói.
Quầy hàng của Hằng nhỏ xíu, nằm trong góc chợ Dịch Vọng Hậu. Những chiếc đồng hồ đeo tay khá xinh xắn nhưng dường như chưa thu hút được sự chú ý của mọi người.
"Chắc tại bọn em chưa có kinh nghiệm, chưa biết "câu" khách. Cũng may là từ đầu không tham, nhập hàng vừa phải. Hi vọng từ nay đến cuối tuần sẽ bán hết hàng, lời lãi cũng đủ mua ít quà Tết nho nhỏ tặng bố mẹ" - Hằng tâm sự.
Với những "nhà buôn" tay ngang như nhóm của Hằng, Tết càng đến gần thì họ càng nóng ruột, chỉ mong mau mau bán hết để được về quê.
Những quầy hàng vỉa hè của SV (Ảnh: MT)
"Em mong về quê lắm rồi, ở đây ngày nào là tốn tiền ngày ấy, tiền lãi chẳng bù lại được tiền ăn ở, đi lại" - Trang, nữ SV HV Hành chính Quốc Gia, bán quần áo gần cổng ĐH Quốc Gia chia sẻ.
Quê ở Tuyên Quang, khoảng thời gian được về quê của Trang không nhiều. Có lẽ Tết là đợt nghỉ dài nhất để cô được ở nhà cùng bố mẹ. Nhưng cách đây hơn một tháng, Trang "nổi máu" làm giàu, vay tiền để chung vốn với một người bạn mở shop bán quần áo online. Công việc không được như ý, sát Tết rồi mà số hàng tồn vẫn còn khá nhiều làm cả hai lo lắng mất ăn mất ngủ. Cuối cùng, hai người bạn phải mang quần áo ra chợ Đêm bán. Không có tiền thuê địa điểm, họ phải ngồi bán hàng tạm bợ ở ngay vỉa hè. Vừa bán vừa sợ bị phạt, thêm một chút ngại ngùng, nhưng rồi cũng qua bởi nỗi lo "lỗ vốn".
"Vốn chưa thu được hết, lãi chẳng thấy đâu, suốt đợt thi bọn em vừa lo chạy hàng, vừa lo buôn bán, chẳng đâu vào đâu cả. Đến giờ này rồi, thấy bạn bè rậm rịch về quê, cũng chẳng đứa nào còn tâm trí buôn bán đâu chị ạ" - Trang lo lắng nói.
Cô bảo: "Mấy hôm nay bố mẹ em mong tin đã gọi điện hỏi han hôm nào về, em chẳng biết bảo sao, đành nói dối là sắp được nghỉ nhưng còn muốn qua nhà bạn ở chơi vài hôm. Nếu hết tuần mà không bán được, thì em đành để ra Tết rồi tính tiếp..."
Những ưu tư ấy, Trang và người bạn chỉ biết giữ cho riêng mình, tuyệt đối không để cho gia đình biết vì sợ bố mẹ lo. Có lẽ, mùa Tết năm nay, lần đầu tiên họ biết thế nào là nỗi lo năm hết Tết đến.
Theo Vietnamnet
"Sóng ngầm" ở chợ đêm Đc kéng trong chi thực phmn-TPHCM,ngic thu phi chung ching cho bọnu, bo k 0 gi, tri ma r rích, khuôn vin chi nông sn thực phmn sũng nc. Di nhènng vọt,ngi laong nghèo thức trắng mu sinh. Thỉnh thong li ci chuyn xe ti niuôi nhauc tỉnh mn Ty, Ty Nguyno bãi tp kt. Ngay lcng phụ nữ dng vẻ tt bt...