[Hỏi Game thủ] Bạn có ghét game Trung Quốc?
Không rào đón dông dài, trong bài viết này GameK sẽ đi thẳng vào vấn đề muốn đề cập. Một tình trạng rất phổ biến hiện nay của làng game online nước nhà, đó là có một bộ phận game thủ tỏ ra cực kỳ thờ ơ, thậm chí là dẫn đến thói quen tẩy chay những tựa game online có nguồn gốc từ Trung Quốc. Việc một phần cộng đồng game thủ tại Việt Nam quay lưng lại với những MMO có xuất xứ từ “người hàng xóm” Trung Quốc suy cho cùng cũng được tổng kết trong một số lý do được đề cập ngay dưới đây.
Hình minh họa
Theo như không ít những nhận xét ghi nhận được của cộng đồng game thủ, thì rất nhiều tựa game Trung Quốc có mặt tại Việt Nam chỉ là những MMO với đồ họa lẫn lối chơi được sao chép từ rất nhiều những game online thành công khác trên thế giới. Sau một thời kỳ MMO phát triển lên đến giới hạn (tại cả Việt Nam cũng như trên thế giới), thị trường bắt đầu có dấu hiệu thoái trào. Số lượng game online ra mắt vẫn rất đều, thế nhưng nhìn chung chất lượng của những tựa game ra mắt trong thời điểm này lại không cao như trước.
Hình minh họa
Trong số những MMO như thế, đã có không ít những MMORPG client hay webgame mới được các nhà phát hành Việt Nam đưa về hoạt động tại thị trường trong nước. Sở hữu lối chơi không có điểm nhấn, nhai đi nhai lại nhiều mô típ game đã cũ, cộng với việc lạm dụng rất nhiều chức năng như auto hay cash shop, những game online có xuất xứ từ Trung Quốc trong thời gian qua đã bị cộng đồng lên tiếng chỉ trích và gán cho cái tên “game rác”.
Video đang HOT
Và từ đó, cộng thêm một vài lý do khác, cũng có không ít người có tư duy bài trừ và tẩy chay những tựa game đến từ Trung Quốc đang hoạt động tại thị trường Việt Nam. Hễ có thông tin về một tựa game mới chuẩn bị về nước ta, chỉ cần biết nguồn gốc Trung Quốc là chắc chắn sẽ có không ít người lên tiếng tẩy chay không tiếc lời, đồng thời nói không với những game này, chưa cần biết chất lượng của tựa game chưa ra mắt sẽ ra sao.
Hình minh họa
Trong khi đó một số lượng game thủ khác thì giữ thái độ khách quan hơn với “game Tàu”. Theo suy nghĩ của họ, dù có xuất xứ từ Trung Quốc đi chăng nữa, thì đó cũng chỉ là những tựa game chơi để giải trí, chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống thực. Hơn nữa, nếu game không có chất lượng, thì họ sẽ không chơi mà để dành sức, chuyển sang những tựa game khác xứng đáng hơn, thay vì “ném gạch” những game có xuất xứ Trung Quốc tại Việt Nam. Một số khác có vẻ như kém may mắn hơn, khi điều kiện không cho phép để họ tiếp cận những MMO có chất lượng thì đành chịu đựng việc thưởng thức những MMO chất lượng thấp và hy vọng một ngày nào đó, những game online hay sẽ lại về Việt Nam, đem tới cho họ cơ hội được trải nghiệm.
Còn bạn? Bạn có cảm nghĩ ra sao về những game online có xuất xứ Trung Quốc hiện đang hoạt động tại Việt Nam? Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn thông qua công cụ bình chọn cũng như phần bình luận ngay dưới bài viết.
Theo GameK
[Ghi nhận] Game thủ Việt thích và chê NPH nào?
NPH game là gì? Nói một cách đơn giản, họ là những người trực tiếp giúp cho cộng đồng game online Việt Nam được thưởng thức những tựa MMO được Việt hóa, với server đặt tại nước nhà, thay vì ngày ngày phải "trèo đèo lội suối" sang những server nước ngoài, với ping cao, cùng nguy cơ IP Việt Nam bị khóa là rất cao. Họ chính là những người có nhiệm vụ chăm sóc game thủ bằng việc đem đến cho họ những dịch vụ với chất lượng tốt nhất, cộng với việc tạo ra một cộng đồng lớn mạnh với đông đảo người chơi và những sự kiện đầy cuốn hút.
Thế nhưng có thể chắc chắn rằng, cách mỗi NPH thực hiện những việc kể trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cách cộng đồng game thủ Việt nhận xét về các nhà phát hành. Thông qua bài viết "Hỏi game thủ" thứ hai được đăng tải cách đây 2 ngày, các độc giả GameK, những người chơi MMO tại Việt Nam đã lên tiếng chia sẻ những suy nghĩ cá nhân của họ về các nhà phát hành game Việt. Khen có, chê có, nhưng có thể nói tất cả đều là những ý kiến cực kỳ quý giá dành cho các NPH.
Thích, vì sao?
Rất nhiều đoạn bình luận đầy tâm huyết đã được độc giả chia sẻ về nhà phát hành để lại nhiều ấn tượng tốt trong lòng họ nhất. Lý do cũng có rất nhiều. Đầu tiên phải kể đến là việc NPH trong quá khứ đã có công đem những game có chất lượng về Việt Nam, tạo nên hiệu ứng tốt trong cộng đồng. Thứ hai, dịch vụ chăm sóc khách hàng của một vài nhà phát hành cũng tạo được điểm cộng trong sự nhận xét của nhiều người chơi MMO: Hồi đáp thắc mắc nhanh, Game Master dễ mến, giải quyết khiếu nại theo hướng có lợi cho game thủ, giải quyết tệ nản hack cheat nhanh gọn, v.v...
Việc gây dựng một cộng đồng lớn mạnh, tạo ra những event cả online lẫn offline cuốn hút người chơi là điểm thứ ba trong những lý do người chơi MMO Việt thích các nhà phát hành. Có thể nói, với game MMO, hay thậm chí là bất kỳ tựa game nào khác, thì cộng đồng luôn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Có cộng đồng, game thủ mới có nơi để chia sẻ, có nơi để kết bạn, làm quen những người cùng chơi. Đó nhiều khi là điều đáng trân trọng nhất đối với mỗi game thủ Việt.
Nhưng cũng không thiếu lý do ghét
Tương tự, với dịch vụ nghèo nàn cộng với việc "hút máu" game thủ, chắc chắn NPH sẽ để lại ấn tượng xấu trong lòng khách hàng, mà cụ thể ở đây chính là những người chơi game. Một trong những điều game thủ "dị ứng" nhất trong các game, đặc biệt là trong các MMO có tính chất đối kháng là chuyện sử hack cheat. Nếu giải quyết vấn đề này không chu toàn, thì sẽ không chỉ có các hacker bị chỉ trích, mà còn là cả nhà phát hành. Dù sao, việc vận hành game, sửa lỗi, tung bản cập nhật và truy quét các hacker luôn là nhiệm vụ của những NPH.
Cũng trong chủ đề "chăm sóc gamer", không ít NPH bị mang tai mang tiếng khi những thắc mắc, khiếu nại của game thủ không được giải đáp một cách trọn vẹn và nhanh chóng. Chưa dừng lại ở đó, việc vận hành game thiếu trách nhiệm, nhập về Việt Nam những tựa game chất lượng thấp, dẫn đến tình trạng "game hay thì chết yểu, game rác thì cứ ùn ùn" vẫn tái diễn. Đó cũng là một điều các game thủ muốn nhắn nhủ đến nhà phát hành, những người có khả năng định đoạt số phận của một tựa game dựa vào cách họ quản lý tựa game.
Cuối cùng nhưng cũng chẳng kém phần quan trọng, đó là về cash shop. Có thể không cần phải nhắc lại, với một tựa game free to play, trào lưu gần như độc chiếm thị trường Việt Nam, thì cash shop là nguồn thu lợi nhuận chủ yếu của các nhà phát hành, giúp họ tiếp tục vận hành game cũng như đầu tư vào những tựa MMO khác. Thế nhưng việc các NPH quá chú trọng vào cash shop, dẫn đến tình trạng nhà nhà cào thẻ, người người cào thẻ như trong một số game lại khiến cho cách kinh doanh MMO dạng free to play phản tác dụng: Những người bỏ tiền nạp thẻ mua item mạnh hơn rất nhiều so với người chơi game "cho vui"...
Tạm kết
Vẫn còn rất rất nhiều lý do khiến cho người chơi game biểu đạt thái độ thích, yêu quý, hoặc ghét một nhà phát hành MMO nào đó tại Việt Nam. Thiết nghĩ, tất cả những ý kiến chia sẻ được GameK tổng kết kể trên đều là những thứ mà các NPH có thể lắng nghe để đem đến cho cộng đồng những tựa game chất lượng hơn trong hiện tại cũng như tương lai.
Theo GameK
Khi game thủ online Việt Nam nhìn nhận lại game offline Không lâu trước đây, tôi đã được đọc một bài viết tâm sự của một game thủ vốn quen chơi game offline nhìn nhận cộng đồng game online Việt. Thú thực là sau khi đọc bài viết của game thủ này, tôi có cảm giác vừa đồng tình, nhưng cũng có phần nghĩ rằng những nhận xét của bạn có phần quá khiên...