Hội ế tuổi 30: Trẻ thì không có tiền, đến khi có tiền thì không còn trẻ, cuộc đời là chuỗi ‘deadline’, ngay cả chuyện lấy chồng
Thông báo mới của Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khích kết hôn trước 30 tuổi và sớm sinh con đã khiến hội ế nháo nhào. Không ít người đã bị trễ deadline, số còn lại có vắt chân lên cổ chạy cũng không kịp nữa.
Chuyện dựng vợ, gả chồng, sinh con đẻ cái vẫn là câu chuyện ‘biết rồi, khổ lắm, nói mãi’ mà vẫn chẳng đâu vào đâu. Không chỉ các bậc phụ huynh sốt suột, hàng xóm hỏi han, họ hàng giục giã mà bây giờ chuyện giục cưới đã lên đến ‘level’ Chính phủ. Áp lực đè lên vai hội ế còn nặng nề hơn cả trọng lực của Trái đất.
Chuyện giục cưới nay đã lên đến ‘level’ Chính phủ
Bác giục tụi cháu kết hôn nhưng đi đâu để kiếm vợ, tìm chồng thì bác không nói
Đâu phải ai kết hôn muộn hay không kết hôn cũng tôn thờ chủ nghĩa độc thân, lười lấy vợ, lấy chồng, ngại sinh con đẻ cái. Có những người muốn sống độc thân vì đó là một sự lựa chọn, nhưng cũng có những người phải độc thân vì họ không còn sự lựa chọn.
Họ bị mang tiếng ‘ế’, một từ ‘ế’ đeo bám cả thanh xuân còn chưa đủ tủi hay sao? Không phải là không muốn mà muốn cũng không được. Họ cũng mở lòng, cũng tìm hiểu, cũng hẹn hò, nhưng bằng cách nào đó họ vẫn một mình.
Người ta có cặp có đôi và đang cãi nhau, còn tôi…
Trong Search: www (Từ khóa tình yêu), việc độc thân quá lâu đã khiến Bae Ta Mi (Im Soo Jung) không còn muốn kết hôn nữa. Đó chính là điều trở ngại khi cô đến với những mối quan hệ mới, khi nửa kia muốn tiến đến hôn nhân nhưng cô lại muốn một mối quan hệ không ràng buộc.
Khi tình trẻ hỏi Bae Ta Mi rằng từ khi nào cô không còn muốn kết hôn nữa, cô trả lời rằng: ‘Kể từ khi tôi nhận ra tôi không thể làm điều đó một mình’. Giống như một bàn tay không thể vỗ lên thành tiếng, chuyện kết hôn, sinh con luôn là câu chuyện của hai người.
Chẳng lẽ tôi kết hôn với chính mình?
Giá mà bác Thủ tướng bảo: ‘Các cháu cứ ngồi ngoan đấy, bác phát cho mỗi cháu một tấm vợ, tấm chồng’ thì có phải đất nước trọn niềm vui không?
Video đang HOT
Hay chí ít Chính phủ cũng nên lập ra một cơ quan như ‘Ban chỉ đạo mai mối quốc gia’ rồi có kế hoạch khoanh vùng, phân loại đối tượng để ghép đôi; có đội ngũ chuyên dẹp nạn ‘làm giá’, thao túng và tung tin sai lệch về định hướng hôn nhân của chị em.
Hay là, mô hình chiếc ATM gạo đang rất hot, giá mà cũng có cái máy ‘ATM chồng’ để ai cần cứ đến lấy một phần, ai có rồi thì nhường cho người khác.
Mà buồn cười ở chỗ, con trai, con gái suốt ngày than ế nhưng những kẻ ế lại chẳng đến với nhau, thế nên ế vẫn là một vấn nạn dai dẳng.
Người yêu thì không có, có mỗi con chó để nuôi!
Có những người dành cả thanh xuân để thoát ế, nhưng cũng có những người phấn đấu cả tuổi trẻ chỉ để thoát nghèo
Kết hôn, sinh con đâu phải là chuyện cứ muốn có thể làm được. Để vận hành một gia đình, nuôi những đứa trẻ từ khi mới chào đời cho đến khi trưởng thành cần tiền, hoặc rất nhiều tiền.
Hồi 22 tuổi mới ra trường, tôi nghĩ lấy chồng gì tầm này, kiếm tiền cái đã, nhà bao việc, đất nước còn bao việc.
25 tuổi vẫn ung dung, còn trẻ chán, tận hưởng cuộc sống độc thân cái đã, vài năm nữa cưới cũng chưa muộn.
Thế rồi, ngày qua ngày, tháng nối tháng, năm qua năm, ngoảnh đi ngoảnh lại cái ‘deadline’ 30 cũng sắp cận kề.
Sao tuổi 30 của mình lại như thế này?
Một trong những nghịch lý của tuổi 30 đó là khi còn trẻ thì không có tiền, đến khi có tiền thì không còn trẻ và những người đã đi cùng mình những năm tháng ấy không còn ai bên cạnh, không một ai!
Hồi 20 tuổi tưởng tượng năm 30 nếu mình không nghiêm túc trong những bộ đồ công sở thì cũng quay cuồng một nách mấy con rồi. Thế rồi tuổi 30 đến, vẫn cố gắng lạc quan, yêu đời, tự nhủ với bản thân rằng: ‘Không sao cả, dù muộn một chút nhưng duyên số rồi cũng sẽ đến thôi’.
Nhìn ngang, nhìn dọc, con của bạn mình sắp gọi mình bằng chị đến nơi. Có đứa còn sắp sửa lấy chồng tập 2 rồi. Nhìn lại mình, chẳng có gì ngoài một tâm hồn đẹp.
Sao tuổi 30 của mình lại như thế này? Cuộc sống hiện tại đã khiến mình thỏa mãn chưa? Lỡ như mình độc thân cả đời thì sao?
Nếu mình độc thân cả đời thì sao?
Tóm lại, hội ế còn chưa đủ khổ hay sao?
Ở nhà đã đủ đau đầu với gia đình, họ hàng, làng xóm rồi, giờ áp lực còn đến từ cả Chính phủ nữa. Ngẫm đi ngẫm lại, chính những người không kết hôn, không sinh con lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất. Trẻ thì phải chịu áp lực nặng nề về tâm lý. Già thì phải chịu cảnh cô độc một mình.
Tất nhiên, cũng phải nhìn thẳng vào sự thật rằng, kinh tế càng phát triển, đời sống càng tăng cao thì người ta lại càng ‘lười’ kết hôn và sinh con. Khi phụ nữ ngày càng độc lập, tự chủ về kinh tế, họ không muốn hy sinh bản thân cho những công việc chăm sóc không lương trong gia đình.
Bình đẳng giới vẫn là một cái gì đó mơ hồ. Rõ ràng khi bỏ ra nhiều năm trời trong chặng đường mang thai và làm mẹ, người phụ nữ cũng bỏ lỡ rất nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp so với đàn ông.
Hay một câu hỏi đơn giản thôi nhưng cũng khiến cộng đồng mạng chia phe tranh cãi mấy ngày qua: ‘Tại sao cả nhà ăn cơm mà con gái lại phải rửa bát?’ Chừng nào có giải pháp cho những vấn đề đó, tự khắc người ta sẽ muốn kết hôn thôi.
Khuyến khích kết hôn trước 30 tuổi: Nhiều bạn trẻ đồng tình, nhưng...
Trước thông tin Thủ tướng khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, nhiều bạn trẻ đồng tình với chủ trương này, nhưng không ít ý kiến cho rằng tìm người tâm đầu ý hợp không dễ chút nào.
Nhiều bạn trẻ đồng tình với việc nên kết hôn trước 30 tuổi - T.T.C
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 588 phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030". Trong số những hoạt động ưu tiên cần thực hiện ngay, Thủ tướng đề nghị thí điểm biện pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con như khuyến khích kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ 2 trước 35 tuổi... và từng bước thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn.
"Nếu được 'phát' chồng luôn thì tốt nhỉ?"
Là câu nói vui của những bạn gái trẻ độc thân nhưng thuộc dạng "hai mấy nồi bánh chưng" mà chưa có một mảnh tình vắt vai nào.
Nguyễn Ngọc Hoàng Lan (cựu sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM) hài hước nói: "Giá mà vừa khuyến khích vừa có luôn cái chương trình phát chồng hay phát người yêu thì tốt nhỉ?. Nói gì nói chứ với mấy đứa thuộc dạng ế lâu năm như mình thì muốn lấy chồng cũng khó lắm à nha. Tụi bạn thường hay chọc mình là nếu giờ ba mẹ bắt mi phải cưới thì tính sao nhỉ, chồng ở đâu mà cưới ta? Thế đó, phải khổ cho mấy đứa ế bền vững như mình".
Nói rồi Lan cho biết thêm cô cũng rất đồng ý với quan điểm là kết hôn và sinh con sớm, vì sẽ tốt hơn cho con của mình sau này.
Nhiều bạn trẻ tin vào duyên phận, duyên chưa đến thì có muốn cưới cũng không cưỡng ép được - HOA NỮ
"Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, chuyện chồng con là chuyện của duyên số, muốn ép cũng không được. Mình thấy việc kết hôn muộn có nhiều đối tượng lắm, một là mấy đứa ế thật như mình chẳng hạn. Hai là những đứa kén cá chọn canh, nhiều quá chẳng biết chọn ai và muốn làm giá. Ba là đứa rất độc lập, cá tính và chỉ muốn cuộc sống độc thân, hoặc chưa muốn lấy chồng để bị ràng buộc sớm. Chứ cái đứa ế mà khuyên nó lấy chồng sớm thì chẳng biết chồng đâu mà lấy", Lan chia sẻ.
Cũng cùng suy nghĩ với Lan, Phan Hoàng Dung (cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học Huế, sống tại TP.Nha Trang, Khánh Hòa) bày tỏ: "Mình rất đồng ý với việc phụ nữ nên kết hôn sớm trước 30 tuổi và sau đó sớm có con, muộn nhất là năm 35 tuổi, bởi đây là độ tuổi sinh đẻ phù hợp với phụ nữ. Điều này mình được học từ những năm cấp 2 và được mẹ mình suốt ngày nói bên tai".
Thế nhưng cô nàng cũng nói thêm: "Nhưng đây đúng là tin mà mình sợ phải nghe nhất ở thời điểm này, do đến bây giờ mình đã 28 mà vẫn chưa có mối tình vắt vai. Mặc khác, mình cũng không hề theo chủ nghĩa độc thân hay làm mẹ đơn thân gì cả. Ngay lúc này đây, mình vẫn mong muốn quen một người khác giới và tiến đến hôn nhân. Nhưng trớ trêu thay là cứ nghĩ như vậy mà chả làm quen, kết bạn được với bạn khác giới nào. Thế mới khổ. Nói chung việc kết hôn trước 30 tuổi với mình sao mà khó quá".
"Nếu duyên không đến thì đi tìm duyên"
Nguyễn Thị Ngọc Trà, giáo viên một trường tiểu học tại Bình Dương, mặc dù vẫn đồng ý với việc nên kết hôn trước 30 tuổi và sinh con sớm. Nhưng dù năm nay đã 29 tuổi, Trà vẫn không đặt nặng chuyện phải cưới chồng trước 30 tuổi. "Mình thì thích tự do, thoải mái làm điều mình thích chứ mình không quá quan trọng chuyện lấy chồng sinh con trước hay sau 30 tuổi. Khi nào gặp được người đúng gu thì lúc đó kết hôn vẫn chưa muộn".
Trà cũng hài hước kể: "Cứ mỗi lần nhà có đám giỗ là lúc nào mọi người cũng một câu hỏi mà hỏi đi hỏi lại là 'khi nào lấy chồng? Bớt khó tính đi chứ già lắm rồi đó'. Mà mình thì luôn thấy cuộc sống đang tươi đẹp, hạnh phúc quá. Độc thân rong chơi thêm vài năm nữa cũng không sao. Yêu thì yêu còn kết hôn thì từ từ tính".
Nhiều bạn chỉ muốn yêu chứ kết hôn thì từ từ tính sau - HOA NỮ
Nguyễn Thị Hà Tiên (cựu sinh viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM) cũng tròn 29 tuổi nhưng Tiên luôn quan niệm hôn nhân thì không vội được: "Trong cuộc đời mỗi người ai cũng cần một người bạn tri âm tri kỷ, cần người chia ngọt sẻ bùi. Sẽ rất mệt mỏi nếu mình cứ độc thân dài dài. Nhưng hôn nhân thì không vội, vì vội thường sai, nên với mình thì cứ chậm mà chắc, chậm cũng được không sao cả. Khi ấy bản thân mình cũng đủ chín chắn và trưởng thành để biết bản thân mình muốn gì và biết cách yêu thương cũng như bao dung cho bạn đời của mình hơn. Mình luôn hy vọng hôn nhân là nơi niềm vui thì nhân đôi còn nỗi buồn sẽ vơi đi một nửa. Nên chậm mà chắc thì vẫn tốt hơn".
Còn với Hoàng Dung thì hôn nhân nên thuận theo tự nhiên nhưng nếu duyên không đến thì chỉ còn cách tự đi tìm duyên: "Mình luôn nghĩ thuận theo tự nhiên là tốt nhất, và duyên chưa đến thì muốn cưới cũng không có chồng đâu mà cưới. Nhưng mình cũng rất đồng ý với khuyến khích kết hôn trước 30 tuổi, nên nếu đến năm 30 tuổi mà duyên số trời chưa có thì có khi nào phải tính chuyện cưỡng ép không ta. Chắc lúc đó, phải gia nhập vào các hội nhóm, chương trình truyền hình để xin một chân thoát ế thôi".
Khuyến khích kết hôn trước 30 tuổi: Người sống ở TP.HCM khó cưới sớm, tại sao? Ngoài lý do chưa tìm được người yêu, nhiều người sống ở TP.HCM ngại cưới sớm vì cho rằng cần phải ổn định sự nghiệp, mức thu nhập đôi ba chục triệu mới có thể tính đến chuyện kết hôn để về không bị khổ. Nhiều người sống ở TP.HCM ngại chuyện cưới sớm - ẢNH: SHUTTERSTOCK Ngày mạng xã hội mới thịnh...