Hội đồng tiền lương đề xuất lương tối thiểu tăng cao nhất 17%
Hội đồng Tiền lương quốc gia đưa ra phương án trình Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng 2014 đạt 15- 17%.
Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia cho biết hiện Hội đồng Tiền lương quốc gia còn tiếp tục thu thập ý kiến của các bộ ngành, đơn vị về phương án tăng lương tối thiểu vùng 2014. Theo ông Huân, muộn nhất đến 20/9, Hội đồng sẽ trình lên Chính phủ phương án cuối cùng, sau khi đã cân đối quyền lợi của người lao động cũng như doanh nghiệp. Theo đó, phải đảm bảo mục tiêu lương tối thiểu đáp ứng đời sống tối thiểu cho người lao động và cũng không gây tổn hại cho “ sức khỏe” của doanh nghiệp.
Được biết, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đưa ra phương án tăng lương tối thiểu vùng 2014 (áp dụng cho khối doanh nghiệp) khoảng 17%/tháng, áp dụng từ 1/12014. Theo đó, với phương án này, mức lương tối tối thiểu dành cho lao động vùng 1 là 2,75 triệu đồng/tháng, vùng 2 là 2,45 triệu đồng, vùng 3 là 2,1 triệu đồng và vùng 4 là 1,9 triệu đồng, trong đó lương vùng 1-3 tăng 17%, riêng vùng 4 tăng 15% so với năm 2013.
Theo Tổng liên đoàn, hiện mức lương tối thiểu chỉ đảm bảo 62 – 68% đời sống của người lao động
Video đang HOT
Như vậy, so với đề xuất của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (tăng cao nhất 36%) thì mức đề xuất này chỉ đáp ứng khoảng 50%. Nhận xét về vấn đề này, ông Huân cho rằng Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam là đơn vị bảo vệ quyền lợi cho người lao động nên đương nhiên sẽ muốn tăng lương cho người lao động ở mức cao nhất. Tuy nhiên, trên thực tế xã hội hiện rất nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn, mỗi kỳ tăng lương tối thiểu sẽ tác động lớn đến chi phí của doanh nghiệp, kể cả chi phí lương và bảo hiểm xã hội.
Trước đó, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất 2 phương án tăng lương tối thiểu năm 2014 để trình Hội đồng tiền lương quốc gia xác định mức lương tối thiểu năm 2014. Theo phương án 1, mức lương tối thiểu năm 2014 sẽ được điều chỉnh tăng thêm so với năm 2013 từ 400.000 – 850.000 đồng (khoảng 24 – 36%), lên thành 2,05 – 3,2 triệu đồng/tháng. Phương án 2, mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu tăng từ 350.000 – 750.000 đồng (21 – 32%).
Theo khảo sát của Tổng liên đoàn, hiện mức lương tối thiểu chỉ đảm bảo 62 – 68% đời sống của người lao động (tùy theo vùng), cuộc sống của người lao động còn gặp quá nhiều khó khăn.
Phạm Thanh
Theo Dantri
Sẽ trục xuất lao động nước ngoài không được cấp phép tại Việt Nam
Nghị định mới có hiệu lực từ 1/11 tới quy định chi tiết về cấp giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và quy định trục xuất lao động nước ngoài không có giấy phép.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 102 quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nghị định được ban hành theo đề nghị từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.Theo đó, Nghị định quy định chi tiết về cấp giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, và quy định trục xuất lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động.
Nghị định nêu rõ hàng năm, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động (NLĐ) nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà NLĐ VN chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính. Chủ tịch UBND cấp tỉnh có văn bản chấp thuận cho từng người sử dụng lao động về việc sử dụng NLĐ nước ngoài đối với từng vị trí công việc.
Trường hợp cần sử dụng NLĐ nước ngoài có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của gói thầu thì trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải kê khai số lượng, trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của NLĐ nước ngoài huy động để thực hiện gói thầu; nghiêm cấm sử dụng NLĐ nước ngoài thực hiện các công việc mà NLĐ Việt Nam có khả năng thực hiện và đáp ứng yêu cầu của gói thầu, đặc biệt là lao động phổ thông, lao động không qua đào tạo kỹ năng nghiệp vụ.
Theo nghị định, trước khi tuyển NLĐ nước ngoài, nhà thầu có trách nhiệm đề nghị tuyển NLĐ Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển NLĐ nước ngoài (có kèm theo xác nhận của chủ đầu tư) với Chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi nhà thầu thực hiện gói thầu. Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan, tổ chức của địa phương giới thiệu, cung ứng NLĐ trong nước cho nhà thầu. Trong thời hạn tối đa 2 tháng, kể từ ngày nhận được đề nghị tuyển từ 500 NLĐ VN trở lên và 1 tháng, kể từ ngày nhận được đề nghị tuyển dưới 500 NLĐ VN mà không giới thiệu hoặc cung ứng NLĐ nội địa cho nhà thầu, thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định việc nhà thầu được tuyển NLĐ nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được ...
Đối với NLĐ nước ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam...
Nghị định có hiệu lực từ 1/11/2013.
Phạm Thanh
Theo Dantri
Ảnh hưởng áp thấp, miền Bắc mưa giông kéo dài Trong những ngày tới, các địa phương miền Bắc còn tiếp diễn mưa, giông do chịu ảnh hưởng của vùng áp thấp. ảnh minh họa Tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, hôm nay (12/9) các địa phương miền Bắc trong đó có Hà Nội còn diễn ra mưa rào và giông do tác động của vùng...