Hội đồng quân sự Sudan yêu cầu phe đối lập chịu trách nhiệm do biểu tình tại Khartoum
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/7, Hội đồng Quân sự chuyển tiếp Sudan (TMC) đã yêu cầu Liên minh Tự do và Thay đổi đối lập phải chịu trách nhiệm cho những “vi phạm và thiệt hại” trong cuộc biểu tình quy mô lớn diễn ra trước đó một ngày.
TMC cáo buộc liên minh đối lập vi phạm những gì đã cam kết và kích động những người biểu tình tiến đến Dinh Tổng thống và trụ sở Bộ Quốc phòng, khiến cảnh sát phải sử dụng hơi cay để giải tán người biểu tình. Theo TMC, Liên minh Tự do và Thay đổi phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những vi phạm và thiệt hại do biểu tình gây nên.
Hàng chục nghìn người Sudan tham gia biểu tình tại thủ đô Khartoum đòi trao quyền cho chính quyền dân sự ngày 30/6/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 30/6 vừa qua, hàng chục nghìn người Sudan đã xuống đường tại thủ đô Khartoum để yêu cầu TMC trao lại quyền lực cho người dân. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi chính quyền quân sự giải tán khu trại của người biểu tình cách đây 3 tuần. Cảnh sát đã sử dụng hơi cay để giải tán người biểu tình đang tiến về Dinh Tổng thống và người biểu tình ở các quận của thủ đô Khartoum như Bari, Mamoura, Arkaweit. Thứ trưởng Bộ Y tế Sudan Suleiman Abdel-Jabar xác nhận 7 người đã thiệt mạng và 181 người bị thương trong các vụ đụng độ. Phía cảnh sát có 10 người bị thương.
Video đang HOT
Căng thẳng giữa phong trào phản kháng và quân đội vẫn chưa có dấu hiệu xoa dịu sau cuộc trấn áp của lực lượng chức năng nhằm vào người biểu tình ngày 3/6. TMC đã nắm giữ quyền lãnh đạo nước này kể từ khi Tổng thống Omar al-Bashir bị phế truất sau 30 năm cầm quyền.
Trong nhiều tuần qua, những người biểu tình yêu cầu hội đồng này chuyển giao quyền lực cho chính quyền dân sự. Ethiopia và Liên minh châu Phi (AU) đã đứng ra làm trung gian hòa giải giữa hội đồng quân sự và phong trào ủng hộ dân chủ đòi thành lập chính quyền dân sự ở Sudan. Các cuộc đàm phán đã đổ vỡ khi các lực lượng an ninh Sudan giải tán một khu trại của người biểu tình ở thủ đô Khartoum. Theo những người tổ chức biểu tình, các cuộc trấn áp đã khiến ít nhất 130 người thiệt mạng tại nhiều khu vực của nước này.
Theo Quang Trường – Đặng Ánh (TTXVN)
AU nỗ lực phá thế bế tắc trong đàm phán chuyển giao quyền lực ở Sudan
AU cử nhóm chuyên gia tới Sudan để hỗ trợ đàm phán giữa các bên liên quan tại quốc gia này nhằm tạo điều kiện cho việc đạt được thỏa thuận hướng tới lập chính quyền chuyển tiếp dựa trên đồng thuận.
Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) Moussa Faki Mahamat. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Liên minh châu Phi (AU) ngày 2/5 đã cử một nhóm chuyên gia tới Sudan để hỗ trợ đàm phán giữa các bên liên quan tại quốc gia này nhằm tạo điều kiện cho việc đạt được thỏa thuận hướng tới thành lập chính quyền chuyển tiếp dựa trên đồng thuận và do lực lượng dân sự dẫn dắt.
Trong một tuyên bố, AU cho biết phái bộ của tổ chức này, do Chủ tịch Ủy ban AU Moussa Faki Mahamat bổ nhiệm, đã bắt đầu các cuộc tham vấn.
Phái bộ này, do cố vấn chiến lược chính của Chủ tịch Ủy ban AU Mohamed Hacen Lebatt dẫn đầu, còn bao gồm nhiều chuyên gia thuộc AU.
Cũng theo tuyên bố trên, Chủ tịch Ủy ban AU đã kêu gọi các bên tại Sudan hợp tác đầy đủ với phái bộ của tổ chức này, cũng như đề nghị các đối tác quốc tế ủng hộ hoàn toàn nhiệm vụ của phái bộ.
Ông cũng hy vọng các nỗ lực hiện nay sẽ giúp sớm đạt được một thỏa thuận phù hợp với nguyện vọng của người dân Sudan, cũng như giúp đặt nền tảng vững chắc cho việc thay đổi dân chủ của Sudan.
Việc AU triển khai phái bộ đặc biệt tới Sudan diễn ra một ngày sau khi Hội đồng An ninh và Hòa bình AU hối thúc lực lượng quân đội đang cầm quyền ở Sudan chuyển giao quyền lực cho một chính quyền dân sự trong vòng 60 ngày.
Ba tuần sau khi Tổng thống Omar al-Bashir bị lật đổ, ngày 2/5, đám đông người biểu tình vẫn tập trung xung quanh các sở chỉ huy quân đội, kêu gọi tổ chức cuộc tuần hành "triệu người tham gia" nhằm gây sức ép buộc quân đội chuyển giao quyền lực cho chính quyền dân sự.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán giữa lực lượng biểu tình với Hội đồng Quân sự chuyển tiếp (TMC) rơi vào bế tắc. Mặc dù hai bên đã nhất trí thành lập Hội đồng cầm quyền chung, song vẫn bất đồng về vai trò của các tướng lĩnh trong giai đoạn chuyển tiếp.
Trước đó, cùng ngày, Tổng công tố viên Sudan Al-Waleed Sayyed Ahmed đã ra lệnh thẩm vấn Tổng thống bị phế truất al-Bashir về các tội danh rửa tiền và tài trợ cho khủng bố./.
Theo Ngọc Hà (TTXVN/Vietnam )
Ông Omar al-Bashir bị điều tra về cáo buộc rửa tiền Một nguồn tin tòa án ngày 20/4 cho biết, các công tố viên nhà nước Sudan đang tiến hành điều tra Tổng thống bị phế truất Omar al-Bashir về các cáo buộc rửa tiền và sở hữu số lượng rất lớn tiền mặt mà không rõ nguồn gốc hợp pháp. Ông Omar al-Bashir lúc là Tổng thống Sudan tại lễ tuyên thệ nhậm...