Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp thông qua 39 nghị quyết
Đáng chú ý, HĐND tỉnh Đồng Tháp thông qua Nghị quyết về nâng cấp, mở rộng hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị cho một số bệnh viện, cơ sở y tế, mức chi hỗ trợ thêm cho lực lượng chống dịch.
Quang cảnh kỳ họp. (Ảnh: Chương Đài/TTXVN)
Ngày 17/8, Hội đồng Nhân dân tỉnh Đồng Tháp khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 2.
Do dịch COVID-19, kỳ họp được tổ chức bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu tỉnh, kết nối với các điểm cầu cấp huyện.
Tại kỳ họp lần này, các đại biểu đã thảo luận và thống nhất thông qua 39 nghị quyết, trong đó có Nghị quyết Ban hành chương trình làm việc toàn khóa và phương hướng hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X; Chương trình giám sát năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X.
Ngoài ra, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận và thông qua các nghị quyết như: Phương án lập kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 do tỉnh quản lý và phân bổ (nguồn vốn ngân sách Trung ương); Chủ trương đầu tư dự án hạ tầng giao thông đường bộ khu vực Nam sông Tiền, tỉnh Đồng Tháp; Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2021-2030; các nghị quyết quy định về phí, lệ phí…
Đáng chú ý, trong lĩnh vực y tế, kỳ họp cũng đã thông qua các Nghị quyết về nâng cấp, mở rộng hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị cho một số bệnh viện, cơ sở y tế; mức chi hỗ trợ thêm cho các lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh…
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Đồng Tháp Phan Văn Thắng đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, ngành, nhất là các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19; sự ủng hộ kịp thời của cộng đồng doanh nghiệp, sự đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng của nhân dân trong toàn tỉnh đã tạo nên sức mạnh to lớn để Đồng Tháp vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt cả 3 nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng qua.
Tuy nhiên, trước tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, ông Phan Văn Thắng đề nghị các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần cảnh giác, không chủ quan, lơ là, tiếp tục thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm an toàn tuyệt đối sức khỏe cho nhân dân.
Các lực lượng tiếp tục chăm lo công tác an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; hỗ trợ kịp thời các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 , nhất là người nghèo, yếu thế, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Đồng thời, ông Phan Văn Thắng yêu cầu tập trung rà soát, đánh giá kỹ lưỡng tình hình hoạt động của từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, từng thành phần kinh tế; thực hiện hiệu quả các chính sách của Hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội; bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác các thủ tục hành chính; kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; quan tâm thúc đẩy phát triển những ngành, lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh.
Video đang HOT
Cùng với đó, tỉnh thực hiện điều hành ngân sách nhà nước linh hoạt, hiệu quả, tiết kiệm; phát huy tối đa các nguồn thu có lợi thế để bù đắp các khoản có khả năng hụt thu, bảo đảm thu ngân sách nhà nước năm 2021 đạt kế hoạch đề ra để có nguồn lực tiếp tục đầu tư cho công tác phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội.
Ông Phan Văn Thắng, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại kỳ họp. (Ảnh: Chương Đài/TTXVN)
Ông Phan Văn Thắng yêu cầu đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, bảo đảm đến hết niên độ ngân sách năm 2021, tỷ lệ giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn đầu tư công của năm; rà soát, kiên quyết điều chuyển nguồn vốn hoặc điều chỉnh chủ đầu tư đối với các dự án chậm tiến độ, không thực hiện, đồng thời xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân liên quan.
Hội đồng Nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh khẩn trương cụ thể hóa và chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả 39 nghị quyết đã được thông qua tại kỳ họp, nhất là các Nghị quyết quy định các khoản thu dịch vụ, phục vụ, hỗ trợ; Nghị quyết quy định mức chi hỗ trợ thêm cho các lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch trên địa bàn.
[Đồng Tháp hỗ trợ đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử]
Theo báo cáo tại kỳ họp, tăng trưởng tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 4,44%, tăng 2,17% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, khu vực nông-lâm-thủy sản tăng 2,73%, khu vực công nghiệp-xây dựng tăng 4,69%, khu vực thương mại-dịch vụ tăng 5,73%.
Tỉnh có trên 300 doanh nghiệp được thành lập mới với tổng vốn đăng ký trên 2.500 tỷ đồng (tăng 45 doanh nghiệp và vốn đầu tư tăng trên 1.330 tỷ đồng so với cùng kỳ).
Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt gần 4.500 tỷ đồng, bằng 55,1% dự toán năm (tăng 2,13% so với cùng kỳ).
Công tác cải cách hành chính được quan tâm, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác đối ngoại được duy trì…
Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2021, sự phục hồi kinh tế còn chậm, tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu (4,44%/mục tiêu 7%); số doanh nghiệp giải thể, tạm ngưng, bỏ địa chỉ kinh doanh còn nhiều (khoảng 320 doanh nghiệp); giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 17,7%, chưa đạt kế hoạch đề ra; công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn chậm.
Trong khi đó, dịch COVID-19 bùng phát làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày của người dân.
Chuyên gia y tế đưa ra giải pháp giúp Đồng Tháp giảm ca tử vong do Covid-19
Dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp, Đồng Tháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến hết ngày 25.8 và phấn đấu kiểm soát được dịch Covid-19 trước ngày 25.8.
Đồng Tháp mở chiến dịch lấy mẫu xét nghiệm diện rộng toàn tỉnh để tách F0 ra khỏi cộng đồng. ẢNH: TRẦN NGỌC
UBND tỉnh Đồng Tháp thông tin, từ ngày 24.6 đến 16.8, toàn tỉnh có 5.187 ca mắc Covid-19, có 101 ca tử vong, chiếm tỷ lệ 1,9% số ca mắc Covid-19 trên địa bàn.
Hơn 2.600 ca Covid-19 đã được điều trị khỏi bệnh
Ông Tạ Tùng Lâm, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp, cho biết: "Qua điều trị, đến ngày 16.8, có 2.806 bệnh nhân (BN) xuất viện, còn 2.307 BN đang điều trị. Đa số ca mắc Covid-19 đều không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, hiện có 119 BN trong tình trạng nặng và rất nặng, trong đó có 37 BN rất nặng, nguy kịch. Nhiều BN phải thở máy xâm lấn, lọc máu liên tục, thở ô xyi dòng cao".
Sau khi phát hiện ca bệnh Covid-19 là bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa Sa Đéc vào sáng 24.6, đến nay Đồng Tháp phát hiện hơn 5.000 ca mắc Covid-19. ẢNH: TRẦN NGỌC
Đến nay, Bộ Y tế đã cử đoàn công tác của Bộ Y tế và điều động nhiều đoàn y, bác sĩ từ các bệnh viện (BV): Lão Khoa T.Ư, Huế, TP.HCM và Cần Thơ về Đồng Tháp hỗ trợ điều trị xử lý ca mắc Covid-19 để hạn chế BN tử vong.
Hiện tỉnh đang đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin Covid-19 trên diện rộng cho toàn dân để nâng cao khả năng miễn dịch cho người dân. Đến ngày 15.8, toàn tỉnh có gần 294.000 người được tiêm 1 mũi vắc xin ngừa Covid-19 và hơn 20.000 người được tiêm mũi 2.
Sở Y tế Đồng Tháp cho biết, theo kế hoạch đến cuối năm 2021, tỉnh sẽ nhận được 1,9 triệu liều vắc xin Covid-19 và đến hết tháng 3.2022 sẽ nhận được 2,2 triệu liều để tiêm bao phủ dân của tỉnh.
Tử vong nhiều do dịch "đánh" vào bệnh viện
Dịch Covid-19 tại Đồng Tháp diễn biến nhanh. Ngày 24.6, BVĐK Sa Đéc phát hiện một nữ BN đang điều trị tại khoa Nội Tổng hợp mắc Covid-19, sau đó lây lan nhanh và tăng lên hơn 5.000 ca hiện nay.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Nhiệt Đới Trung ương phát biểu trong buổi hỗ trợ điều trị Covid-19 tại Đồng Tháp. ẢNH: TRẦN NGỌC
Theo bác sĩ (BS) Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc BV Nhiệt Đới T.Ư, Phó đoàn công tác Bộ Y tế hỗ trợ chống dịch Covid-19 tại Đồng Tháp, do bệnh đã tấn công vào 3 khoa trọng điểm của BVĐK Sa Đéc, gồm: Hồi sức Cấp cứu, Thận nhân tạo và khoa Nội tổng hợp, có rất nhiều BN lớn tuổi, có bệnh lý nền như: tai biến mạch máu náo, xơ gan giai đoạn cuối, ung thư gan giai đoạn cuối, là nguyên nhân khiến số ca mắc Covid-19 tử vong nhiều tại tỉnh này.
Mặt khác, khi Đồng Tháp xảy ra dịch Covid-19, dù Bộ Y tế hỗ trợ cho tỉnh về mặt điều trị, dập dịch, nhưng do thiếu lực lượng tinh nhuệ hỗ trợ điều trị Covid-19 cho tỉnh, trong khi nhân viên y tế của tỉnh chưa đủ khả năng ứng phó với ca bệnh nặng nên kết quả điều trị chưa đạt như kỳ vọng. "Các bác sĩ ở địa phương lần đầu tiên mới gặp các bệnh nhân nặng ở dạng này nên rất lúng túng. Mặt khác, khả năng tăng cường nguồn lực cho Đồng Tháp không được nhiều nên khá khó cho tỉnh trong việc hạn chế số ca tử vong", BS Cấp nói.
Theo BS Nguyễn Đình Quân, Trưởng đoàn bác sĩ Bệnh viện Lão khoa T.Ư điều trị Covid-19 tại BVĐK Sa Đéc, đa số BN nhiễm Covid-19 Sa Đéc là người già có bệnh lý nền nên khi mắc bệnh diễn biến nặng và nguy cơ tử vong rất cao.Vì thế các nhân viên y tế phải được đào tạo thêm để phát hiện sớm dấu hiệu bệnh nhân chuyển biến nặng, hạn chế số ca tử vong.
Cần lạc quan để tránh bệnh nặng
BS Cấp cho biết thêm, nếu kiểm soát tốt việc điều trị Covid-19 tại bệnh viện và các F0 khi điều trị cố gắng giữ chế độ sinh hoạt, ăn ngủ điều độ, tập luyện thể dục nhẹ để khí huyết lưu thông, sức khỏe đảm bảo thì sẽ hạn chế tình trạng bệnh chuyển biến nặng.
Đối với F1, trong thời gian cách ly, nếu xuất hiện các vấn đề về hô hấp, ho, sổ mũi, sốt, tiêu chảy, mất vị giác, khứu giác thì phải báo ngay cho nhân viên y tế để được xét nghiệm kịp thời. Đối với F0, ban đầu bị nhiễm bệnh nhẹ nhưng sau đó xuất hiện các triệu chứng nặng như: sốt cao hơn, mệt mỏi, chán ăn, khó thở và khi gặp bất cứ bất thường nào trong cơ thể cũng phải báo ngay cho nhân viên y tế nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu diễn biến nặng để điều trị tốt.
"Chúng tôi nhận thấy trong một loạt bệnh nhân mắc Covid-19 ăn, uống kém thì diễn biến bệnh sẽ xấu hơn. Cho nên, người bệnh mà không giữ được tinh thần lạc quan, không đảm bảo việc ăn uống điều độ hoặc không theo dõi các dấu hiệu lâm sàng của mình thì bệnh dễ diễn biến xấu. Vì thế, bệnh nhân phải tin tưởng vào sự chăm sóc và sự hướng dẫn của nhân viên y tế để sức khỏe đảm bảo tốt nhằm để chống đỡ lại bệnh tật", BS Cấp nói.
Hàng rào bảo vệ "vùng xanh" không có ca bệnh Covid-19 tại xã Tịnh Thới, TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp
Covid 24h: TP HCM kéo dài giãn cách, quyết dập dịch trước 15/9 TP HCM kéo dài giãn cách xã hội thêm một tháng với nguyên tắc ai ở đâu thì ở đó, phấn đấu kiểm soát dịch trước 15/9. Hôm qua, 15/8, cả nước ghi nhận 9.574 ca nhiễm Covid-19 cộng đồng ở 41 tỉnh, thành; 336 người tử vong. Trong đó, 7.104 ca được phát hiện ở khu cách ly và khu phong tỏa,...