Hội đồng nghiệp tới nhà chúc Tết, mẹ chồng phán một câu khiến nàng dâu công sở nín lặng
“Mình nghĩ mới mùng 2 mà đồng nghiệp dành thời gian tới chúc Tết là đã quý lắm rồi, thế mà mẹ chồng mình chỉ để ý có thế”.
Đến nhà người thân, người quen đốt nén hương và gửi lời chúc Tết có lẽ là một trong những nét văn hóa tốt đẹp nhất của chúng ta dịp đầu năm mới. Tuy nhiên, xoay quanh cái văn hóa tốt đẹp này, không ít câu chuyện dở khóc dở cười đã khiến bao người phải nín lặng. Đơn cử như mới đây, một nàng công sở đã đăng đàn kể về sự việc khiến bản thân chán chả buồn nói ngay ngày mùng 2 Tết như sau:
“Mình làm dâu, nhà chồng mình tương đối đông, con cháu rất nhiều, anh chị em cũng tốt bụng chỉ riêng có bà mẹ chồng lắm lúc làm mình tức phát điên. Chuyện là hôm nay mùng 2 Tết, hội đồng nghiệp mới rủ nhau sang nhà mình chơi và chúc Tết. Đồng nghiệp đến chả lẽ chỉ ngồi uống trà, nên mình và ông xã có lấy ít đồ ăn vài lon bia mời cả bọn. Tóm lại mọi chuyện vui vẻ lắm.
Vậy mà đến lúc về, khi mình đang loay hoay dọn dẹp thì mẹ chồng mình mới bĩu môi nói “ối giời, tưởng gì, đến nhà người khác ăn uống chán chê mà chẳng biết lì xì cho bọn trẻ con”. Mình nghe thấy thế buồn lắm, chẳng thèm trả lời.
Bọn trẻ con nhà chồng mình cũng lớn cả rồi, 15-16 tuổi, mà lại cả chục đứa. Trong khi đồng nghiệp mình cũng như mình, làm lương đâu có bao nhiêu, chưa kể thưởng Tết lại bèo bọt, giờ lì xì thế nào cho tử tế đây? 50k/đứa, 10 đứa mỗi người chi khoảng 500k. Lớn cả rồi, có khi lì xì 50k bọn chúng lại chê ít.
Mình nghĩ mới mùng 2 mà đồng nghiệp dành thời gian tới chúc Tết là đã quý lắm rồi, câu nệ làm gì cái chuyện lì xì đúng không mọi người?”.
Là chủ đề muôn thuở từ xưa đến nay bao lần khiến mạng xã hội dậy sóng, cộng thêm với bối cảnh Tết đến xuân về, câu chuyện xoay quanh đề tài “mẹ chồng nàng dâu” trên sau khi đăng đàn ít lâu cũng vì thế mà thu hút được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng.
Video đang HOT
Và với cái tính “kém duyên” khi xem Tết là cơ hội để thực hiện màn kinh doanh giúp con cháu thu lợi thông qua hình thức đổi chát: vài lon bia, đôi ba đĩa giò,… đổi lấy bao lì xì đỏ; người mẹ chồng trong câu chuyện trên đã bị dân mạng ném đá kịch liệt như sau:
“Kém duyên, ai lại đi chê trách khách quý tới nhà thăm hỏi chúc Tết chỉ vì không lì xì bao giờ. Cái tính này sau chẳng ai dám đến nhà chơi”.
“May là nói sau khi hội đồng nghiệp ra về đấy, chứ nói ngay lúc mọi người đang vui vẻ thì con dâu chả biết chui vào đâu cho hết nhục. Tết rồi mà còn sân si chuyện lì xì giữa khách và bọn trẻ con, rảnh quá nhỉ?”.
“Khách không thân thích đến nhà chúc Tết là quý rồi, đòi hỏi cái gì nữa. Nếu bảo đến nhà nào cũng phải lì xì thì mùa Tết này có khi chết đói. Dân công sở chẳng giàu có gì cho cam, nhà họ cũng con cháu đầy ra, mình chưa lì xì được cho bọn trẻ con đấy đồng này thì đừng đòi hỏi họ phải nhét bao đỏ vào túi con mình. Tóm lại là mẹ chồng kém duyên, kém sang”.
Quả thật, giống như chúc Tết, lì xì cũng là một nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta mỗi khi xuân về. Ấy thế mà ngày nay, khi nhiều người quá câu nệ cái chuyện lì xì và xem trọng giá trị bên trong mỗi hồng bao, thì nó sẽ đánh mất ý nghĩa tốt đẹp, thậm chí còn trở thành mầm mống của những thói xấu kém duyên như người mẹ chồng trong câu chuyện trên.
Theo Helino
Vừa xin phép đưa con về ngoại chơi đã bị mẹ chồng quát: "Đi luôn khỏi về", nàng dâu liền nhẹ nhàng giãi bày mà khiến bà lập tức thay đổi thái độ
"Thế mà sáng ngày ra, em vừa lon ton chạy xuống phòng mẹ chồng xin phép, bà đã đỏ mặt chép miệng: 'Đấy, thích thì anh chị cứ về rồi ở đó luôn khỏi cần lên nữa...'", cô vợ kể.
Sống chung với mẹ chồng chưa bao giờ là dễ dàng đối với mỗi nàng dâu. Đôi khi chỉ đơn giản là việc muốn đưa con về ngoại chơi trong dịp lễ Tết cũng đủ khiến các nàng dâu phải đau đầu nghĩ cách "ứng phó". Giống như nàng dâu trong câu chuyện mới được chia sẻ trên nhóm kín của mạng xã hội dưới đây chẳng hạn.
"Chỉ ai phải sống chung với mẹ chồng mới thấm hết được nỗi khổ của cảnh làm dâu các chị nhỉ. Cảm giác lúc nào thần kinh cũng căng như dây đàn để 'tiếp chiêu' mẹ chồng trong mọi hoàn cảnh. Mà không nói sai chứ từ ngày lấy chồng em cảm giác đầu óc em nhanh nhẹn hơn hẳn vì lúc nào cũng phải nghĩ cách làm vừa lòng gia đình nhà chồng.
Nhà chồng em đông anh em song chồng em là trưởng nên sau cưới bố mẹ anh không cho chúng em ở riêng. Vây là em tập xác định là phải sống chung với mẹ chồng dài dài.
Bài đăng trên 1 diễn đàn
Mẹ chồng em cũng không phải mẫu người quá ghê gớm giống kiểu mẹ chồng phong kiến hay Trung cổ đâu, song về cơ bản thì bà kỹ tính. Nói thật, theo như đánh giá của bạn bè đồng nghiệp, em được xếp vào dạng cẩn thận thế mà sống với mẹ chồng vẫn được 'note lỗi' liên tục. Có điều tính bà cũng không để bụng lâu, nói xong là thôi, mẹ con lại vui vẻ.
Mà không biết mẹ chồng mấy chị thế nào chứ mẹ chồng em quấn cháu kinh khủng lúc nào bà cũng giữ khư khư tụi nhỏ như thể cháu là của riêng bà không có liên quan gì tới bên nhà ngoại ấy. Đấy cũng là vấn đề nan giải nhất của nhà em.
Tính từ Tết năm ngoái tới giờ em chưa được cho con về ngoại chơi trong khi nhà ngoại cách nhà nội chưa đầy 50 cây số. Cứ mỗi lần em xin cho con về ngoại, mẹ chồng lại bảo chúng nó còn nhỏ cho đi lại nhiều sẽ ốm. Tuy bà không nói thẳng ra nhưng em hiểu thực chất bà sợ con em về quê ngoại không có đủ điều kiện như trên nhà nội, chúng sẽ nghịch bẩn, nhem nhuốc. Bà xót cháu, không thích thế.
Ban đầu em không biết đâu, sau có 1 lần dưới nhà em có giỗ, em xin phép mẹ chồng cho đưa con về ngoại mà bà nhất quyết không cho đi với lý do: 'Về dưới quê đất cát bẩn thỉu, ai cũng đưa tay bế làm cháu tôi nhìn nhem nhuốc tới khổ'.
Nói thật, nghe bà nói thế em thấy cũng chạnh lòng, tự ái lắm nhưng thôi nghĩ phải nghĩ lại, cũng là vì bà xót cháu mới giữ như vậy nên em mặc kệ.
Song tới đến hôm qua là Tết dương lịch, mẹ em dưới quên gọi lên bảo nhớ cháu, giục hai vợ chồng em đưa 2 đứa về chơi với ông bà 1 hôm vì cũng gần 1 năm rồi họ chưa được gặp cháu. Nghe mẹ than thở, em thương quá nên bàn với chồng bắt xe cho con về thăm ngoại. Anh nhà em cũng vui vẻ đồng ý.
Thế mà sáng ngày ra, em vừa lon ton chạy xuống phòng mẹ chồng xin phép, bà đã đỏ mặt chép miệng: 'Đấy, thích thì anh chị cứ về rồi ở đó luôn khỏi cần lên nữa. Đi làm cả năm cả tháng được ngày nghỉ Tết lại đòi đưa con về ngoại. Chẳng ra làm sao'.
Nói chung bà tỏ ra bực bội lắm nhưng lần này em quyết tâm sẽ đưa con về quê nên không ngại ngần lên tiếng: 'Dạ thật ra nghỉ Tết dương cũng được có 1 ngày, con cũng không muốn đưa cháu đi lại cho vất vả đâu mẹ ạ. Nhưng hôm qua con nói chuyện điện thoại với cô út nhà mình, cô ấy tân sự hôm nay cũng đưa con Bống thằng Bi về thăm mẹ vì mẹ gọi điện kêu nhớ cháu ngoại'.
Ảnh minh họa
Mà nhà cô út cũng gần đây, một tháng đôi lần mẹ được gặp mẹ con cô ấy chứ bố mẹ con gần 1 năm nay có được gặp cháu ngoại đâu. Thật sự lúc nghe cô ấy nói chuyện, nghĩ tới bố mẹ con cũng mong gặp cháu như mẹ, con thương quá mới xin mẹ cho chúng con đưa cháu về, con cũng xin nghỉ thêm 1 ngày nữa rồi'.
Nghe em nói tới đây nét mặt mẹ chồng em dịu hẳn xuống. Bà ngồi thần vài giây rồi gật đầu đồng ý cho em đưa con đi. Thậm chí lúc em lên xe bà còn gọi với bảo, nếu muốn cứ ở lại vài ngày với ông bà thông gia cũng được. Thế là em được về ngoại ăn Tết dương đấy các chị ạ".
Theo dõi hết câu chuyện của nàng dâu này, ai cũng khen cô khéo khiến mẹ chồng không dịu giọng không được. Đúng là sống với mẹ chồng không hề dễ dàng nhưng nếu mỗi người biết nhún nhường, khéo một chút giống nàng dâu trên thì quan hệ mẹ chồng nàng dâu rồi cũng sẽ vui vẻ tốt đẹp thôi mọi người ạ.
Theo Helino
Ở nhà ôm con ngày Tết và chỉ vì 1 sơ suất nhỏ, nàng dâu trẻ bị xúc phạm nặng nề nhưng bất ngờ hơn đó lại là lý do cô được về ngoại ngay mùng 1 "Đến tầm 1 giờ chiều thì 3 người mới về. Chồng em ăn trưa trên họ, mẹ chồng và em gái chẳng rõ ăn đâu nhưng về nhà là đã báo ăn cơm rồi", cô vợ kể lại. Đúng là có nhiều vụ mâu thuẫn gia đình nhắc đến nguyên nhân ai cũng đều bất ngờ cả. Nhất là trong dịp Tết như...