Hội đồng Lập hiến của Ai Cập lại có nguy cơ đổ vỡ
Chỉ 24 giờ trước khi nước này bầu ra 100 thành viên cho Hội đồng Lập hiến, cơ quan có nhiệm vụ soạn thảo Hiến pháp mới này lại có nguy cơ không thành lập được, sau khi nhiều đảng phái chính trị phi Hồi giáo đồng loạt tuyên bố rút lui.
(Nguồn: sify.com)
Ngày 11/6, các đảng thuộc “Khối Ai Cập,” bao gồm đảng Người Ai Cập Tự do, đảng Dân chủ Xã hội Ai Cập và đảng Tagammu, thông báo sẽ rút lui để nhường ghế cho các đại diện thanh niên, phụ nữ và tín đồ Cơ đốc giáo. Các đảng khác thuộc phe cánh tả, dân tộc và tự do cũng thông báo kế hoạch từ bỏ ghế để nhường ghế cho ba khối đại diện này.
Động thái của lực lượng phi Hồi giáo còn nhằm phản đối điều mà họ xem là “sự độc quyền của phe Hồi giáo đối với tiến trình dự thảo Hiến pháp.”
Thông báo trên được đưa ra sau khi “Khối Ai Cập” đã quyết định rút khỏi Hội đồng Lập hiến trong cuộc họp của cơ quan này hôm 10/6.
Đại diện các đảng phái đã rời khỏi cuộc họp để phản đối cách thức một số ghế phi Hồi giáo trong hội đồng được “chia lại” cho đảng Hồi giáo ôn hòa Wasat, đảng Xây dựng và Cải cách của tổ chức Al-Gamaa Al-Islamiya và tổ chức Hồi giáo Al-Azhar.
Bên cạnh đó, hai lực lượng chính trị này hiện cũng bất đồng liên quan đến Luật Hội đồng Lập hiến, dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua ngày 12/6, do nhiều nghị sỹ chủ yếu thuộc phe phi Hồi giáo cho rằng dự luật này sẽ “đẩy Quốc hội vào cuộc chiến chính trị giữa các lực lượng Hồi giáo và phi Hồi giáo.”
Trước đó, các đảng phái phi Hồi giáo tại Ai Cập đã cáo buộc phong trào Anh em Hồi giáo và các đảng Hồi giáo khác đang tìm cách chi phối Hội đồng Lập hiến, đồng thời tuyên bố rút lui đã dẫn đến nguy cơ giải tán cơ quan này./.
Ai Cập ra thời hạn thống nhất về hội đồng lập hiến
Trong cuộc họp với các phe phái chính trị ngày 5/6, Hội đồng Tối cao các Lực lượng Vũ trang Ai Cập (SCAF) đã ấn định thời hạn trong vòng hai ngày các đảng phái chính trị phải thống nhất về tiêu chí đối với việc thành lập hội đồng lập hiến Ai Cập, nếu không SCAF sẽ đơn phương ban hành một "phụ chương hiến pháp" hoặc khôi phục bản hiến pháp năm 1971.
(Ảnh tư liệu). SCAF họp với một số lực lượng chính trị. (Nguồn: Reuters)
Tin cho biết đảng Tự do và Công lý (FJP) của tổ chức Anh em Hồi giáo cùng với hai chính đảng khác là đảng Wasat và đảng Xã hội Ai Cập tẩy chay cuộc họp này.SCAF và 18 chính đảng nhất trí sẽ nhóm họp lại vào ngày 7/6 để công bố quyết định cuối cùng về tiêu chí thành lập hội đồng lập pháp.
Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, SCAF sẽ đơn phương ban hành một "phụ chương hiến pháp" trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống vòng hai. Một nhân vật độc lập tham dự cuộc họp ngày 5/6 cho biết phụ chương này sẽ quyết định tiêu chí và thời gian chuẩn bị soạn thảo hiến pháp.
Người đứng đầu SCAF, ông Hussein Tantawi, khẳng định cuộc bầu cử tổng thống vòng hai sẽ được tiến hành đúng theo lịch trình đã định và SCAF sẽ chuyển giao quyền lực cho một chính phủ dân sự vào ngày 30/6 như đã cam kết.
Hội đồng lập hiến dự kiến có 100 thành viên, bao gồm thủ lĩnh các đảng đại diện trong quốc hội, người đứng đầu các cơ quan tư pháp, các nghiệp đoàn, đại diện hội dân sự, để đảm bảo hội đồng không bị chi phối bởi một dòng chính trị đơn lẻ.
Ngoài ra, hai mươi nhân vật đại diện cho phụ nữ, thanh niên và người Thiên chúa giáo cũng nằm trong hội đồng soạn thảo hiến pháp này.
Tháng Ba vừa qua, hội đồng lập hiến đầu tiên đã được thành lập, tuy nhiên ngay sau đó đại diện của nhiều đảng phái chính trị đã rút khỏi hội đồng này để phản đối sự chi phối của phe Hồi giáo. Ngày 10/4, một tòa án hành chính đã đình chỉ họat động của hội đồng này.
Động thái trên cho thấy tình hình Ai Cập đang diễn biến phức tạp trước thềm cuộc bầu cử tổng thống vòng hai dự kiến vào ngày 16 và 17/6 tới.
Ngày 5/5, hàng chục nghìn người tiếp tục tập hợp tại Quảng trường Tahrir và nhiều địa điểm công cộng khác để đưa ra một loạt yêu sách, trong đó có việc xét xử lại cựu Tổng thống Hosni Mubarak cùng các cộng sự và tước quyền tranh cử chức tổng thống của ứng cử viên Ahmed Shafiq.
Các cuộc biểu tình phản đối bùng phát sau khi Tòa án Hình sự Cairo kết án ông Mubarak tù chung thân và tuyên trắng án cho hai con trai ông cùng với 6 cộng sự.
Những người biểu tình cáo buộc phán quyết trên cùng với việc ứng cử viên Shafiq, từng là thủ tướng dưới thời ông Mubarak, bước vào vòng hai tranh cử tổng thống là dấu hiệu cho thấy chế độ cũ đang trở lại.
Các lực lượng từng tham gia lật đổ chính quyền ông Mubarak cách đây một năm tuyên bố cuộc cách mạng chưa chấm dứt và họ sẽ làm mọi cách để bảo vệ thành quả đã đạt được./.
Theo TTXVN
Người phụ nữ nhỏ nhất thế giới trở thành... chính trị gia Một người phụ nữ cao chỉ hơn 60 cm đã chứng minh việc chiều cao không phải là trở ngại trong cuộc sống bằng việc trở thành một chính trị gia. Cô gái siêu tí hon 18 tuổi, Jyoti Amge được cho là phụ nữ bé nhất trên thế giới. Với chiều cao chỉ 62,8 cm, tháng 12 năm 2011 cô đã chính...