Hội đồng làng Pakistan ra lệnh cưỡng hiếp thiếu nữ để trả thù
Khoảng 20 người trong một ngôi làng ở Pakistan bị bắt vì ra lệnh cưỡng hiếp một thiếu nữ 16 tuổi để trả thù anh trai cô gái.
Một người làng chỉ vào ngôi nhà thiếu nữ bị cưỡng hiếp. Ảnh: AFP.
“ Hội đồng làng đã ra lệnh cưỡng hiếp một thiếu nữ 16 tuổi để trả thù vì anh trai cô này từng cưỡng hiếp một bé gái 12 tuổi”, cảnh sát khu vực Allah Baksh cho biết, theo BBC.
Cảnh sát đã bắt giữ 20 người hôm 26/7 ở Multan, tỉnh miền trung Punjab vì tội ra lệnh cưỡng hiếp. Gia đình của hai cô gái đều liên quan tới vụ trả thù.
Theo cảnh sát, một chàng trai đã tới gặp hội đồng làng, nói rằng em gái 12 tuổi bị cưỡng hiếp hôm 16/7. Hội đồng làng đã ra lệnh cho một người đàn ông cưỡng hiếp lại em gái của thủ phạm để trả thù. Thiếu nữ 16 bị cưỡng hiếp công khai trước mặt bố mẹ và hội đồng hôm 18/7.
Cô gái 16 tuổi bị cưỡng hiếp trước hội đồng gia đình. Ảnh: AFP.
Mẹ của hai cô gái đã trình báo cảnh sát. Kiểm tra sức khỏe xác nhận cả hai nạn nhân có dấu hiệu bị cưỡng hiếp.
Video đang HOT
Một số báo chí địa phương đưa tin nhóm ra lệnh cưỡng hiếp là jirga – hội đồng làng. Tuy nhiên, theo nguồn tin của BBC, nhóm tội phạm là thành viên của hai gia đình.
Jigra là hội đồng làng gồm những người lớn tuổi, được thành lập để giải quyết các tranh chấp ở vùng nông thôn Pakistan. Tuy nhiên, Pakistan coi hình thức lập hội này là trái phép. Jigra từng bị chỉ trích vì hàng loạt phán quyết gây tranh cãi, bao gồm ra lệnh “giết người vì danh dự” hay “cưỡng hiếp tập thể” để trả thù.
Mukhtar Mai năm 2011. Ảnh: BBC.
Năm 2002, một jigra đã ra lệnh cưỡng hiếp Mukhtar Mai, 28 tuổi, vì em trai mới 12 tuổi bị cáo buộc ngoại tình với một phụ nữ lớn tuổi. Mukhtar đã kiện những kẻ cưỡng hiếp mình ra tòa – một hành động dũng cảm ở Pakistan, nơi nạn nhân bị cưỡng hiếp luôn phải đối mặt với kỳ thị nặng nề.
Sau khi Tòa án Tối cao Pakistan truy tố và ra lệnh tử hình 6 kẻ cưỡng hiếp, Mukhtar được mời sang nước ngoài sinh sống nhưng cô từ chối, vẫn ở lại làng, thành lập một trường nữ sinh và một nơi ẩn náu cho những phụ nữ bị cưỡng hiếp giống mình. Mukhtar hiện là nhà hoạt động vì quyền phụ nữ nổi tiếng. Câu chuyện của cô được dựng thành một vở opera và biểu diễn ở New York năm 2014.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Biệt đội nữ cảnh sát chuyên xử nạn hiếp dâm ở Ấn Độ
Các biệt đội này được thành lập với hy vọng dẹp bỏ văn hoá im lặng trước các vụ hãm hiếp ở Ấn Độ.
Hai nữ cảnh sát tuần tra bằng xe máy trên phố Ấn Độ
Các đơn vị cảnh sát nữ đang giúp cải tổ mạnh mẽ lực lượng cảnh sát đa số là nam ở vùng tây bắc Ấn Độ, xông xáo xuống phố để chống lại tội phạm tình dục và phản đối văn hoá im lặng trước các vụ hãm hiếp.
Một biệt đội nữ cảnh sát như vậy ở Jaipur đang tuần tra các bến xe buýt, trường đại học và công viên, nơi phụ nữ có nhiều nguy cơ bị quấy rối tình dục.
Phụ nữ Ấn Độ có thể gặp nhiều phiền phức và nguy hiểm ở nơi công cộng, từ những lời trêu chọc dâm dục đến việc bị người lạ đi theo để tấn công hoặc hãm hiếp.
"Thông điệp mà chúng tôi muốn gửi gắm là chúng tôi không khoan nhượng trước tội ác với phụ nữ", nữ cảnh sát Kamal Shekhawat, người đứng đầu biệt đội ở Jaipur được thành lập vào cuối tháng 5, nói.
Ấn Độ là nơi có gần 40.000 vụ cưỡng hiếp được báo cáo hàng năm. Nhưng con số thực tế được cho là cao hơn nhiều vì nạn nhân lo sợ khi phải đi báo cảnh sát.
Ấn Độ là nơi có gần 40.000 vụ cưỡng hiếp được báo cáo hàng năm
Nam giới chiếm phần lớn lực lượng cảnh sát Ấn Độ và phụ nữ chỉ chiếm 7%. Nhiều nhà hoạt động cho biết nạn nhân thường xuyên bị đánh giá vẻ bề ngoài, hỏi những câu nhạy cảm và thậm chí bị đổ lỗi đã khiêu khích kẻ hiếp dâm.
Sau khi bị hãm hiếp, sự xấu hổ và lo sợ trong xã hội Ấn Độ khiến nhiều vụ phạm tội tình dục không được báo cáo và những kẻ phạm tội không bị trừng phạt.
Shekhawat hy vọng sự có mặt của nữ cảnh sát sẽ giúp nhiều phụ nữ ở Jaipur mạnh dạn báo cáo về những kẻ lạm dụng họ.
"Nữ cảnh sát sẽ thông cảm hơn và các nạn nhân cũng cảm thấy tự tin hơn và có thể giao tiếp cởi mở", cô nói.
Tại một công viên ở Jaipur, cảnh sát Saroj Chodhuary vừa xuống xe tay ga và tiếp cận một nhóm phụ nữ để tự giới thiệu.
"Bạn chỉ cần gọi điện thoại hoặc thậm chí nhắn tin trên WhatsApp và chúng tôi sẽ có mặt ngay", cô nói với họ.
"Bạn sẽ không bị tiết lộ danh tính, vì vậy bạn có thể nộp đơn khiếu nại. Nếu ai đó làm phiền bạn, hãy cho chúng tôi biết. Đừng làm ngơ trước những sự việc này".
Chodhuary cho biết mình và đồng nghiệp đã được đào tạo về võ thuật và dành nhiều tháng học luật. Những người phụ nữ ở công viên có vẻ ấn tượng trước lời giới thiệu của nữ cảnh sát, và cảm thấy nhẹ nhõm khi biết chỉ cần một cú điện thoại để được giúp đỡ.
Theo danviet
Trung Quốc âm thầm rải quân "vây" Ấn Độ từ lâu? Sau những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông, Trung Quốc đang chạy đua tăng cường sự hiện diện ở Ấn Độ Dương, thậm chí biến vùng biển ngoài khơi Ấn Độ này thành "ao nhà". Tàu chiến Trung Quốc khởi hành đến căn cứ quân sự ở Djbouti. Theo Forbes, đây rõ ràng là thông tin không hề tốt đẹp...