Hội đồng của Syria mới chỉ có cái tên
Những người đấu tranh với chính quyền Syria sau cuộc họp ở Istanbul đã tiến gần đến kịch bản Libya.
Phe đối lập Syria vừa họp và ra mắt Hội đồng Dân tộc phối hợp đấu tranh với chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad ở Istanbul. Theo thủ lĩnh Hội đồng, giáo sư Burhan Galiun sống ở Paris, cuối cùng mặt trận thống nhất của những người chống lại chế độ hiện hành đã hình thành. Tham gia vào đây có đại diện của đối lập ở nước ngoài, “Những người anh em Hồi giáo” và nhiều xu hướng khác.
Tuy nhiên, Hội nghị ở Istanbul mới chỉ tập hợp những người đối lập sống chủ yếu ở nước ngoài và đáng tiếc, đã bắt đầu bằng một cuộc ẩu đả.
Các đại diện của các bộ lạc sống trên lãnh thổ Syria, cùng với họ là một số người có chính kiến khác số đông tập hợp trong nhóm “Những người chống đối ở ngoài phố” định đột nhập vào khách sạn nơi diễn ra hội nghị, nhưng họ đã không được cho vào.
Người đứng đầu các bộ lạc Wafa Ben Metgal phẫn nộ: “Chúng tôi sống ở Syria, nhưng không có đại diện trong Hội đồng này, nó được thành lập gồm những người Syria sống ở nước ngoài”.
Ông này cho Hội đồng Dân tộc mới 1 tháng, theo đó, hết thời hạn trên mà tổ chức mới này không kết luận được làm thế nào để loại trừ chế độ của Assad, thì người đứng đầu bộ lạc hứa sẽ thành lập Hội đồng khác, bao gồm “những người ở ngoài phố ở Syria, chứ không phải những người chống đối ở nước ngoài”.
Video đang HOT
Một người đối lập nổi tiếng là Salim Heyerbek giải thích: “Ở Istanbul còn lâu mới tập hợp được mọi xu hướng chống lại Assad, ví dụ đã không có phái tả. Nhiều người nghi ngờ, không rõ những người thành lập Hội đồng này có hợp tác với Mỹ không?.”
Liệu SNC làm được điều mà NTC đã làm, họ sẽ có phương án nào nhằm đoàn kết tất cả các lực lượng vốn có nhiều quan điểm khác biệt lại trên một chiến tuyến.
Có thể tạm chia những người chống lại chế độ của tổng thống đương nhiệm thành một số khuynh hướng. Trước hết, đó là những kiều dân ở nước ngoài, như Burhan Galiun.
Trong số họ, những người có chính kiến khác số đông rõ rệt, cũng như một số cựu thành viên cao cấp của đảng BAAS đã phải buộc rời khỏi đất nước do mâu thuẫn với Assad cha (tổng thống tiền nhiệm) và con (tổng thống đương nhiệm).
Có người chỉ đòi hỏi tổng thống ra đi, nhưng có người, như những người cộng sản, lại ước mong xây dựng chủ nghĩa xã hội toàn Arab “thật sự”.
Có những người Hồi giáo không vừa lòng với việc nước Syria sunnit lại do những người eretik- alavit cai trị. Có người Kurd muốn xây dựng khu tự trị…
Cuối cùng, có những bộ lạc quan tâm trước hết đến tiền bạc, và cũng không phải quá quan trọng, đó là tiền của chính quyền hay của những người chống chính quyền.
Khẩu hiệu duy nhất đoàn kết họ lại là lật đổ chế độ của Assad. Họ không có một cương lĩnh hành động có cơ sở, ngoài những lời chung chung về “xây dựng nước Syria mới”.
Điều này có thể đẫn đến điều gì thì thực tế Libya cho thấy rất rõ. Ở đó đối lập cũng đưa ra mục tiêu chủ yếu là lật đổ Gaddafi. Và sau đó, gọi là, sẽ phân giải sau. Kết quả là hiện nay ở đó đang bùng lên cuộc chiến của mọi người chống lại tất cả.
Chuyên gia của Viện Phương Đông học Viện Hàn lâm khoa học Nga Boris Dolgov nói: “Khó có thể có được sự thống nhất trong hàng ngũ những người chống đối Assad, họ quá khác nhau. Có thể cho rằng, sẽ đạt được sự thống nhất chiến thuật nhằm lật đổ Assad, nhưng không hơn. Do không có những nguyên nhân nội tại nên không diễn ra sự thống nhất nội bộ của đối lập, đối lập đang có hiện nay do các thế lực bên ngoài tạo ra”.
Vấn đề là, Syria không có những vấn đề trong nước quá sâu sắc. Tất nhiên, có tham nhũng và chế độ độc tài, nhưng mức độ thấp hơn nhiều so với Ai Cập hay Tuynisia. Thay vào đó nước này có nhiều láng giềng mong muốn Syria tan vỡ, như là Thổ Nhĩ Kỳ,Israel , Arab Saudi, Qatar.
Boris Dolgov cho biết: “Thậm chí có cả kế hoạch thôn tính Syria, theo đó một phần cắt cho Thổ Nhĩ Kỳ, một phần cho Israel, một phần cho hình thái liên kết khác”.
Nếu dẫu sao Bashar al-Assad cuối cùng cũng sẽ ra đi, đối lập sẽ buộc phải nhanh chóng quyết định làm gì tiếp. Nhưng phương án thay thế lại có thể là nội chiến và trong trường hợp tốt nhất đưa lực lượng gìn giữ hoà bình vào, mà chắc đó sẽ là các đơn vị của NATO do Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu và, có thể cả Quân đội Israel.
Theo Báo Đất Việt
23 thủ lĩnh đối lập rời Hội đồng Dân tộc ở Yemen
Ít nhất 23 thủ lĩnh đối lập nằm trong danh sách thành viên "Hội đồng Dân tộc vì các lực lượng cách mạng hòa bình" (NCPRF) tại các khu vực miền Nam Yemen ngày 19/8 đã tuyên bố rút khỏi hội đồng theo đường lối chống chính phủ này.
Các đại diện phe đối lập tham dự cuộc họp ở thủ đô Sanaa, ngày 17/8. (Nguồn: THX/TTXVN)
Trong một thông cáo chung, các thủ lĩnh trên cho biết họ lấy làm ngạc nhiên khi thấy tên mình nằm trong danh sách NCPRF mà họ không thừa nhận.
Theo các thành viên này, nguyên nhân khiến họ từ chối tham gia NCPRF là do việc thành lập cơ chế này không cân bằng được các thành viên giữa miền Nam và miền Bắc.
Trong số 23 nhân vật này có cựu Tổng thống Ali Nasser Mohamed, cựu Thủ tướng Haidar Abu Bakr al-Attas và người đứng đầu đảng Hồi giáo Islah (Cải cách) tại tỉnh Đông Nam Hadramout.
NCPRF, gồm 143 thành viên do Liên minh đối lập tại Yemen "Đảng hội nghị chung" (JMP) thành lập hôm 17/8 để hợp nhất các lực lượng riêng rẽ trong cả nước nhằm lật đổ Tổng thống Ali Abdullah Saleh, người trước đó một ngày vừa tuyên bố sớm trở về nước để hoàn thành nhiệm kỳ tổng thống của mình tới năm 2013.
Ông Saleh hiện đang có mặt tại Riyadh, thủ đô Arập Xêút, để điều trị vết thương sau khi bị trúng đạn trong vụ tấn công nhằm vào dinh thự của ông hồi tháng Sáu vừa qua.
Trong diễn biến khác liên quan, hàng chục nghìn người biểu tình chống Chính phủ Yemen cùng ngày đã tuần hành tại khắp các địa điểm trên cả nước để bày tỏ ủng hộ NCPRF.
Theo các đại diện của thực thể trên, "Ủy ban Toàn quốc các lực lượng cách mạng hòa bình" dự kiến cũng triệu tập một cuộc họp trong ngày 20/8 nhằm bầu chủ tịch và ban điều hành gồm 20 ủy viên để triển khai các biện pháp hòa bình với mục tiêu ngăn chặn ông Saleh về nước cũng như để đưa Yemen tiến tới giai đoạn chuyển tiếp " hậu Saleh"./.
Theo TTXVN
Phe đối lập ở Syria vừa thành lập Hội đồng dân tộc Các nhà hoạt động đối lập ở Syria vừa thành lập "Hội đồng dân tộc" để chống lại chính quyền của Tổng thống Bashar Al-Assad. Các nhân vật đối lập Syria. (Nguồn: Internet) Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Jamil Saib, người phát ngôn nhóm các nhà hoạt động đối lập cho rằng Hội đồng dân tộc được thành lập để...