Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ra tuyên bố về Syria
Hôm qua, sau hơn ba tháng bế tắc về vấn đề bạo động ngày càng leo thang tại Syria, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã ra tuyên bố lên án chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sử dụng vũ lực chống lại những người biểu tình.
Xe tăng của lực lượng Syria trên các đường phố ở thành phố Hama hôm qua.
Li-băng, nước láng giềng và đồng minh thân cận của Syria, không ngăn chặn tuyên bố nhưng không can dự vào chuyện soạn bản văn.
Theo quy định, một tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phải có sự ủng hộ của tất cả 15 thành viên, nhưng không có hiệu lực bắt buộc thi hành giống như một nghị quyết.
Theo báo chí phương Tây, Liên hợp quốc ra tuyên bố trên vào thời điểm xe tăng và binh sĩ Syria tiến vào thành phố Hama, tiếp tục cuộc tấn công vào những người biểu tình.
Video đang HOT
Tin tức dẫn lời các nhân chứng nói rằng các tiếng nổ lớn làm rung chuyển thành phố khi xe tăng tiến vào quảng trường trung tâm, vốn là điểm tụ tập của những người biểu tình đòi ông Assad từ chức.
Những người này khẳng định từ cuối tuần qua tới nay, đã có hơn 130 người bị giết trên khắp Syria. Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra tại Hama.
Trong khi đó, dư luận đa phần cho rằng một lệnh trừng phạt mà Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có thể đưa ra nhằm chống lại Syria không nên lặp lại kịch bản Libya. Hơn nữa, biện pháp trừng phạt chống chính phủ Bashar Assad sẽ không giúp giải quyết tình hình ở đất nước này.
Bình luận về tình hình ở Damascus, các nhà phân tích chính trị Nga cho rằng phương Tây không từ bỏ nỗ lực để ép Hội đồng Bảo an đưa ra nghị quyết về Syria, tương tự như văn kiện mang số 1973.
Đặc phái viên của Tổng thống Nga về các vấn đề châu Phi đã cảnh báo về các nguy cơ mà một nghị quyết về Syria tương tự như về Libya trước đây sẽ gây ra. Theo ông Mikhail Margelov, cấm vận không phận toàn quốc sẽ dẫn đến chiến tranh quy mô lớn.
“Phe đối lập Syria là lực lượng không phải hoàn toàn thế tục, mặc dù hoạt động dưới ngọn cờ của chế độ dân chủ. Tình hình càng phức tạp thêm bởi cuộc đối đầu mới đây giữa những người Alavi (các vị lãnh đạo hiện tại của đất nước thuộc số này) và người Sunni (gồm đại đa số dân cư). Trong tình hình như vậy, sự can thiệp quân sự của phương Tây ủng hộ phe đối lập sẽ giáng một đòn mạnh vào lực lượng dân chủ trong nước”, ông Margelov phân tích.
Hiện tại, NATO tuyên bố rằng chưa có đủ các điều kiện để can thiệp quân sự vào Syria. Theo Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen, tại Libya, liên minh dựa vào ủy nhiệm của Liên hợp quốc và sự hỗ trợ của các nước khác trong khu vực. Ở Syria, không có những điều kiện như vậy.
Theo Dân Trí
Mỹ phê phán Trung Quốc dùng vũ lực ở Biển Đông
Thượng viện Mỹ hôm qua nhất trí thông qua nghị quyết có nội dung phê phán hành động sử dụng vũ lực của các tàu Trung Quốc tại Biển Đông.
Không chỉ phê phán Trung Quốc, nghị quyết này còn đồng thời kêu gọi một tiến trình đa phương và hòa bình để giải quyết các tranh chấp. Trung Quốc vốn luôn từ chối việc đàm phán đa phương về các tranh chấp trên Biển Đông và chỉ muốn thương lượng trực tiếp với từng nước liên quan.
Đặc biệt, nghị quyết của Thượng viện Mỹ ủng hộ việc quân đội Mỹ tiếp tục có các hoạt động hỗ trợ cho quyền tự do hàng hải tại các vùng biển và không phận quốc tế ở Biển Đông, AFP cho hay.
Tàu hải giám Trung Quốc tham gia vụ cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 hôm 26/5. Ảnh: PetroTimes
Các nghị sĩ Mỹ tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ cho giải pháp hòa bình đối với các tranh chấp lãnh hải tại vùng biển này, đồng thời yêu cầu các bên kiềm chế cũng như không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề liên quan tới tranh chấp.
Thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, khẳng định các nước Đông Nam Á đang quan ngại sâu sắc trước những hành động "hăm dọa" của Trung Quốc. Ông nói rằng việc Thượng viện Mỹ đưa ra nghị quyết này là một bước tiến quan trọng trong việc hình thành một cơ chế đa phương nhằm giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.
Trước đó, trong cuộc tiếp xúc giữa hai nước tại Hawaii hôm 25/6, Mỹ kêu gọi Trung Quốc giảm tình trạng căng thẳng ở Biển Đông thông qua đối thoại.
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á Thái Bình dương Kurt Campbell, sau cuộc đối thoại với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải, cho hay ông đã thể hiện với phía Trung Quốc rằng Mỹ đánh giá cao vai trò của Bắc Kinh trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
"Chúng tôi muốn giảm tình trạng căng thẳng và luôn đặc biệt quan tâm tới việc duy trì hòa bình và ổn định. Chúng tôi đang tìm kiếm sự đối thoại giữa các bên liên quan", ông Campbell nói.
Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết nói trên trong bối cảnh các vụ va chạm trên biển gần đây giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng. Việt Nam cũng như Philippines đều bất bình trước các hành động vi phạm chủ quyền từ phía Trung Quốc. Giới quan sát cho rằng động thái của Trung Quốc là một bước trong toan tính biến đường yêu sách 9 đoạn vô lý tại Biển Đông thành hiện thực.
Theo VNExpress
Báo Trung Quốc đề cập khả năng dùng sức mạnh trên Biển Đông Bắc Kinh sẽ "thực hiện các biện pháp cần thiết", bao gồm cả hành động quân sự, để bảo vệ quyền lợi ở Biển Đông, bài xã luận trên tờ Global Times của Trung Quốc hôm qua có đoạn. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Ảnh: AP. Global Times là phụ bản của báo chính thống Nhân dân Nhật báo, báo...