Hội đồng bảo an LHQ họp khẩn sau vụ Triều Tiên phóng tên lửa
Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đã nhóm họp khẩn sau khi Triều Tiên tiến hành hai vụ phóng thử tên lửa đạn đạo trong ngày 28.4.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon chỉ trích các hành động thử tên lửa gần đây của Triều TiênReuters
Reuters ngày 29.4 đưa tin Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 28.4 đã nhóm họp khẩn ngay sau khi biết tin Triều Tiên hai lần phóng thử tên lửa đạn đạo trong cùng ngày. Phiên họp được tổ chức theo đề nghị của Mỹ.
Ông Liu Jieyi, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, nói rằng: “Chúng tôi đang trông chờ một phản ứng từ phía Hội đồng bảo an”. Trong khi đó, Đại sứ Nhật Bản tại Liên Hiệp Quốc Motohide Yoshikawa cho biết trong suốt cuộc họp kín, tất cả mọi người đều lên án hành động thử tên lửa mới của Triều Tiên.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon khẳng định các hành động của Triều Tiên như vậy cực kỳ gây lo ngại. Ông Ban hối thúc Bình Nhưỡng không tiến hành thêm các hành động khiêu khích, theo Reuters.
Video đang HOT
Theo thông báo của quân đội Hàn Quốc, Triều Tiên ngày 28.4 đã hai lần phóng thử tên lửa đạn đạo, một lần vào sáng sớm và một lần vào chiều tối. Tuy nhiên cả hai đợt đều thất bại. Tên lửa mà Triều Tiên phóng trong cả hai lần thử vào ngày 28.4 được cho là tên lửa Musudan. Đây là loại tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm bắn hơn 3.000 km và có thể phóng từ giàn phóng di động.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã họp Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) sau vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng Reuters
Cũng trong ngày 28.4, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã họp với Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) sau vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng. Bà Park nhấn mạnh các dấu hiệu cho thấy khả năng Triều Tiên sắp tiến hành thử hạt nhân lần thứ năm trước thềm đại hội lần thứ 7 của đảng Lao động Triều Tiên, dự kiến diễn ra vào ngày 6.5 tới.
Theo bà Park, Triều Tiên đã khiến các mối đe dọa an ninh gia tăng khi liên tiếp tiến hành các vụ phóng thử tên lửa, đồng thời tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt mạnh hơn nếu tiếp tục có hành động khiêu khích.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Nhận thức chờ hành động
Liên Hiệp Quốc có thêm một kỷ lục mới với việc 175 thành viên ký kết hiệp ước về bảo vệ khí hậu.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry mang theo cháu gái 2 tuổi của mình đến buổi ký hiệp ước bảo vệ khí hậu tại trụ sở LHQ ở New York - Ảnh: Reuters
Trước đó, chưa có thỏa thuận pháp lý quốc tế nào trong khuôn khổ Liên Hiệp Quốc được đông đảo thành viên đến như vậy cùng tham gia ký kết.
Thông điệp ở đây là các thành viên Liên Hiệp Quốc nhận thức rất rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ khí hậu trái đất và đánh giá rất cao hiệp ước nói trên. Tất cả cam kết mạnh mẽ về chính trị lẫn tài chính là sẽ nỗ lực giảm mức gia tăng nhiệt độ trái đất xuống dưới 2oC và đảm bảo nguồn tài chính cần thiết để giảm khối lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Tức là nhận thức không chỉ đã có mà còn trở nên ngày càng đầy đủ hơn, đúng đắn hơn cả về mối nguy đối với khí hậu lẫn phương cách hữu hiệu nhất và khả thi nhất mà nhân loại hiện có để bảo vệ khí hậu trái đất.
Thông điệp này có ý nghĩa quan trọng và tác động tích cực. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra bây giờ là hành động, là thực hiện cụ thể để nhanh chóng đưa lại kết quả và hiệu ứng thiết thực.
Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần đạt được thỏa thuận quan trọng và thức thời về bảo vệ khí hậu trái đất nhưng rồi việc thực hiện lại nửa vời, trì trệ hoặc thậm chí cả thất bại. Trong khi đó, công cuộc bảo vệ khí hậu trái đất là một cuộc chạy đua với thời gian.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon (phải) và Tổng thống Pháp President Hollande trong buổi họp báo bên lề lễ ký kết hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu hôm 22.4 - Ảnh: Reuters
Lần này muốn thành công, các thành viên Liên Hiệp Quốc phải thật sự kiên trì và quyết tâm, phải đồng sức đồng lòng chứ không trống đánh xuôi kèn thổi ngược, phải hợp tác xây dựng và hiệu quả, thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh mọi cam kết. Nếu không thì sẽ chẳng khác gì trước.
La Phù
Theo Thanhnien
Thời mới thật hay giả cho Liên Hiệp Quốc? Lần đầu tiên trong lịch sử, Liên Hiệp Quốc thực thi quy trình mới về lựa chọn Tổng thư ký theo quyết định được thông qua năm ngoái. Hiện tại có cả thảy 8 ứng viên, 4 nam và 4 nữ, tham gia cuộc đua trở thành người kế nhiệm ông Ban Ki-moon - Ảnh: AFP Theo đó, tất cả các ứng viên...