Hội đồng Bảo an lần đầu thông qua nghị quyết theo hình thức đặc biệt
Các nghị quyết được thông qua theo hình thức bỏ phiếu văn bản do các nước thành viên không thể họp trực tiếp tại trụ sở Liên Hợp Quốc vì dịch Covid-19.
Lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 30/3 đã thông qua các nghị quyết theo hình thức bỏ phiếu qua văn bản. Cơ chế này được các nước thành viên Hội đồng Bảo an nhất trí trong bối cảnh không thể họp trực tiếp tại trụ sở Liên Hợp Quốc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ảnh: TASS
Có 4 nghị quyết đã được thông qua trong lần bỏ phiếu đầu tiên này là Nghị quyết 2515 gia hạn nhiệm vụ Nhóm chuyên gia (PoE) của Ủy ban 1718 liên quan tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên; Nghị quyết 2516 gia hạn Phái bộ Hỗ trợ của Liên Hợp Quốc tại Somalia (UNSOM); Nghị quyết 2517 gia hạn mức trần của cấu phần quân sự và cảnh sát của Phái bộ hỗn hợp LHQ- Liên minh Châu Phi tại Sudan (UNAMID) và Nghị quyết 2518 về An toàn và an ninh của lực lượng gìn giữ hoà bình. Cả 4 nghị quyết được thông qua với 15 phiếu thuận.
Đối với Nghị quyết 2518, Việt Nam đã chủ động đề xuất nội dung bảo đảm an toàn và an ninh cho lực lượng nữ tham gia gìn giữ hòa bình và nội dung này đã được nhiều nước ủng hộ.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cùng các nước tham gia thúc đẩy và xây dựng các nội dung như cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình; bảo đảm nguồn lực cho các phái bộ; tăng cường đào tạo, cung cấp trang thiết bị, xây dựng năng lực cho lực lượng gìn giữ hòa bình; thúc đẩy tăng cường gắn kết giữa lực lượng gìn giữ hòa bình với cộng đồng. Đây là Nghị quyết đầu tiên trong lĩnh vực này của Hội đồng Bảo an, với 44 nước đồng bảo trợ, trong đó có Việt Nam./.
Phạm Huân
Video đang HOT
Lại không cấp thị thực cho người Nga, Moscow lên án Mỹ
Phía Nga cho rằng, Mỹ đã tự làm tổn hại đến thanh danh của mình trong vai trò là đất nước đặt trụ sở Liên Hợp Quốc.
Đặc phái viên của Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya hôm 21/2 cho biết, Mỹ đã không cấp thị thực của một nhà ngoại giao Nga khi người này chuẩn bị tham dự một sự kiện của Liên Hợp Quốc.
Đặc phái viên của Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya. Ảnh: TASS
Theo đó, ông Georgy Mikhno - Phó Giám đốc Cơ quan thách thức mới và các mối đe dọa (DNV) thuộc Bộ Ngoại giao Nga đã không được cấp thị thực vào Mỹ để tham dự một phiên họp hỗ trợ kỹ thuật cho các nước Trung Á về chống buôn bán vũ khí bất hợp pháp.
Sự vắng mặt của ông Mikhno đã buộc Đặc phái viên thường trực Vasily Nebenzya phải lên trình bày thay.
Phát biểu tại cuộc họp này, ông Nebenzya bình luận: "Sự vắng mặt của ông ấy tại đây là một ví dụ khác về việc nước chủ nhà không thực hiện các cam kết thị thực theo thỏa thuận về trụ sở của Liên Hợp Quốc. Những hành động như vậy gây tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng của Mỹ và các nỗ lực chống khủng bố quốc tế".
Việc các quan chức ngoại giao Nga không được cấp thị thực Mỹ để tham dự cuộc họp tại Liên Hợp Quốc đã liên tục xảy ra trong 2 năm gần đây.
Đầu tháng 2, ông Konstantin Vorontsov, người đứng đầu bộ phận giải trừ vũ khí đa phương của Bộ Ngoại giao Nga, người sẽ dẫn đầu phái đoàn của Nga tới phiên họp của Ủy ban giải trừ quân bị của Liên Hợp Quốc, đã không xin được visa Mỹ trong thời gian tới hạn và phiên họp của Ủy ban đã bị hoãn mười ngày.
Các vấn đề với việc xin thị thực nhập cảnh Mỹ đã cản trở các sự kiện của Liên Hợp Quốc tại trụ sở. Ủy ban giải trừ quân bị của Liên Hợp Quốc đã không tổ chức phiên họp vào năm 2019 cũng vì lý do này.
Kể từ khi bắt đầu phiên họp thứ 74 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, có tới 18 đại biểu Nga đã phải bỏ qua các sự kiện của Liên Hợp Quốc vì Mỹ đã không cấp thị thực nhập cảnh đúng hạn.
Vào tháng 12/2019, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết kêu gọi Mỹ ngừng thực hành trì hoãn cấp visa cho các nhà ngoại giao từ một số quốc gia, bao gồm Nga, Venezuela và Iran.
Tuy nhiên, điều này không có tác động đối với hành động của Washington.
Trước những diễn biến mới nhất về tình trạng của phái đoàn ngoại giao Nga hôm 21/2, Ủy ban của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về Quan hệ với Nước chủ nhà sẽ tập hợp cho một cuộc họp bất thường về vấn đề này vào đầu tuần tới.
Tháng 10/2019, Nga đã đề xuất chuyển địa điểm một số cuộc họp của Liên Hợp Quốc khỏi New York sang Geneva hay Vienna trong bối cảnh giới chức Mỹ gây khó dễ trong việc cấp thị thực cho các nhà ngoại giao Nga.
Khi đó, Ivan Shonus, đại biểu Quốc hội Crimea đã đưa ra đề xuất đặt trụ sở Liên Hợp Quốc ở bán đảo này thay vì đặt ở Mỹ như hiện nay. Crimea từng là nơi tổ chức các sự kiện giải quyết vấn đề thế giới - ví dụ Hội nghị Yalta năm 1945, tại đó các nhà lãnh đạo của ba quốc gia trong liên minh chống Hitler - Liên Xô, Mỹ và Anh - đã thảo luận vấn đề thiết lập trật tự thế giới sau chiến tranh.
Về lịch sử Crimea là nơi giải quyết các vấn đề tầm cỡ thế giới.
Trong khi đó, bên cạnh việc là bán đảo an toàn nhất trên thế giới, Crimea không bị cản trở bởi bất cứ vấn đề ngoại giao hay thị thực với quốc gia nào.
Ngoài ra, các quan chức nước ngoài đến Crimea có thể thấy rõ cuộc sống của người dân nơi đây, chứng thực những dư luận về việc Nga sáp nhập bất hợp pháp bán đảo này chứ không phải ý nguyện của cư dân của bán đảo.
"Ngày nay Crimea là điểm an toàn nhất trên hành tinh. Do đó, nên chuyển trụ sở của Liên Hợp Quốc sang Crimea để từ đó không xảy ra lỗi ngoại giao như từ chối thị thực cho đại biểu các quốc gia khác.
Crimea rất tôn trọng và quan tâm đến việc tạo điều kiện cho các nhà ngoại giao và các quan chức thực hiện hoạt động của họ trên cơ sở chuyên nghiệp. Chúng tôi sẽ rất vui khi gặp mọi người ở Crimea" - ông Ivan Shonus khẳng định.
Huy Vũ
Theo Datviet
Hội đồng Bảo an nghe báo cáo của Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu Ngày 6/2, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Hội đồng Bảo an (HĐBA) đã tổ chức phiên họp nghe báo cáo về hoạt động của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Hội đồng Bảo an họp nghe báo cáo của Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu. (Nguồn: UN) Thủ tướng...