Hội đồng Bảo an họp kín về Syria
Các đại diện của Anh, Mỹ, Trung Quốc, Pháp và Nga vừa có một cuộc họp kín ở New York để bàn bạc các đề xuất về khủng hoảng Syria.
Theo một nhà ngoại giao Liên Hợp Quốc, cả 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an đều có cơ hội “trình bày quan điểm của họ” song “không có đàm phán thực sự” trong cuộc họp kín kéo dài 45 phút.
Đại sứ Mỹ Samantha Power nói chuyện với đại diện Anh Michael Tatham trong một cuộc họp của Hội đồng Bảo An ngày 29/8. (Ảnh: AP)
Theo tin từ báo Times, dự thảo nghị quyết của Pháp đã được đem ra bàn bạc, theo đó Syria có 15 ngày để khai báo toàn bộ các vũ khí hóa học của nước này và ngay lập tức giao cho các thanh sát viên quốc tế kiểm tra trước khi phá hủy chúng.
Nga nước đã hủy một cuộc họp ban đầu dự kiến vào ngày 10/9 – phản đối đề xuất của Pháp vì nó bao gồm cả các điều khoản thực thi.
Tổng thống Vladimir Putin kêu gọi Mỹ bỏ đe dọa hành động quân sự khỏi bàn đàm phán vì nó “sẽ gây khó cho bất kỳ nước nào – Syria hoặc bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới – đơn phương giải giáp nếu có một hành động quân sự chống lại nước đó đang được xem xét”, ông Putin nói với hãng tin RT.
Nghị quyết của Pháp bao gồm “các điều khoản thực thi” của Chương VII trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, bắt buộc Syria phải chấp nhận, song không bao gồm một sự cho phép rõ ràng về sử dụng vũ lực. Các điều khoản thực thi bao gồm cả các biện pháp quân sự và phi quân sự.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết tại một cuộc họp báo ở Paris rằng nghị quyết bao gồm 5 điểm yêu cầu Syria “công khai toàn bộ” chương trình vũ khí hóa học của nước này.
Theo báo The Economist, 5 yếu tố của đề xuất gồm:
Lên án vụ thảm sát ngày 21/8 ở ngoại ô Damascus, sự kiện mà ông Fabius khẳng định chắc chắn “do chính phủ gây ra”.
Video đang HOT
Mở cửa toàn bộ các kho vũ khí hóa học của Syria cho quốc tế kiểm soát và giải giáp.
Đặt các kho vũ khí như vậy dưới một chế độ thanh sát quốc tế
Cảnh báo Syria sẽ đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng nếu vi phạm các giới hạn này.
Sự trừng phạt của Tòa án Tội phạm quốc tế đối với những người chịu trách nhiệm vụ tấn công ngày 21/8.
Ngoại trưởng hai nước Nga và Mỹ sẽ gặp nhau ở Geneva trong ngày 12/9. (Ảnh: Sky)
Trong một diễn biến khác, trong ngày 12/9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ gặp gỡ người đồng nhiệm Nga Sergei Lavrov ở Geneva để bàn thảo các đề xuất về Syria. Đi cùng ông Kerry sẽ là một nhóm các chuyên gia vũ khí Mỹ với nhiệm vụ kiểm tra chi tiết các kế hoạch.
Jen Psaki, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, nói rằng đến giờ Nga mới chỉ “thúc đẩy các ý tưởng”. Bà nhấn mạnh: “Chúng tôi biết chắc có nhiều thách thức. Có khả năng có một lượng lớn vũ khí hóa học trong kho của Syria”.
Cuộc gặp ở Geneva dự kiến diễn ra 2 ngày nhưng có thể kéo dài sang thứ Bảy (14/9).
Theo VNN
Tương quan lực lượng giữa Syria và quân đồng minh
Chiến dịch quân sự của Mỹ vào Syria, dù có hay không sự tham dự của các đồng minh khác vẫn cho thấy đó là cuộc chiến không cân sức giữa một nước có tiềm lực quân sự mạnh nhất thế giới với một nước nghèo đang chìm trong cuộc nội chiến kéo dài.
Lực lượng của Syria
Quân đội Syria bao gồm lục quân, hải quân và các lực lượng phòng không. Theo báo Daily Mail của Anh, tổng số ước tính 178.000 quân, chưa kể 314.000 quân dự bị. Lực lượng bán quân sự ước tính 108.000 người vào năm 2011.
Phần lớn của quân đội Syria là người Sunni, nhưng hầu hết các lãnh đạo quân sự là người Alawite. Người Alawite chiếm 12% dân số Syria nhưng ước tính chiếm 70% trong giới lãnh đạo quân sự, đơn giản vì Tổng thống Bashar Al-Assad là người Alawite. Bộ phận ưu tú nhất của quân đội là Đội quân bảo vệ Cộng hòa và Sư đoàn 4 do em trai của ông Bashar đứng đầu.
Bản đồ các vị trí đóng quân của Syria và lực lượng đồng minh phương Tây.
Hải quân Syria khoảng 5.000 quân. Hạm đội được đặt tại các cảng Latakia, Baniyas, Minat al Bayda và Tartus . Trong số 41 hạm đội gồm 2 tàu khu trục hạng nhẹ, 22 tàu tấn công bằng tên lửa (trong đó có 10 tàu hiện đại mang tên Osa II), 2 tàu săn ngầm, 4 tàu thủy lôi, 8 tàu chiến, 6 tàu tuần tra, 4 tàu hộ tống tên lửa, 3 tàu đổ bộ, 1 tàu phóng ngư lôi và tên lửa với tầm bắn 300 km.
Không quân Syria gồm 27.000 binh sĩ, có hệ thống phòng không bao gồm tên lửa tầm xa SA-5 được triển khai xung quanh Damascus và Aleppo. Tên lửa SA-6, SA-8 đặt trên các bệ phóng di động triển khai dọc biên giới với Lebanon. SA-3 và SA-17 cũng là tên lửa phòng không đã được nâng cấp nhưng theo các quan chức Mỹ, trong cuộc nội chiến ở Syria, nhiều thành phần của các loại tên lửa này đã bị lấy cắp.
Syria có kho vũ khí tên lửa đất đối đất với đa số là Scud. Đầu những năm 1990, tên lửa Scud-C với tầm bắn 500km được cho là mua từ Triều Tiên và Scud-D với tầm bắn lên tới 700km do Syria sản xuất với sự giúp đỡ của Triều Tiên và Iran. Năm 2011, các hợp đồng vũ khí giữa Syria và Nga lên đến 4 tỷ USD. Đặc biệt, theo các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, có thể Syria đang sở hữu tên lửa hành trình siêu thanh chống tàu chiến P-800 (Yakhont) nhập từ Nga. Đây có thể là mối đe dọa thật sự với các tàu chiến của Mỹ và đồng minh. Theo Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ, Syria có hàng trăm tên lửa Scud và nhiều tên lửa khác mua từ Iran, trong đó có tên lửa đất đối đất Fateh-110, tầm bắn 200km. Hầu hết tên lửa này có tầm bắn không thể tới các tàu chiến Mỹ, ngoại trừ P-800.
Lực lượng tại chỗ của Mỹ và đồng minh
Dự kiến, cuộc tấn công của Mỹ sẽ khởi đầu từ các tàu khu trục gồm USS Gravely , USS Mahan , USS Barry và USS Ramage. Các tàu này đang ở vị trí sẵn sàng chờ lệnh tại Địa Trung Hải. Tàu khu trục thứ 5 của Mỹ đang trên đường tới Địa Trung Hải là USS Stout. Mỗi chiếc được trang bị hàng chục tên lửa hành trình Tomahawk có tầm bắn khoảng 1.000 hải lý với độ chính xác cao. Mỗi tên lửa Tomahawk dài khoảng 6m, đường kính 0,6m mang đầu đạn nặng 454kg. Tên lửa Tomahawk bay ở tầm thấp và tầm xa, cho phép tàu bắn nó đậu từ ngoài khơi xa bờ biển, nằm ngoài mọi tầm bắn trả của các loại tên lửa từ Syria. Một số tàu khu trục còn có máy ảnh để đánh giá thiệt hại mục tiêu. Hải quân Mỹ hiện có 2 tàu sân bay trong khu vực chở nhiều máy bay chiến đấu. USS Truman đến biển Ảrập để thay thế tàu sân bay USS Nimitz , được cho là sẽ về nhà nhưng Hải quân đã ra lệnh cho tàu sân bay Nimitz ở lại Ấn Độ Dương. Mặc dù vậy, các quan chức Mỹ cho biết, có thể sẽ không cần sử dụng đến các tàu sân bay trong cuộc tấn công Syria. Hải quân Hoàng gia Anh đã triển khai ít nhất một tàu ngầm tấn công lớp Trafalgar đến Địa Trung Hải. Mỗi tàu ngầm loại này thường mang khoảng 10 tên lửa Tomahawk. Nếu cạn tên lửa, tàu sẽ được 9 tàu đặc nhiệm Hải quân Hoàng gia tiếp tế. 9 tàu này vừa được triển khai tới Địa Trung Hải trong tháng 8. Căn cứ không quân Hoàng gia Anh Akrotiri, cách bờ biển phía Tây Syria 295km có thể được dùng làm nơi tập kết các máy bay chở tên lửa hành trình của Mỹ, Anh và Pháp.
Quân đội Syria tại thành phố Aleppo.
Hạm đội Anh ở phía Đông Địa Trung Hải do tàu HMS Bulwark dẫn đầu. Đây là tàu tấn công chở khoảng 400 lính thủy đánh bộ biệt kích, có thể nhanh chóng lên máy bay hay trực thăng có sẵn trên tàu để đổ bộ khi cần. Một tàu lớn khác của hạm đội là HMS Illustrious chở máy bay trực thăng chống tàu ngầm và các máy bay trực thăng tấn công. Ngoài ra, còn có 2 tàu khu trục mang hệ thống vũ khí chống tàu, chống máy bay và chống vũ khí bắn từ tàu ngầm. Bộ Quốc phòng Pháp cho biết đã có hàng chục máy bay chiến đấu mang tên lửa hành trình tại các căn cứ quân sự ở Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất và Djibouti, quốc gia ở vùng Sừng châu Phi.
Bất kỳ đóng góp về không quân nào cho cuộc tấn công vào Syria có thể cất cánh từ Pháp, sau đó đáp ở căn cứ Akrotiri của Anh. Riêng về máy bay ném bom, các quan chức Mỹ cho rằng triển khai chiến dịch ném bom giai đoạn đầu của cuộc không kích là quá rủi ro vì có thể rơi vào tầm pháo phòng không của Syria. Có thể Mỹ sẽ triển khai máy bay chiến đấu và máy bay ném bom giai đoạn sau để nhắm vào các mục tiêu quan trọng cụ thể.
Mục tiêu
Mục tiêu ưu tiên là các cơ sở quốc phòng của Syria nhằm làm tê liệt khả năng quốc phòng của nước này. Phương Tây dự kiến sẽ tấn công các mục tiêu quân sự và chính trị của ông Assad, gồm trụ sở quân sự và trụ sở cảnh sát quốc gia, bao gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu quân đội Syria và 4 lữ đoàn đội quân Cộng hòa phụ trách bảo vệ thủ đô Damascus. Ngoài ra còn có trụ sở đảng cầm quyền Baath.
Các quan chức Mỹ cũng đang xem xét tấn công các trung tâm chỉ huy quân sự và lực lượng quan trọng , trung tâm thông tin liên lạc và lưu trữ vũ khí, bao gồm cả các dàn phóng tên lửa đạn đạo.
Hệ thống phòng không của Syria bao gồm cả máy bay chiến đấu, tên lửa đánh chặn, radar và các thiết bị khác cũng có thể là mục tiêu. Tổng cộng có khoảng 500 vị trí phòng thủ và 400 máy bay đang hoạt động của Syria đã được triển khai dọc theo biên giới Lebanon, ở phần cao nguyên Golan thuộc Syria, dọc theo bờ biển Địa Trung Hải và xung quanh thủ đô Damascus. Mỹ cũng sẽ tập trung vào các cơ sở không quân khắp cả nước Syria, bao gồm căn cứ không quân Mezzeh tại Damascus, Nairab và một căn cứ không quân lớn ở Aleppo.
Bất kỳ cuộc tấn công nào của Mỹ cũng sẽ phải nhắm tới Sư đoàn 4 thuộc lữ đoàn 155. Đây là đơn vị Mỹ cáo buộc đã tấn công vũ khí hóa học hôm 21-8. Lữ đoàn 155 do Maher Assad, em trai ông Bashar Assad đứng đầu. Lữ đoàn có căn cứ tên lửa nằm ẩn trong một dãy núi phía Tây của Damascus, bao gồm hầm ngầm và đường hầm. Căn cứ này được các căn cứ quân sự vệ tinh và các kho vũ khí, đạn dược bao quanh quanh bảo vệ. Hệ thống kho vũ khí hóa học của Chính phủ Syria có thể là mục tiêu hàng đầu nhưng Mỹ và đồng minh sẽ phải thận trọng vì nếu không sẽ có nguy cơ phát tán ngẫu nhiên chất độc thần kinh gây chết người, bao gồm khí mù tạt, tabun, sarin và VX.
Mục tiêu cá nhân Tổng thống Syria Assad vẫn chưa được rõ ràng bởi theo lý thuyết, Mỹ cấm ám sát các nhà lãnh đạo nước ngoài, trừ khi họ tấn công Mỹ trước. Ngoài ra chưa rõ các trụ sở tình báo quân đội của Syria có trở thành mục tiêu hay không, những cơ sở này bị phương Tây cáo buộc đang giam giữ hàng trăm tù nhân.
Dự kiến, bất kỳ một đợt không kích nào cũng diễn ra vào ban đêm hay rạng sáng với các cuộc tấn công đầu tiên kéo dài vài giờ. Sau mỗi đợt tấn công, Mỹ sẽ dùng vệ tinh và tình báo để đánh giá thiệt hại trước khi tiến hành đợt không kích tiếp theo.
Theo SGGP
Cần lập các kênh ngăn căng thẳng khu vực leo thang Ngày 2/6, tại Hội nghị An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) lần thứ 12 ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen phát biểu, cần nhanh chóng thiết lập kênh liên lạc và các cơ chế khác để ngăn căng thẳng leo thang trong các vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở châu Á, đặc biệt là trên biển...