Hội đồng Bảo an gia hạn hoạt động của Phái bộ Liên Hợp Quốc tại Mali
Hội đồng Bảo an ngày 29/6 thông qua Nghị quyết số 2531 gia hạn hoạt động của Phái bộ Liên Hợp Quốc tại Mali thêm 12 tháng.
Nghị quyết nhấn mạnh vai trò của Phái bộ Liên Hợp Quốc tại Mali (MINUSMA) trong việc hỗ trợ Chính phủ Mali và các bên liên quan thực hiện Hiệp định hoà bình và hoà giải năm 2015; thực hiện kế hoạch hỗ trợ Mali về bảo vệ thường dân, và giải quyết bạo lực tình dục, bảo vệ trẻ em, chấm dứt xung đột vũ trang, bảo vệ nhân quyền, phụ nữ, hoà bình và an ninh.
Hội đồng Bảo an gia hạn hoạt động của Phái bộ Liên Hợp Quốc tại Mali
Video đang HOT
Nghị quyết cũng nhằm tăng cường sự hiện diện của các cơ quan hành pháp, tư pháp của Mali tại miền Bắc và miền Trung Mali; hỗ trợ lực lượng chung G5-Sahel trong cuộc chiến chống khủng bố, bạo lực cực đoan tại khu vực Sahel và khu vực biên giới với các nước láng giềng với Mali; đưa ra bộ tiêu chí làm cơ sở đánh giá thực hiện các nhiệm vụ của MINUSMA ở miền Trung Mali.
Phái bộ MINUSMA được thành lập tháng 4/2013 với nhiệm vụ hỗ trợ tiến trình chính trị và ổn định tình hình tại Mali. Từ 2013 đến nay, HĐBA LHQ duy trì họp định kỳ 3 tháng/lần để nghe báo cáo về hoạt động của Phái bộ.
Hội đồng Bảo an thảo luận về Bảo vệ thường dân bị nạn đói do xung đột
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 21/4 đã họp trực tuyến, thảo luận về bảo vệ thường dân bị nạn đói do xung đột.
Theo Báo cáo toàn cầu về khủng hoảng lương thực, năm 2019 có 135 triệu người tại 55 quốc gia phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, cao nhất trong vòng 4 năm trở lại, trong đó 60% là tại các nước có xung đột hoặc bất ổn.
Một phiên hợp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ảnh: Geopolitics
Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực thế giới (WFP) David Beasley cảnh báo nguy cơ xảy ra "đại dịch đói" trong năm 2020 đồng thời cho biết đại dịch Covid-19 sẽ làm tăng gấp đôi số người đối mặt với nguy cơ chết đói trong năm 2020, lên tổng số 265 triệu người.
Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Dominicana, nước Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 4/2020, phát biểu nhấn mạnh vấn đề bảo vệ thường dân bị nạn đói do xung đột vũ trang, đặc biệt các nhóm người dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người già, là mối quan tâm của Hội đồng Bảo an, khẳng định cần điều phối các trụ cột hòa bình, an ninh, phát triển, môi trường và viện trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc.
Các nước thành viên Hội đồng Bảo an khác đều nhấn mạnh các cuộc xung đột vũ trang gây đình trệ hoạt động sản xuất lương thực, phá hủy cơ sở hạ tầng, dẫn đến người dân mất nhà cửa, gây hệ quả nhân đạo, và nạn đói nghiêm trọng. Các nước Hội đồng Bảo an kêu gọi các bên xung đột tuân thủ triệt để luật nhân đạo quốc tế và các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an; kêu gọi Hội đồng Bảo an cần đẩy mạnh các nỗ lực ngăn ngừa và giải quyết xung đột, xây dựng hòa bình bền vững.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc kêu gọi Hội đồng Bảo an và các cơ quan trong hệ thống Liên Hợp Quốc cần nỗ lực hơn nữa khắc phục "vòng luẩn quẩn" của xung đột và mất an ninh lương thực, nhất là trong bối cảnh nguy cơ cao hơn do đại dịch Covid-19 gây ra.
Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh bên cạnh việc duy trì cam kết viện trợ nhân đạo cho người dân, Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế cần hợp tác, hỗ trợ các nước khôi phục sau xung đột, cải thiện sinh kế người dân, duy trì nguồn cung cấp lương thực, có giải pháp toàn diện xây dựng hòa bình và bảo đảm an ninh lương thực. Đại sứ Đặng Đình Quý cũng cho rằng cần thúc đẩy sự tham gia đầy đủ của phụ nữ vào quá trình xây dựng hòa bình và bảo đảm an ninh lương thực./.
Phạm Huân
Hội đồng Bảo an thảo luận trực tuyến về tình hình Mali Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 7/4 đã họp trực tuyến để thảo luận về tình hình Mali và hoạt động của Phái bộ LHQ tại Mali trong ba tháng qua. Các thành viên HĐBA nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục thực hiện Thoả thuận Hoà bình và Hoà giải dân tộc năm 2015 và ủng hộ thực...