Hỏi “đố biết miếng chanh đặt trên bàn ăn dùng để làm gì?”, dân mạng đưa ra đủ câu trả lời đi vào lòng đất và đáp án thật ngỡ ngàng
Không phải ai cũng biết đến công dụng của miếng chanh trong tình huống này.
Nhắc đến công dụng của chanh trong chuyện ăn uống, đa phần chúng ta sẽ nghĩ đến pha nước chanh giải khát, hoặc để pha nước chấm, nước mắm, hay làm chanh ngâm mật ong đường… Nói chung là có nhiều cách để tận dụng vị chua và hương thơm của chanh trong các món.
Vậy nếu tự tin là người “tường tận” về trái chanh, theo bạn chanh trong trường hợp này dùng để làm gì:
Đố bạn biết miếng chanh đặt trên bàn ăn dùng để làm gì? Nguồn: Nguyen Thao/ Thánh Riviu.
Trên đây là topic đang thu hút được sự chú ý của các thành viên trong một nhóm review ẩm thực có tiếng trên MXH. Tưởng như chẳng có gì đáng nói nhưng hoá ra lại nhiều người không hề biết đến công dụng của miếng chanh trong trường hợp này. Nhiều câu trả lời đi vào lòng đất đã được đưa ra, nào là “Chanh ăn tráng miệng sau ăn”, “Ăn xong thì dùng miếng chanh lau tay lau mồm”, “Để vào làm màu cho đẹp”, “Mọi người đoán kỳ ghê, chanh ăn xong để chùi đầu ngón tay đó”…
Các câu trả lời trên đều sai hết rồi!
Nếu để ý hơn trong bức ảnh sẽ thấy một bát nước luộc rau muống, và miếng chanh sẽ được vắt vào bát nước canh này. Nước cốt chanh và nước luộc rau muống là một combo hoàn hảo về hương vị: nước canh thanh hơn, vừa hơi chua chua, vừa có chút ngọt ngọt. Mùa hè nóng nực mà có bát canh rau muống vắt chanh thì ăn ngon miệng hơn hẳn, ăn với cơm dễ nuốt hơn, giảm bớt độ ngấy của các món xào, kho, chiên dầu mỡ…
Nếu quan sát có thể thấy không có bát nước mắm hay món ăn nào cần vắt chanh trong bàn ăn này, chỉ có tô nước rau muống luộc. Vậy miếng chanh vắt vào bát rau là đáp án chính xác nhất.
Có lẽ lý giải duy nhất cho các câu trả lời đi vào lòng đất ở bên trên là do sự khác biệt về vùng miền, văn hoá nên nhiều người chưa biết đến công dụng của miếng chanh khi đặt cạnh bát nước rau muống luộc trên mâm cơm, thường là các tỉnh miền Bắc hay ăn kiểu này hơn. Nhưng nếu có dịp hãy thử nhé, bạn sẽ bị bất ngờ về hương vị của sự kết hợp như trên đó!
Loại quả chua nhìn đã chảy nước miếng nhưng nhiều người không biết tên
Loại quả này được mô tả là chua hơn 50 quả chanh cộng lại.
Video: Một số Youtuber làm video thử thách ăn loại quả siêu chua này (Nguồn clip: Miền Tây Vlogs)
Mùa hè là mùa của các loại quả có vị chua như mận, me, cóc, sấu, xoài xanh,... Buổi tối nghỉ ngơi cầm trên tay bát mận hay sấu dầm muối ớt mà ăn thì chỉ có thể nói là mê li. Thế nhưng bạn có biết có một loại quả ở các miền quê Việt Nam có độ chua khủng khiếp hơn cả chanh chưa?
Vừa qua, trong một nhóm chuyên review ăn uống trên Facebook, một cô gái đã đăng tải 2 bức ảnh về loại quả lạ lùng này. Đi cùng với ảnh là dòng chia sẻ: "Các thánh nào từng ăn rồi cho em một lời bình nào, ăn vào phê còn hơn người yêu cũ luôn đó!"
Cận cảnh chùm quả chua mà nhiều người không biết tên
Nhìn hình ảnh này nhiều người đã ứa nước miếng
Ở dưới phần bình luận, có rất nhiều người không biết đây là quả gì. Một số người từng ăn thử thì nhận xét quả này vô cùng chua.
Bạn Như Helen bình luận: "Cắn 1 miếng là thấy 10 ông trời luôn, cái này dưới quê mình chỉ dùng để nấu canh thôi chứ ăn sống thì..."
Nickname Vương Nguyễn "sợ hãi": "Thôi lạy hồn, hồi nhỏ ăn 1 lần cái miệng mất cảm giác mấy ngày, chua còn hơn 50 trái chanh cộng lại nữa..."
Được biết, loại quả này tên là quả khế tàu (hay còn gọi là khế kiểng, khế dưa), có tên khoa học là Averrhoa Bilimbi. Chúng thuộc họ Chua me đất (Oxalidaceae) và có họ hàng gần với cây khế (carambola). Loài cây này có nguồn gốc từ Đông Nam Á và mọc khắp vùng nhiệt đới, được trồng rộng rãi trên khắp Indonesia, Malaysia, Philippines, Myanmar, Sri Lanka, Maldives, Ấn Độ, Trung và Nam Mỹ.
Khế tàu thường được trồng làm cảnh
Ở Việt Nam tên gọi cây Khế tàu là do ta du nhập từ Miền Nam Trung Quốc về trồng ở các tỉnh Miền núi Phía Bắc, gọi là Khế tàu để phân biệt với Khế ta. Về sau này cây khế tàu cũng được đem trồng rải rác ở Trung Bộ và nam Bộ chủ yếu để làm cây cảnh vì quả của nó không cạnh tranh lại với quả cây me và quả cây khế chua dùng trong ẩm thực.
Chùm khế tàu chuyển màu vàng nhạt khi đã chín
Quả khế tàu có hình dạng như quả nhót nhưng không có lớp vẩy trắng bên ngoài, vỏ màu xanh. Khế tàu mọc từng chùm trên cây nhìn rất đẹp mắt. Khi chín, khế tàu sẽ có màu vàng nhẹ. Khế tàu chín có phần ngoài láng bóng, mềm, ăn giống như thạch, vẫn có vị chua nhưng đỡ chua hơn nhiều so với quả xanh.
Trên Youtube có nhiều Vlogger thực hiện thử thách nếm thử loại quả này
Quả khế tàu xanh thường được ăn sống hoặc dầm muối ớt. Khế tàu cũng là nguyên liệu để làm các món ăn mặn như cá kho, thịt kho, tôm rim khế, canh chua... Những quả chín thì được làm mứt sẽ có vị chua ngọt và dẻo mềm.
Vào nhà hàng Mỹ muốn order nước chanh nhưng lại quen miệng gọi "lemon juice", khách Việt khiến người phục vụ bối rối vì lý do này đây! Trên thực tế, có rất nhiều người mắc phải lỗi sai cơ bản này khi order món nước chanh tại nhiều nhà hàng, quán cafe ở nước ngoài. Tiếng Anh bây giờ thực sự là một công cụ giao tiếp hiệu quả khi đi du lịch tại nhiều quốc gia khác nhau. Tuy vậy, một người "bắn ngoại ngữ" vèo vèo không có...