Hội Đền Hùng: Chính thức từ chối lễ vật khổng lồ
Ban tổ chức Lễ hội Đền Hùng vừa từ chối hai hồ sơ đề nghị cung tiến khinh khí cầu, lá cờ khổng lồ tại Lễ hội năm 2014.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Phú Thọ cho biết, Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng năm 2014 sẽ không tiếp nhận các hồ sơ về kỷ lục hay lễ vật khổng lồ từ các đơn vị, doanh nghiệp cung tiến. Lý do bởi những năm trước, có nhiều ý kiến trái chiều trước sự xuất hiện của các lễ vật khổng lồ. Do vậy, năm nay, Ban tổ chức tạm dừng tiếp nhận để xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
Phó Ban tổ chức lễ hội, ông Nguyễn Ngọc Ân, cho hay, sau này nếu có tiếp nhận cũng chỉ xem xét với những lễ vật thiết thực, thể hiện sự tôn kính, trang nghiêm. Ban tổ chức kiên quyết từ chối lễ vật không thiết thực, nhằm quảng bá cho doanh nghiệp.
Ban tổ chức lễ hội 2014 vừa từ chối tiếp nhận hai lễ vật khổng lồ là lá cờ và khinh khí cầu bay.
Ông nói: “Chúng tôi từ chối lá cờ vì lý do hồ sơ không rõ ràng. Còn khinh khí cầu bay vì lo ngại sự an toàn cho du khách và hỏa hoạn có thể xảy ra”.
Hòn đá ở Đền Hùng được một người dân cung tiến năm 2009 đã bị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch yêu cầu tỉnh Phú Thọ chuyển ra khỏi Đền Hùng.
Video đang HOT
Những năm trước, tại Lễ hội Đền Hùng – Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân, doanh nghiệp thường dâng lên các sản vật kỷ lục, khổng lồ.
Có năm, doanh nghiệp cung tiến ly cà phê dung tích hơn 3.600 lít, phục vụ khoảng 30 nghìn cốc thông thường. Có doanh nghiệp cung tiến chai rượu cao 5,2m, đường kính 1,17m với dung tích khoảng 4.000 lít. Có đơn vị cung tiến cặp bánh chưng, bánh dày khổng lồ…
Ông Ân cũng cho biết, Lễ hội được tổ chức trong 5 ngày, từ ngày 6 đến 10/3 âm lịch (tức từ ngày 5 đến 9/4 năm 2014). Lễ hội được tổ chức tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì và các xã, phường vùng ven Đền Hùng, các nơi có di tích thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn Phú Thọ.
Chương trình nghệ thuật chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng năm 2014 với chủ đề “Về miền quê di sản” được khai mạc vào lúc 20h00 ngày 5/4/2014 tại quảng trường Hùng Vương.
Nét mới trong Lễ hội Đền Hùng năm nay là các địa phương có di tích thờ cúng Hùng Vương đồng loạt dâng hương trùng với giờ dâng hương tại đỉnh núi Nghĩa Lĩnh ở Đền Hùng.
Lễ hội năm nay có sự tham gia của 4 tỉnh gồm: Bắc Ninh, Quảng Bình, Vĩnh Long và Long An. Các tỉnh tham gia tổ chức Giỗ Tổ năm nay sẽ mang đến những tiết mục nghệ thuật: Đờn ca tài tử của tỉnh Vĩnh Long và Long An, dân ca quan họ Bắc Ninh, hò khoan Quảng Bình…
Ông Nguyễn Ngọc Ân cho hay, hiện nay, Ban tổ chức đang đề nghị Chính phủ cho phép bắn pháo hoa tầm cao tại quảng trường Hùng Vương (TP.Việt Trì) để mở màn các hoạt động Giỗ Tổ và Lễ hội Đền Hùng.
Theo Dương Tùng (Khampha.vn)
"Đưa hòn đá lạ vào Đền Hùng là phạm luật"
"Đưa hòn đá lạ vào đền Hùng là vi phạm pháp luật, chúng tôi đã có công văn đưa hòn đá này ra khỏi khu vực di tích" - Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Hoàng Tuấn Anh cho biết trong phiên chất vấn chiều 13/6, tại Quốc hội.
Tại phiên chất vấn chiều nay (13/6) tại Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Thanh Thảo (Đồng Tháp) hỏi Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về thông tin báo chí thời gian qua đưa tin hòn đá lạ được đưa vào Đền Hùng, trên hòn đá có vẽ đạo bùa. Đại biểu hỏi, nếu tin vào đạo bùa xấu hay tốt đó là mê tín dị đoan không?
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho rằng, sau khi dư luận phản ánh về hòn đá lạ ở Đền Hùng, Phú Thọ, Bộ đã chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra.
Theo ông Hoàng Tuấn Anh, đây là một hòn đá do Ban quản lý di tích Đền Hùng cho đặt. Đây là vi phạm pháp luật, Bộ đã có công văn đưa hòn đá này ra khỏi khu vực di tích.
Bộ trưởng cho biết thêm: "Về yếu tố tâm linh hay mê tín dị đoan trong việc này, chúng tôi xin thưa rằng, theo quy định, Đền Hùng là di tích quốc gia đặc biệt, về tu bổ, tôn tạo phải có ý kiến của Bộ".
Nếu việc này, địa phương báo cáo lên Bộ VH-TT&DL, sẽ có cả một hội đồng khoa học, có hội đồng di sản cho ý kiến... chắc chắn sẽ không có thiếu sót như trên.
Bộ trưởng cho rằng, đây là bài học kinh nghệm, nhất là giai đoạn đang xã hội hóa di tích.
Trước khi hòn đá được chuyển đi, nhiều người dân đến xem và rải cả tiền
Cũng tại phiên trả lời chất vấn, có đại biểu QH nhận xét, các lễ hội tràn lan với các kịch bản không nổi bật, phần lễ và phần hội biến tướng, quản lý nhà nước khi quá sâu, khi lại buông lỏng. Mỗi năm có 9.000 lễ hội, song nhiều lễ hội thấm đẫm màu sắc mê tín dị đoan, thương mại hóa.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh thông tin, Bộ đang dự thảo đề án quy hoạch lại, giảm tần suất festival ngành nghề, những ngày văn hóa thể thao du lịch. Bộ cùng các tỉnh cần tăng cường kiểm tra di tích an ninh, an toàn, lễ hội lớn phải có phương án đảm bảo an ninh.
Vị đứng đầu ngành VH-TT&DL cũng thông tin, nhiều di tích, lễ hội đặt quá nhiều thùng, hòm công đức, tạo hình ảnh không đẹp. Bộ đề nghị mỗi di tích chỉ nên có 2 hoặc 3 thùng công đức. Bộ sẽ tăng cường kiểm tra, yêu cầu các sở VHTT&DL vào cuộc.
Một hình ảnh không đẹp khác là thịt thú rừng bày bán tại các lễ hội. Ông Hoàng Tuấn Anh khẳng định trách nhiệm thuộc về quản lý thị trường, đề nghị phối hợp vào cuộc.
Theo 24h
Đá lạ Đền Hùng: Hình vẽ, ký tự giống lịch TQ Hòn đá lạ tại Đền Hùng gây xôn xao dư luận thời gian qua có hình vẽ, ký tự giống lịch Trung Quốc. Hòn đá lạ (phải) có hình vẽ giống lịch Trung Quốc. Ảnh: Đ.H Thời gian gần đây trên các báo điện tử và diễn đàn mạng đang bàn tán xôn xao về sự xuất hiện của 'hòn đá lạ' ở...