Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Sau tiêm ăn uống như thế nào để tốt cho cơ thể?

Theo dõi VGT trên

Tôi sắp được tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Tôi thấy nhiều người nói cần uống nhiều nước, vậy tôi có thể uống những loại nước nào để tốt cho cơ thể?

Trả lời :

Khi tiêm vắc xin phòng Covid-19, tùy theo cơ địa của từng người mà có các phản ứng ở mức độ khác nhau như sốt nhẹ, đau mỏi người, đau sưng tại chỗ tiêm… Các triệu chứng sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn trong một đến hai ngày.

Để giảm bớt tình trạng này thì ngoài chế độ chăm sóc, theo dõi, chúng ta cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể nhanh phục hồi, khỏe mạnh.

Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Sau tiêm ăn uống như thế nào để tốt cho cơ thể? - Hình 1

Bổ sung nước cho cơ thể

Theo cuốn nhu cầu khuyến nghị dành cho người Việt Nam năm 2016, thì nhu cầu nước như sau:

- Theo cân nặng, tuổi với trẻ vị thành niên (10-18) tuổi nhu cầu nước là 40 ml/kg

- Từ 19 đến 30 tuổi hoạt động thể lực nặng nhu cầu nước là 40 ml/kg; từ 19 đến 55 tuổi hoạt động thể lực trung bình nhu cầu nước là 35 ml/kg,

- Người trưởng thành trên 55 tuổi nhu cầu nước là 30 ml/kg.

Uống nước đúng cách

Nước vào cơ thể chủ yếu qua ống tiêu hóa. Việc uống nước cũng cần uống từ từ, không nên uống nhiều một lúc. Nên uống các loại nước uống như: nước hoa quả, nước rau, nước oresol, nước có pha thêm chút muối..

Uống quá nhiều nước một lúc không tốt cho sức khỏe: Uống nhiều một lúc làm lượng mồ hôi bài tiết ra nhiều hơn, cơ thể càng mệt mỏi hơn vì mất quá nhiều chất điện giải. Khi uống nước càng chậm càng tốt, uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống, nó sẽ giảm cơn khát tốt hơn.

Sau khi tiêm vắc xin, thường có các dấu hiệu đau sốt, vì thế việc bổ sung nước cho cơ thể là rất cần thiết, nhất là vào những ngày nắng nóng. Các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép… để cung cấp lượng vitamin C, A cần thiết cho cơ thể.

Video đang HOT

Chế độ ăn giàu vi chất dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng tốt cung cấp đủ cho nhu cầu cơ thể các chất dinh dưỡng và cân đối về tỷ lệ các chất dinh dưỡng. Đồng thời để tăng sức đề kháng cho cơ thể, chế độ ăn cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng từ nguồn động vật và thực vật.

Ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng, phối hợp từ 15-20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày. Khẩu phần ăn hàng ngày nên có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản,… đậu, đỗ… ). Tăng cường ăn vừng lạc, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín. Theo khuyến nghị về rau xanh và hoa quả chín, thì lượng rau xanh từ 200-300g/người/ngày, quả chín từ 100-200g/người/ngày.

Rau xanh và quả chín : Rau quả là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ. Vitamin và chất khoáng có vai trò rất quan trọng giúp tăng sức đề kháng và miễn dịch cơ thể, nếu thiếu làm giảm sức đề kháng và miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh. Các vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch gồm: vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E và chất khoáng như sắt, kẽm, selen,…

Vitamin A có nhiều trong rau xanh có màu xanh đậm, hoa quả màu vàng, đỏ như gấc, đu đủ, xoài, rau ngót, rau dền cơm… và thức ăn động vật gan gà, gan lợn, gan bò…

Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên như đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu oliu và các loại rau có lá màu xanh đậm.

Vitamin C có nhiều trong rau ngót, rau mùi tàu, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, hành hoa…, trong các loại quả như bưởi, đủ đủ, quýt, cam, chanh…

Vitamin D có nhiều gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản, sữa…

Vitamin nhóm B có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì, tim, gan.

Sắt gây ảnh hưởng đến miễn dịch qua trung gian tế bào hơn là miễn dịch dịch thể. Sắt có nhiều trong mộc nhĩ, nấm hương, rau dền đỏ, đậu tương, tiết bò, bầu dục lợn, lòng đỏ trứng vịt, cua đồng…

Kẽm giúp tăng cường miễn dịch, giúp làm vết thương mau lành và giúp duy trì vị giác và khứu giác. Kẽm tham gia vào hàng trăm enzym chuyển hóa trong cơ thể, khi thiếu kẽm trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa do giảm sức đề kháng, có biểu hiện biếng ăn chậm lớn, chậm phát triển chiều cao, các thức ăn giàu như thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng, ngao, hàu…

Sau khi tiêm vắc xin Covid-19, người thường mệt mỏi, chán ăn, sốt, sưng đau vì vậy cần chế biến thức ăn ở dạng mềm, dễ tiêu như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, súp gà, súp cua…; đồng thời chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nếu trường hợp sốt cao, đau nhiều có thể uống thuốc hạ sốt giảm đau.

Phản ứng thường gặp nhất sau khi tiêm là sốt, vết tiêm nổi mẩn, mưng mủ. Tùy theo cơ địa từng người, từng loại vắc xin sẽ có phản ứng khác nhau. Vì vậy sau khi tiêm cần được theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp ít nhất là 30 phút mới ra về và tiếp tục theo dõi tại nhà, nếu có biểu hiện bất thường cần thông báo hoặc đến ngay cơ sở y tế.

An toàn tiêm chủng là ưu tiên hàng đầu

Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam. Ngoài việc khoanh vùng, truy vết, thực hiện "5K" thì vắc xin chính là giải pháp phòng, chống dịch hiệu quả.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 lớn nhất lịch sử, vẫn có những băn khoăn nhất định.

Hà Nội Ngày nay đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia xung quanh vấn đề này.

An toàn tiêm chủng là ưu tiên hàng đầu - Hình 1

- Thưa bà, Việt Nam đang triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử, không chỉ tiến hành tiêm vắc xin tại các bệnh viện mà còn triển khai tiêm tại các trạm y tế, cơ sở lưu động. Vậy làm sao để bảo đảm mục tiêu an toàn, thưa bà?

- Đằng sau mỗi mũi tiêm là sức khỏe, tính mạng của con người. Để công tác tiêm chủng diễn ra an toàn, ngành Y tế đang nỗ lực giám sát ở từng khâu, từ tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển cho đến tận bàn tiêm; đảm bảo tiêm chủng đúng đối tượng, xử lý nhanh chóng và hiệu quả các trường hợp phản ứng sau tiêm (nếu có). Tham gia cùng hệ thống tiêm chủng còn có hệ thống khám chữa bệnh với 1.400 bệnh viện công, hơn 300 bệnh viện ngoài công lập, 30 phòng khám ngoài công lập, 11.000 trạm y tế. Các hệ thống y tế ngành, y tế công an, y tế quân đội cũng đang tham gia vào chiến dịch tiêm chủng lớn nhất với đội ngũ nhân lực được tập huấn đầy đủ, kỹ càng.

Bên cạnh đó, chúng tôi đã yêu cầu các tỉnh phải đảm bảo công tác an toàn tiêm chủng tại địa phương trên nguyên tắc "4 tại chỗ"; thành lập Ban an toàn tiêm chủng cấp tỉnh với 7 nhiệm vụ và tổ chức đội cấp cứu lưu động để hỗ trợ kịp thời các điểm tiêm chủng.

Với các điểm tiêm chủng lưu động, Bộ Y tế, Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã có những hướng dẫn cụ thể về việc lập kế hoạch tổ chức triển khai, hình thức triển khai tiêm chủng tới các địa phương để đảm bảo sử dụng vắc xin kịp thời, an toàn, hiệu quả nhất.

- Các nhân viên y tế phải lưu ý điều gì để đảm bảo an toàn tiêm chủng, nhất là khi đã từng xảy ra một số trường hợp phản ứng bất hợp sau tiêm?

- Vắc xin phòng Covid-19 cũng như bất kỳ một loại vắc xin nào khác, khi sử dụng sẽ xảy ra một số phản ứng nhất định, bao gồm phản ứng thông thường để cơ thể đáp ứng sản sinh miễn dịch phòng bệnh, và có thể gặp phản ứng nặng đe dọa tới sức khỏe và tính mạng người được tiêm chủng nếu không được xử trí kịp thời.

Cho đến nay, với hơn 7 triệu liều vắc xin đã được tiêm, Việt Nam đã ghi nhận số trường hợp phản ứng thông thường từ khoảng 14 - 20% tùy theo từng địa phương. Tỷ lệ này tương đương theo khuyến cáo của nhà sản xuất và WHO. Một số phản ứng nặng như phản ứng phản vệ sau tiêm vắc xin đã xảy ra, tuy nhiên, các cơ sở y tế đã tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, xử trí kịp thời.

So với thế giới, tỷ lệ tai biến tiêm chủng của Việt Nam ở mức thấp, nhưng không có nghĩa chúng ta được phép chủ quan. Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, chúng tôi nghiêm túc đề nghị các cán bộ y tế trước khi tiêm phải khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe đối với người được tiêm, để mỗi mũi tiêm thực hiện đều đảm bảo an toàn, hạn chế thấp nhất rủi ro.

- Với tiến độ tiêm vắc xin như hiện nay, khi nào chúng ta đạt được mục tiêu về tỷ lệ tiêm chủng để có miễn dịch cộng đồng?

- Để đạt được miễn dịch cộng đồng, chúng ta phải tiêm cho trên 70% dân số, tương đương với khoảng 150 triệu mũi tiêm an toàn. Cho đến thời điểm này, Việt Nam đã hoàn thành nhiều đợt tiêm chủng và sử dụng an toàn, hiệu quả, kịp thời số vắc xin đã được cung ứng. Độ bao phủ về tiêm chủng phụ thuộc vào tiến độ cung ứng vắc xin và năng lực của hệ thống tiêm chủng.

Trong trường hợp nguồn cung vắc xin dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của Việt Nam, Bộ Y tế đã có kế hoạch huy động tối đa nhân lực của hệ thống y tế, bao gồm cả giảng viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng y tế trên toàn quốc, các cơ sở y tế tư nhân tham gia vào chiến dịch tiêm chủng quốc gia. Như vậy thì thời gian đạt được mục tiêu sẽ rút ngắn so với khi chỉ triển khai trong hệ thống tiêm chủng mở rộng.

- Liệu có nên tính tới phương án tiêm vắc xin dịch vụ để đẩy nhanh tiến độ không thưa bà?

- Bên cạnh nguồn vắc xin được các tổ chức quốc tế hỗ trợ, nguồn vắc xin mua từ ngân sách nhà nước thì trong Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26-2-2021 của Chính phủ đã nêu rõ ý khuyến khích các đơn vị, cá nhân tiêm chủng tự nguyện và tự chi trả.

- Thưa bà, hiện nay, nguồn cung vắc xin cụ thể ra sao? Quan điểm của bà về việc tiêm phối trộn vắc xin, liệu việc này có mang lại hiệu lực bảo vệ cao so với tiêm cùng một loại?

- Thực hiện chiến lược tiêm chủng của Chính phủ, từ tháng 3-2021 đến nay, Bộ Y tế đã tiếp nhận các loại vắc xin có công nghệ sản xuất khác nhau (vắc xin AstraZeneca, Pfizer/BioNtech, Moderna, Sinopharm, Sputnik V...), hy vọng là từ nay đến cuối năm 2021 có đủ 150 triệu liều vắc xin. Đồng thời, Việt Nam cũng đang nỗ lực tăng cường năng lực sản xuất vắc xin trong nước, trong đó có vắc xin NanoCovax và Covivax đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, sẽ sớm đưa vào sử dụng nếu được Bộ Y tế cho phép.

Qua nghiên cứu bước đầu tại một số quốc gia, đến nay, đã có bằng chứng về việc tiêm phối hợp mũi 1 là vắc xin AstraZeneca và mũi 2 là vắc xin Pfizer cho thấy đáp ứng miễn dịch tốt, tuy nhiên có thể tăng nhẹ phản ứng thông thường sau tiêm chủng.

Để việc triển khai tiêm chủng an toàn, tăng diện bao phủ và đạt hiệu quả sử dụng tối đa vắc xin từ các nguồn khác nhau, Bộ Y tế hướng dẫn "những người đã tiêm mũi 1 vắc xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc xin đó". Trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vắc xin Pfizer/BioNtech cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca, nếu người được tiêm chủng đồng ý, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8 - 12 tuần.

Bộ Y tế yêu cầu không sử dụng vắc xin Moderna hoặc các vắc xin khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca. Ngoài ra, những người đã tiêm vắc xin Sinopharm, Pfizer, Moderna mũi 1 thì mũi thứ 2 chỉ tiêm vắc xin cùng loại. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

An toàn tiêm chủng là ưu tiên hàng đầu - Hình 2

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng dịch chủ động, hiệu quả . Ảnh: Quang Thái

- Nhiều người dân cho rằng tiêm vắc xin đủ 2 mũi là không lo mắc Covid-19, bà nhận định thế nào về tâm lý này?

- Phải nói rằng vắc xin là vũ khí hiệu quả để phòng, chống bệnh truyền nhiễm một cách bền vững nhất. Trong bối cảnh bình thường, thời gian nghiên cứu, sản xuất vắc xin mất khoảng 4 - 5 năm, thậm chí 10 năm. Riêng vắc xin ngừa Covid-19 thì chỉ chưa đầy một năm và được cấp phép sử dụng theo điều kiện khẩn cấp nên hiệu quả phòng bệnh cũng có những chênh lệch nhất định giữa các loại vắc xin.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng chưa có nghiên cứu về việc tiêm xong bao lâu thì có hiệu quả phòng bệnh, cũng chưa rõ hiệu quả ngăn cản quá trình lây lan dịch bệnh. Chỉ có một điều chắc chắn đã được chứng minh là vắc xin sẽ giúp giảm triệu chứng nặng và giảm tỷ lệ tử vong sau khi mắc Covid-19. Do đó, kể cả sau khi tiêm đủ vắc xin thì chúng ta vẫn không được chủ quan, vẫn phải bảo đảm "5K".

- Vi rút SARS-CoV-2 liên tục có những biến chủng mới, trong đó có biến chủng Delta đang gây lây lan dịch rất nhanh tại Việt Nam. Liệu vắc xin phòng Covid-19 đang lưu hành có tác dụng với biến chủng mới, thưa bà?

- Vắc xin phòng Covid-19 hiện đều là vắc xin mới, hiệu quả phòng bệnh của vắc xin phòng Covid-19 được nêu theo các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của nhà sản xuất, việc theo dõi biến chủng mới và hiệu quả của vắc xin vẫn đang được tiếp tục theo dõi và đánh giá. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy vắc xin phòng Covid-19 vẫn có tác dụng phòng bệnh với một số biến chủng mới của vi rút SARS-CoV-2.

Thực tế cho thấy các biến chủng của vi rút không thể ngay lập tức làm vô hiệu hóa hiệu quả của vắc xin. Vì thế, Tổ chức Y tế thế giới tiếp tục khuyến cáo rằng, tiêm vắc xin là biện pháp phòng Covid-19 chủ động và hiệu quả.

- Trân trọng cảm ơn bà!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bé trai 8 tuổi đuối nước tử vong trong hồ bơi khách sạn ở Bình Dương
14:20:07 06/11/2024
Diễn biến vụ 20 học sinh nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột qua lời kể cô giáo
10:29:10 06/11/2024
Vụ máy bay quân sự rơi ở Bình Định: Đã tiếp cận được phi công
22:43:17 06/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Nước Mỹ chọn ông Trump là tổng thống thứ 47
15:07:54 06/11/2024
Cháy nhà ở TP Vũng Tàu, 2 cháu bé tử vong thương tâm
14:18:03 06/11/2024
Thanh niên đấm vào mặt CSGT khi bị kiểm tra nồng độ cồn ở Bình Dương
14:27:12 06/11/2024
Vẽ bậy ở TP.HCM, 2 người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam
13:33:28 07/11/2024
Mắt bão Yinxing rõ rệt khi tiệm cận siêu bão, ngày mai đổ bộ Biển Đông
14:11:58 07/11/2024

Tin đang nóng

Hà Thanh Xuân đáp trả tin yêu Quang Lê, nói thẳng về biến cố đổ vỡ
06:35:02 08/11/2024
Nữ NSND là mỹ nhân sân khấu: "Cả TP.HCM dậy sóng vì tôi"
06:29:37 08/11/2024
Một nghệ sĩ không giấu được hạnh phúc khi con trai "5 tuổi biết ê a, nghe hiểu được lời mẹ nói"
06:19:15 08/11/2024
Nữ thần đầm trắng Hoa ngữ đẹp điên đảo: Diện đồ của NTK Việt, nhan sắc xứng danh "thần tiên tỷ tỷ"
05:57:20 08/11/2024
Chiến thắng của ông Trump giúp tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD
07:47:04 08/11/2024
Đêm tân hôn, người chồng thứ 2 giao cho tôi một chiếc hộp, bên trong có 4 món quà khiến tôi bất ngờ tới mức tim đập loạn nhịp
08:50:15 08/11/2024
Sao nam hạng A ế vợ vì keo kiệt bủn xỉn, có 1,4 triệu đồng cũng không chịu chi?
07:50:23 08/11/2024
Sao Việt 8/11: Trường Giang khoe con trai, Thanh Hằng 'dính như sam' bên chồng
07:55:40 08/11/2024

Tin mới nhất

Quân đội tìm kiếm máy bay YAK-130 như thế nào?

09:12:19 08/11/2024
Trong ngày 7.11, lực lượng chức năng đã huy động 553 người, 247 phương tiện tìm kiếm máy bay YAK-130 rơi trên địa bàn tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk.

Tin bão mới nhất 8/11: Bão Yinxing vào Biển Đông thành bão số 7, giật cấp 17

06:53:56 08/11/2024
Tin bão mới nhất 8/11: Sáng sớm nay, bão Yinxing đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 với cường độ gió mạnh cấp 14, giật cấp 17.

TP.HCM: Tai nạn thương tâm trên đường Phan Văn Hớn khiến một phụ huynh tử vong

19:04:51 07/11/2024
Một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe bồn vừa xảy ra trên đường Phan Văn Hớn (Q.12) khiến 1 người phụ nữ tử vong, bé gái bị thương nặng.

Bịt kín quán karaoke An Phú sau vụ phát hiện thi thể trong bể nước

19:02:23 07/11/2024
Quán karaoke An Phú ở Bình Dương đã bị bỏ hoang hơn 2 năm sau vụ cháy kinh hoàng làm 32 người chết. Mới đây, chính quyền địa phương đã yêu cầu bịt kín quán karaoke này sau khi phát hiện một thi thể trong bể chứa nước PCCC.

Máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định: Sẽ giải mã hộp đen tìm nguyên nhân

18:13:18 07/11/2024
Lực lượng chức năng đang tìm máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định để giải mã hộp đen, tìm nguyên nhân sự cố.

Vụ rơi máy bay quân sự YAK-130: Phi công kể lại giây phút tiếp đất

16:48:22 07/11/2024
Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, phi công trong vụ rơi máy bay quân sự YAK-130, nhảy dù xuống khu vực rừng thì bị treo trên cây, cách mặt đất hơn 10 m, phải mất 10 phút thoát ra khỏi dù rồi bám vào thân cây và cành để xuống đất.

Quảng Ninh: Tai nạn tại Công ty Than Dương Huy khiến 1 thợ cơ điện tử vong

11:49:34 07/11/2024
Trước đó, vào ngày 21/10, tại lò giếng phụ trục tải -98/-250 thuộc Dự án khai thác của Công ty Than Dương Huy - TKV cũng đã xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến một công nhân khai thác hầm lò bậc 1/5 tử vong.

Quảng Trị: Bờ sông Vĩnh Định sạt lở nghiêm trọng khiến hàng trăm hộ dân bất an

11:47:01 07/11/2024
Vĩnh Định là con sông đào, được khởi công năm Minh Mạng thứ 6 (1825). Con sông này được đào và khơi thông, nạo vét nhiều lần, trải dài từ thời vua Minh Mạng đến các đời vua Triều Nguyễn sau này.

Làm rõ nguyên nhân vụ máy bay YAK-130 rơi ở Bình Định

11:44:12 07/11/2024
Mọi người tham gia tìm kiếm đã động viên với nhau là anh em chúng tôi có thể mệt, có thể đói, lạnh nhưng mà không thể để đồng chí, đồng đội ở một mình trong điều kiện lạnh giá và đói rét như thế được .

Bắc Kạn liên tiếp xảy ra cháy rừng và cháy trên đất lâm nghiệp

11:40:04 07/11/2024
Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, kịp thời ứng cứu các tình huống khẩn cấp về cháy rừng khi có yêu cầu.

Bão Yinxing mạnh nhất trước khi vào Biển Đông, đổi hướng di chuyển liên tục

21:44:35 06/11/2024
Bão sẽ mạnh nhất đạt cấp 14, giật cấp 17 trước khi vào Biển Đông, suy yếu khi vào gần vùng biển Việt Nam và gặp không khí lạnh.

Vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định: Đã liên lạc được với 2 phi công

21:41:56 06/11/2024
Lực lượng chức năng đã liên lạc được với hai phi công trong vụ máy bay gặp tai nạn tại Bình Định và đang tiếp cận vị trí để ứng cứu.

Có thể bạn quan tâm

Mỗi lần cho con ti vợ đều che kín mặt, đến khi biết được nguyên nhân khiến tôi vô cùng phẫn nộ

Góc tâm tình

09:49:18 08/11/2024
Tôi vô cùng phẫn nộ với hành động của vợ, dù gì đây cũng là đứa con mà cô ấy đã sinh ra. Tôi không dám thừa nhận với bất kì ai rằng tôi và vợ không hạnh phúc sống cùng nhau.

Không chủ quan với bệnh dại

Sức khỏe

09:44:05 08/11/2024
Bệnh dại hoàn toàn có thể phòng được nhưng số liệu thống kê từ các cơ quan chức năng cho thấy, trung bình mỗi năm nước ta vẫn có khoảng 70 người tử vong vì bệnh dại.

5 thói quen hàng ngày giúp trẻ trung hơn tuổi

Làm đẹp

09:38:53 08/11/2024
Giữ cho làn da sạch sẽ là điều khá quan trọng để có được vẻ tươi trẻ rạng rỡ. Hãy tạo thói quen rửa mặt ít nhất hai lần mỗi ngày - một lần vào buổi sáng, một lần trước khi đi ngủ và khi cần thiết như sau khi đổ mồ hôi.

Mỹ Linh và con gái Mỹ Anh thổi bùng lễ khai mạc LHP QT Hà Nội có 800 nghệ sĩ dự

Nhạc việt

09:29:14 08/11/2024
Hai ca khúc đình đám từ phim La La Land và The Greatest Showman trở thành điểm nhấn ấn tượng trong đêm khai mạc LHP Quốc tế Hà Nội tối 7/11 bên cạnh tiếng hát của Mỹ Linh.

Dự đoán ngày mới 8/11/2024 cho 12 con giáp: Mão gây họa thị phi

Trắc nghiệm

09:26:17 08/11/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất ngày 8/11/2024, tử vi ngày mới nhận định Mão cần đặc biệt chú ý đến cách cư xử và lời ăn tiếng nói.

Diễn viên Ngọc Ánh: Ám ảnh ca phẫu thuật 12 tiếng, là bà mẹ 3 con vẫn nóng bỏng

Sao việt

09:23:17 08/11/2024
Phi Ngọc Ánh duy trì thân hình cân đối để đảm bảo sự linh hoạt, nhanh nhẹn trong các pha hành động, đồng thời giữ được vẻ ngoài xinh đẹp trên màn ảnh.

ĐTCL mùa 12: 3 đội hình được Riot buff "tới nóc" giúp game thủ leo hạng thần tốc cuối mùa

Mọt game

09:11:47 08/11/2024
Sau một loạt đợt chỉnh sửa có lợi đối với cả Syndra lẫn hệ Hóa Hình, đội hình này đã trở lại đầy mạnh mẽ tại bản 14.22 của ĐTCL mùa 12.

'Thần tiên tỷ tỷ' Lưu Diệc Phi gây choáng khi khoe nhan sắc xinh đẹp, quyến rũ

Người đẹp

09:11:23 08/11/2024
Diễn viên Lưu Diệc Phi phim Câu chuyện hoa hồng nổi bật với đầm tôn dáng, khoe eo thon... Thần tiên tỷ tỷ Lưu Diệc Phi tham gia lễ trao giải phim do mạng xã hội Weibo tổ chức tại Bắc Kinh tối 5/11.

Bầu cử Mỹ 2024: tốn kém, sít sao nhưng rồi nhanh ngã ngũ

Thế giới

09:09:16 08/11/2024
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 từ chỗ tốn kém nhất, sít sao và nhiều bước ngoặt nhất đã ngã ngũ một cách nhanh chóng.

Jeonbuk - điểm đến mới, hấp dẫn của Hàn Quốc

Du lịch

08:58:10 08/11/2024
Nằm ở phía tây nam của Hàn Quốc, tỉnh Jeonbuk là điểm đến ít biết với du khách Việt Nam, mặc dù nơi đây luôn là lựa chọn hàng đầu của người dân xứ Kim chi.