Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Đang xạ trị ung thư có tiêm được không?
Tôi mắc ung thư đang trong giai đoạn xạ trị. Vậy tôi có nên tiêm vắc xin phòng Covid-19 không và thời điểm nào thích hợp để tiêm?
Trả lời :
Theo quyết định số 3355 của Bộ Y tế, các bệnh nhân ung thư được xếp trong 16 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm phòng vắc xin (người mắc bệnh mạn tính và người trên 65 tuổi) do có nguy cơ biến chứng cao khi mắc Covid-19.
Bệnh nhân ung thư có hệ thống miễn dịch kém hơn người bình thường. Tuy nhiên, kết quả 2 nghiên cứu công bố gần đây cho thấy 90% trong nhóm đối tượng này có đáp ứng miễn dịch với virus SARS-CoV-2 sau tiêm đủ liều vắc xin theo khuyến cáo.
Mạng lưới ung thư quốc gia Mỹ khuyến cáo như sau:
- Bệnh nhân đã hoặc đang mắc ung thư nên được ưu tiên tiêm vắc xin sớm nhất có thể. Trong trường hợp thiếu vắc xin, cần ưu tiên các bệnh nhân ung thư có bệnh nền kết hợp, từ 65 tuổi trở lên, đang điều trị hoặc kết thúc điều trị dưới 6 tháng.
- Người nhà hoặc người chăm sóc bệnh nhân cũng nên tiêm vắc xin càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ lây nhiễm cho bệnh nhân.
- Bệnh nhân có hệ miễn dịch chưa hồi phục hoàn toàn không nên tiêm vắc xin có nguồn gốc virus sống do chúng có thể làm cho hệ miễn dịch suy yếu hơn và gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Thời điểm tiêm vắc xin
Video đang HOT
Hầu hết bệnh nhân sau mổ, đang hóa trị, xạ trị, điều trị đích, điều trị miễn dịch đều có thể tiêm vắc xin Covid-19.
Dưới đây là thời điểm tiêm vắc xin Covid-19 theo hướng dẫn của Mạng lưới ung thư quốc gia Mỹ:
Tác dụng phụ thường gặp
Các tác dụng phụ hay gặp gồm: đau, sưng tấy tại vị trí tiêm; mệt mỏi, đau đầu, sốt, gai rét, đau mỏi cơ – khớp, buồn nôn. Ở lần tiêm sau thường nặng hơn lần đầu.
Tác dụng phụ hiếm gặp
- Dị ứng: thường với người có tiền sử dị ứng. Mức độ nặng là sốc phản vệ, cần được phát hiện sớm để xử trí kịp thời.
- Rối loạn đông máu: hầu hết ở phụ nữ 18-59 tuổi, thường 6-15 ngày sau tiêm vắc xin của AstraZeneca hoặc Janssen.
- Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim: xuất hiện vài ngày sau mũi 2, chủ yếu ở người trẻ tuổi, sau tiêm vắc xin của Pfizer và Moderna.
Tùy đặc điểm tình hình dịch bệnh và nguồn cung vắc xin, mỗi quốc gia sẽ có chiến lược tiêm chủng riêng. Bệnh nhân ung thư không nên ngần ngại khi được tiêm vắc xin phòng Covid-19 vì đây vừa là quyền lợi cho bản thân vừa là trách nhiệm với cộng đồng.
Bác sĩ Nguyễn Đình Châu
Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Người bệnh ung thư nên làm gì khi phát hiện có triệu chứng của Covid-19?
Diễn biến dịch Covid-19 đang rất phức tạp, bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc Covid-19, bệnh nhân ung thư cũng không ngoại lệ.
Vậy khi phát hiện bản thân có triệu chứng mắc Covid-19, người bệnh cần làm gì?
Theo Bộ Y tế, bất kể đối tượng nào, người khỏe mạnh hay người bệnh mãn tính, bệnh nhân ung thư, khi phát hiện bản thân có các triệu chứng cảnh báo Covid-19, cần thực hiện ngay 7 bước dưới đây:
- Đeo khẩu trang và tự cách ly ở một phòng riêng, thoáng khí hoặc ở một vị trí trong nhà, giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 mét.
- Gọi điện cho đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 19009095) để được tư vấn, hướng dẫn phù hợp với tình hình địa phương nơi bệnh nhân sinh sống.
- Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khủyu tay áo, hoặc khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy; Thải bỏ khẩu trang, khăn giấy sau khi sử dụng vào thùng rác có nắp đậy kín hoặc vào túi và buộc kín miệng.
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, sau khi thải bỏ khẩu trang, khăn giấy.
- Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như cốc uống nước, bát đũa...
- Hạn chế sử dụng phương tiện công cộng; không đến chỗ đông người, nơi làm việc, trường học.
- Thông báo với người sử dụng lao động, nhà trường và những người liên quan.
Triệu chứng mắc Covid-19
Các triệu chứng điển hình nhất của Covid-19 gồm: Sốt, ho, đau họng, mất vị giác/khứu giác, đau cơ, đau đầu.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể có chảy mũi, ngạt mũi hoặc tiêu chảy. Các biểu hiện ban đầu khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, nếu có các triệu chứng trên, nên gọi nhân viên y tế để được tư vấn, xét nghiệm.
Tại Hà Nội, nhiều ca Covid-19 được phát hiện nhờ sàng lọc cộng đồng, bệnh nhân có biểu hiện ho, sốt, đau đầu... chủ động đến viện khám, được phát hiện dương tính SARS-CoV-2.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Tiểu ban điều trị, Bộ Y tế, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị khoảng 57% chưa có triệu chứng lâm sàng, gần 30% có triệu chứng lâm sàng nhẹ, khoảng 5% biểu hiện lâm sàng ở mức trung bình, còn lại là các trường hợp nặng, nguy kịch.
Bệnh nhân ung thư có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn so với người không mắc bệnh ung thư. Người bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư phổi) đang hoặc vừa được điều trị phẫu thuật hay hóa chất, khi nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ gặp biến cố lâm sàng nặng cao hơn người không ung thư.
Vì thế, bệnh nhân ung thư/đã từng mắc ung thư nên thực hiện 5K, tiêm vắc xin, tăng cường dinh dưỡng, sức khỏe... để giảm nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2.
Trong mùa dịch Covid-19, để phòng nguy cơ mắc bệnh, người bệnh ung thư cần tránh đến nơi đông người; chủ động đeo khẩu trang khi đến bệnh viện và những nơi đông người; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước (trong 20 giây) hoặc bằng dung dịch vệ sinh tay khô có ít nhất 60% cồn; Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng....
Cùng với đó, người bệnh cần được chăm sóc dinh dưỡng tích cực để duy trì sức khỏe, tăng cường miễn dịch vừa điều trị bệnh ung thư vừa phòng ngừa dịch bệnh. Bệnh nhân ung thư cũng nên đăng kí tiêm phòng vắc xin Covid-19 để giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm nguy cơ diễn biến nặng nếu không may mắc Covid-19.
Hơn 75.000 người chết do ung thư mỗi năm ở nước ta Đây là số liệu đáng báo động được Bộ Y tế chia sẻ, khi số ca mắc mới ung thư liên tục tăng ở mức 11%, và số bệnh nhân tử vong so ung thư tăng 7% so với 2 năm trước. Điều trị tiền ung thư đại trực tràng tại BV Ung bướu Đà Nẵng - X.V Trong 2 ngày 28 và...