Hội đàm về phối hợp quản lý và bảo vệ biên giới
Ngày 23-10, tại TP Huế, Bộ Chỉ huy BĐBP 3 tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum (Việt Nam) và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sekong (Lào) tổ chức hội đàm thường niên lần thứ XV về việc phối hợp quản lý, bảo vệ biên giới đoạn tiếp giáp địa bàn 3 tỉnh của Việt Nam và tỉnh Sekong (Lào).
Toàn cảnh hội đàm. Ảnh: Ngọc Bình
Đoàn Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sekong do Đại tá Thong Khỉ Kun Sả Na, Chỉ huy trưởng làm trưởng đoàn; đoàn BĐBP 3 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Kon Tum do Đại tá Nguyễn Văn Hiền, Chỉ huy trưởng BĐBP Thừa Thiên Huế làm trưởng đoàn.
Trong năm 2019, BĐBP 3 tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kom Tum và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sekong triển khai các hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới theo đúng hiệp định, quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam – Lào. Qua đó, tình hình an ninh chính trị trên tuyến biên giới thuộc các tỉnh đoạn giáp với tỉnh Sekong cơ bản ổn định, hệ thống chính trị cơ sở được xây dựng, củng cố, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Các đơn vị thường xuyên trao đổi, phối kết hợp trong công tác, hiệp đồng bảo vệ biên giới.
Các đơn vị đã phối hợp tổ chức tuần tra song phương được 40 đợt/672 lượt cán bộ, chiến sỹ tham gia. Qua tuần tra, kiểm soát đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn các trường hợp vi phạm quy chế biên giới, bảo vệ an toàn hệ thống mốc quốc giới, dấu hiệu đường biên giới mỗi bên.
Đối với vấn đề xâm canh, xâm cư, di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước, trong năm 2019, các đơn vị đã tổ chức 6 đợt tuyên truyền đến hơn 3 nghìn lượt người dân, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân khu vực biên giới về chủ quyền, an ninh biên giới.
Bên cạnh đó, các đơn vị cũng thường xuyên thăm hỏi, tặng quà, chúc Tết, tặng học bổng cho các em học sinh Lào; hỗ trợ gạo, thực phẩm cho bà con nhân dân hai bên biên giới; góp phần thắt chặt hơn tình đoàn kết quân dân, xây dựng khu vực biên giới giàu đẹp, ổn định về chính trị.
Về phương hướng trong thời gian tới, các đơn vị thống nhất tiếp tục duy trì tốt mối quan hệ phối hợp, trong đó chú trọng công tác gặp gỡ, trao đổi thông tin về tình hình liên quan đến hai bên biên giới. Trong trường hợp đột xuất, các đơn vị chủ động gặp nhau không theo định kỳ nhằm kịp thời trao đổi, phối hợp giải quyết các sự việc xảy ra trên biên giới.
Các đơn vị cũng thống nhất tích cực phối hợp tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung Đề án “Tăng cường hợp tác Quốc phòng Việt Nam – Lào đến năm 2020 và những năm tiếp theo”.
Ngọc Bình
Theo Bienphong
Video đang HOT
Lạ Huế: Ông lão nhặt lá bàng làm nón độc đáo, tinh khôi, trong suốt
Độc đáo, tinh khôi, trong suốt và "không lẫn vào đâu được" là những đặc trưng khiến cho chiếc nón làm từ lá bàng của người đàn ông xứ Huế trở nên đặc biệt.
Ông là Võ Ngọc Hùng, 62 tuổi, trú tại đường Kim Long, TP Huế (Thừa Thiên Huế). Hơn 2 năm mày mò tìm nguyên liệu làm nón lá với nhiều lần thất bại, cuối cùng ông cũng tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh là chiếc nón lá bàng độc đáo.
Niềm đam mê
Ông Võ Ngọc Hùng nguyên gốc là thợ vẽ tranh giấy dó bán tại nhà.
Tự nhận mình là người có niềm đam mê tìm tòi, sáng tạo đặc biệt, cộng với công việc của ông khá rảnh nên ông đã lên ý tưởng tạo ra chiếc nón lá mới, khác biệt với những chiếc nón lá bình thường.
Những chiếc nón lá tinh khôi do ông tạo ra.
'Tôi trăn trở nhiều về việc làm một sản phẩm nón lá đặc biệt, để mang lại dấu ấn sâu đậm và không lẫn vào đâu được cho những du khách đến Huế', ông nói.
Là người duy nhất ở Huế sản xuất ra nón có nguyên liệu từ lá bàng, ông Hùng cho hay, trước đây ông đã thử làm nón với nguyên liệu là lá mít, lá bồ đề... Song vì lá quá nhỏ nên từ đỉnh nón xuống đáy nón phải chắp vá nhiều lần khiến chiếc nón không có độ trong suốt và không đáp ứng được yêu cầu về thẩm mĩ.
Trước khi tạo ra sản phẩm được khách gần xa ưa chuộng như hiện tại, ông đã thất bại vô số lần. Có điều, càng thất bại, càng thôi thúc ông mày mò hơn.
Những chiếc lá bàng qua xử lý trở nên mỏng tang, tinh khiết.
Năm 2018, đúng thời điểm đang hăng say sáng tạo thì điều kiện không cho phép. Lúc ấy, tài sản của ông còn lại là 2 chiếc xe đạp đua, dù rất đam mê nhưng ông vẫn quyết định bán đi để lấy 30 triệu, tiếp tục quá trình nghiên cứu.
Ông cho biết, việc làm ra chiếc nón lá bàng mất rất nhiều thời gian, ngoài ra còn đòi hỏi sự kiên trì và tốn nhiều nhân công.
Nguyên liệu lá bàng cũng không phải lá bàng thông thường mà phải là lá bàng rừng, sẽ cho chiếc lá dài và bản rộng. Chiếc lá đạt chuẩn là chiếc lá dài và nguyên vẹn từ đỉnh đến đáy nón không được rách hay chắp nối.
Công cuộc tìm và chọn lá bàng cũng vất vả, ông phải tự thân lên rừng mới chọn được nguyên liệu vừa ý và phải đi thường xuyên.
Ông Hùng tỉ mỉ với những công đoạn tạo nguyên liệu cho chiếc nón.
Lá được chọn là lá vừa đủ độ chuẩn, không được non hay già quá, không chọn những chiếc lá bị sâu, gãy,...
Ông Hùng cười bảo, 'hái về được 100 lá bàng thì đừng vội mừng vì chỉ sử dụng được khoảng 40 lá mà thôi'.Ông kể, có lần lang thang trong rừng hơn 100km nhưng ông chỉ thu về được vỏn vẹn 12 lá bàng, đó là kỉ niệm khiến ông nhớ mãi.
Có lá bàng rồi, ông bắt đầu ngâm lá trong khoảng 45 ngày để xử lí mùi và phân hủy phần thịt của lá. Sau đó, ông dùng bàn chải cẩn thận chải sạch đến khi thu được chiếc lá trong suốt, toàn đường xương gân. Công đoạn cuối cùng là châm nón bằng dây cước.
Hàng làm không đủ bán
Cầm chiếc nón mỏng manh, trong suốt trên tay, ông Hùng bộc bạch, có 2 kích cỡ nón khác nhau, chiếc nón to cần 13-15 lá bàng, nón nhỏ thì ít hơn, tầm 11 lá.
Một sản phẩm nón lá bàng hoàn thiện phải mất rất nhiều thời gian, qua nhiều công đoạn.
Chiếc nón mỏng tang và trong suốt dưới nắng, nhưng giá thành của nón lá bàng lại chênh lệch lớn so với những loại nón thông thường.
Giá của nón to (16 vành, cao 27cm, rộng 41cm) là 450 nghìn đồng, chiếc nhỏ hơn có giá 350 nghìn đồng.
Ông lý giải, thoạt đầu ai cũng cho rằng giá cao, tuy nhiên, để làm được chiếc lá bàng qua rất nhiều công đoạn, công đoạn nào cũng khó và đòi hỏi sự tinh tế, khéo léo. Nếu một công đoạn bị lỗi sẽ dẫn đến cả chiếc nón bị hỏng.
Nhóm du khách thích thú khi chụp hình với những chiếc nón độc, lạ khi đến Huế.
Chiếc nón lá bàng đã qua xử lí nên đặc biệt không sợ mốc, không sợ nước, lại không rách. Do đó, nó có rất nhiều công dụng từ phục vụ thời trang, chụp ảnh đến làm quà tặng nên nhu cầu khách cần nhiều.
Nhưng không phải ai đặt hàng ông Hùng cũng nhận, bởi lẽ, công đoạn sản xuất nón mất nhiều thời gian, hiện tại xưởng làm của ông có 10 nhân công nhưng nếu khách đặt số lượng lớn thì không thể đáp ứng được.
Ngoài bán nón thành phẩm ra, ông còn bán nguyên liệu thô theo các kích cỡ, tùy thuộc vào nhu cầu của khách.
Ông cho biết, trung bình một tháng xưởng sản xuất được 60 chiếc nón, trừ đi các chi phí một năm ông thu về gần 200 triệu đồng.
Theo Hương Lài (VietnamNet)
Tàu 3 ngàn tấn sắp chìm, sẵn sàng ứng phó tràn dầu Tàu chở hơn 3.000 tấn clinke bị tràn nước vào hầm tàu và sắp bị đắm; toàn bộ thủy thủ đoàn 8 người đã an toàn. Ngày 25-9, ông Lê Tuấn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký văn bản hỏa tốc gởi Sở TN&MT, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; BĐBP tỉnh, Cảng vụ Hàng hải về việc tàu...