Hội đàm Mỹ – Trung: Biển Đông nóng trở nên lạnh
Chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa kết thúc với một Tuyên bố chung Mỹ – Trung cho thấy hai bên đạt được nhận thức chung trong nhiều vấn đề, ngoại trừ hồ sơ Biển Đông
Nước lớn kiểu mới
Sau 2 ngày tới Mỹ với lịch làm việc khá dày, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt được nhận thức chung rộng rãi với Mỹ về thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đàm phán về Hiệp định Đầu tư song phương, đẩy nhanh tiến độ làm việc để đạt được một hiệp định trình độ cao, chất lượng cao và cân bằng hai chiều.
Cuộc hội đàm cấp cao Mỹ – Trung ngày 25.9 (theo giờ Mỹ) tại Nhà Trắng đã không giải quyết được những vấn đề nóng trên Biển Đông hiện nay. Ảnh: Reuters
Không nằm ngoài dự đoán của dư luận thế giới, vấn đề đầu tiên hai lãnh đạo trao đổi là mối quan hệ nước lớn kiểu mới. Ông Tập Cận Bình đã có dịp để tuyên bố chính thức về những điểm chính trong quan hệ nước lớn kiểu mới mà Trung Quốc sẽ cùng Mỹ xây dựng, không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng thắng. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác dù cũng còn những bất đồng cần đề cập thẳng thắn và xây dựng.
Tân Hoa xã đưa tin, một ngày sau khi Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình hội đàm tại Washington, Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh đưa ra một thông cáo cho biết hai nước đã tìm được mẫu số chung cho một loạt vấn đề. Thông cáo nói: “Đôi bên đồng ý tăng cường sự hợp tác thực tế trong việc phòng chống tham nhũng, phát giác những công quỹ bị biển thủ, trao đổi bằng chứng, chống lại nạn hối lộ xuyên quốc gia, dẫn độ đối tượng bị truy nã và những người di cư bất hợp pháp, bài trừ ma tuý và chống khủng bố”.
Biển Đông “giậm chân tại chỗ”
Video đang HOT
Lần đầu tiên Tổng thống Obama hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc một cách hòa bình, ổn định, thịnh vượng và là đối tác có trách nhiệm trong các vấn đề quốc tế. Ông Obama nhấn mạnh lần đầu tiên Mỹ và Trung Quốc sẽ là những đối tác chính thức thúc đẩy phát triển toàn cầu.
Đề cập vấn đề khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ông Tập Cận Bình nói rằng,hai nước Trung – Mỹ có lợi ích chung rộng rãi tại khu vực này, cần phải sâu sắc, đối thoại và hợp tác, nỗ lực xây dựng quan hệ tương tác tích cực và hợp tác bao dung tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương giữa hai nước; cùng với các nước trong khu vực thúc đẩy hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tuy nhiên về vấn đề Biển Đông, dù bị Tổng thống Obama thẳng thắn nêu ra yêu cầu Bắc Kinh phải ngừng xây dựng ở các hòn đảo nhân tạo trên Biển Đông, nhưng ông Tập Cận Bình vẫn giữ quan điểm chủ quyền phi lý của Bắc Kinh. Ông Tập Cận Bình bênh vực cho yêu sách của Trung Quốc và nói rằng hoạt động xây dựng trên những hòn đảo nhân tạo không nhắm vào bất kỳ quốc gia nào và nhấn mạnh rằng Trung Quốc “không có ý định theo đuổi mục tiêu quân sự hoá”.
Với những luận điệu về Biển Đông không có gì mới mẻ, giới phân tích cho rằng, hồ sơ Biển Đông vẫn “giậm chân tại chỗ” trong cuộc hội đàm cấp cao này.
Cụ thể, tại cuộc hội đàm, ông Tập Cận Bình vẫn thể hiện quan điểm phi lý của Trung Quốc khi cho rằng: “Các đảo trên Biển Đông từ xưa đến nay là lãnh thổ của Trung Quốc, Bắc Kinh có quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển hợp pháp và chính đáng của mình”.
Giới phân tích cho rằng, tuyên bố này của ông Tập Cận Bình không phù hợp với các bằng chứng pháp lý mà các nước, trong đó có Việt Nam đã đưa ra. Những gì mà Trung Quốc đã thực hiện trong thời gian qua trên Biển Đông đã thực sự làm dư luận thế giới bức xúc, lên án.
Trong khi đó, quan điểm của Mỹ về Biển Đông đã không đủ mạnh mẽ để Bắc Kinh chùn bước. Và câu hỏi lại được đặt ra: Mỹ có thật sự quyết tâm ngăn chặn tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông hay không? Chỉ có thời gian mới trả lời chính xác được.
Theo Danviet
Thượng đỉnh Mỹ-Trung không giải quyết được gì về vấn đề Biển Đông
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng, ông Tập Cận Bình vẫn không lùi bước trước ông Obama về vấn đề Biển Đông, mặc dù trước đó lần đầu tiên ông đưa ra cam kết "không quân sự hóa" các đảo nhân tạo ở Trường Sa.
Tổng thống Mỹ Barack Obama chủ trì lễ đón chính thức Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại bãi cỏ phía Nam Nhà Trắng. (Ảnh: The New York Times)
Ông Tập Cận Bình thăm Mỹ trong bối cảnh từ nhiều tuần qua, các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị của Mỹ liên tục lên tiếng phản ứng việc Bắc Kinh ráo riết bồi đắp và quân sự hóa các đảo nhân tạo mà phía Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh dừng ngay những hoạt động xây dựng trái phép này.
Trong cuộc họp báo chung ngày 25/92015, sau cuộc hội đàm tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama nhắc lại quan ngại nói trên của Mỹ và nêu rõ rằng việc Trung Quốc bồi đắp và quân sự hóa các đảo đang tranh chấp, "khiến các nước trong vùng càng khó đạt được một giải pháp hòa bình để giải quyết các bất đồng ".
Đáp lại, ông Tập Cận Bình phản bác việc "quân sự hóa các đảo nhân tạo" với lý lẽ rằng: các hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại "quần đảo Nam Sa" (tên Trung Quốc tự đặt khi gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) không nhằm vào nước nào hay ảnh hưởng đến nước nào, và rằng: Bắc Kinh không có dự định quân sự hóa các đảo này (!?)
Tuy nhiên, những hình ảnh vệ tinh mới nhất vừa công bố lại cho thấy rõ trên thực tế Trung Quốc đã hoàn tất việc xây dựng một đường băng trên một trong những đảo nhân tạo ở Trường Sa.
Theo tạp chí quốc phòng IHS Jane's Defence Weekly, đường băng này có thể cho phép Trung Quốc đẩy nhanh hoạt động xây dựng trái phép trên Biển Đông và bắt đầu tuần tra đường không ở khu vực.
Trước đó Bắc Kinh cũng đã nói rằng cơ sở hạ tầng phía Trung Quốc mới xây dựng trên đảo nhân tạo ở Biển Đông là nhằm "cải thiện điều kiện sống, an toàn hàng hải và dự báo thời tiết, đồng thời cũng sẽ được dùng cho mục đích quân sự" (?)
Giới chức Mỹ vẫn nhấn mạnh quan ngại trước nguy cơ các cơ sở Trung Quốc xây dựng trái phép tại Biển Đông có thể được sử dụng để dẫn tới các tuyên bố chủ quyền vô căn cứ của Bắc Kinh trong khu vực, đồng thời đơn phương thiết lập vùng nhân diện phòng không (ADIZ) trên phần lớn Biển Đông.
Dẫu sao, theo nhận xét của một quan chức cao cấp trong chính quyền Mỹ, cam kết "không quân sự hóa" trên đây của ông Tập Cận Bình cũng là một điều mới, mặc dù các quan chức cấp thấp hơn của Trung Quốc cũng từng cam kết như vậy với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hồi mùa hè vừa qua. Nhưng rồi thực tế luôn chứng minh điều ngược lại!
Một chuyên gia khác về quân sự Trung Quốc, ông Taylor Fravel, thuộc Học Viện Công nghệ Massachussets, nhận định rằng tất cả là tùy thuộc vào việc ông Tập Cận Bình (Bắc Kinh) định nghĩa thế nào là "quân sự hóa"?
Mỹ và các nước khác có thể tham chiếu tuyên bố của ông Tập khi đánh giá hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng để làm được điều này đòi hỏi phải có một định nghĩa rõ ràng và không quá rộng về "quân sự hóa" - ông Fravel nhấn mạnh.
Nhìn về tổng thế, với vấn đề nóng bỏng Biển Đông rõ ràng ông Tập Cận Bình không hề "lùi bước", cho dù có bị ông Obama thúc ép "ngưng ngay các hoạt động xây dựng trái phép trên những đảo đang có tranh chấp ở Biển Đông".
Nói cách khác, cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Trung ở Nhà Trắng ngày 25/9 đã không giải quyết được gì. Còn Mỹ thật sự có quyết tâm ngăn chặn tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông hay không, chắc dư luận còn phải chờ xem "thời gian sẽ trả lời ra sao"?
Quý Cao (tổng hợp)
Nga Mỹ nỗ lực khai thông bế tắc Còn quá sớm để nói về một bước ngoặt trong quan hệ giữa Nga và phương Tây sau cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Mỹ tại New York trong tuần tới. Tuy nhiên, cuộc gặp sẽ cho thấy nỗ lực xích lại gần nhau của hai bên và có thể là tiền đề tạo điều kiện khai thông bế tắc trong quan hệ...