Hội Cựu chiến binh góp sức bảo vệ môi trường
Thời gian qua, Hội Cựu chiến binh xã Bình Thạnh ( Châu Thành, An Giang) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình thiết thực, có hiệu quả góp sức vì cộng đồng.
Trong đó, với việc thành lập Câu lạc bộ (CLB) Cựu chiến binh bảo vệ môi trường, góp phần đáng kể vào việc giữ gìn an ninh trật tự, kéo giảm các tệ nạn xã hội (TNXH), cũng như công tác bảo vệ môi trường ở địa phương.
Tuyên truyền giúp người dân nâng cao nhận thức trong bảo vệ môi trường
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Bình Thạnh Lê Văn Kiệt cũng là Chủ nhiệm CLB Cựu chiến binh bảo vệ môi trường cho biết, CLB ra mắt hơn 2 tháng với 21 thành viên. Đây là những nhân tố tích cực, trực tiếp tham gia tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường đến người dân thông qua các buổi tuyên truyền ở địa phương. Trước đó, năm 2017, CLB Cựu chiến binh bảo vệ môi trường đã được thành lập ở một số ấp, với nhiệm vụ tham gia giữ gìn an ninh trật tự tại các nơi thường xuyên diễn ra TNXH, như: đánh bài, đá gà… Bên cạnh đó, CLB còn cùng với lực lượng công an ở địa phương giám sát, thường xuyên giáo dục các đối tượng mới ra tù hoàn lương.
“Thành viên của CLB là Chi hội trưởng cựu chiến binh ấp, trưởng ấp, công an viên… thường xuyên tổ chức tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Sau thời gian hoạt động, mô hình đã mang lại những hiệu quả đáng ghi nhận, bước đầu góp phần làm thay đổi nhận thức, các loại TNXH được kéo giảm thấy rõ, người dân yên tâm làm ăn”- ông Lê Văn Kiệt cho biết.
Theo ông Kiệt, bên cạnh bộ phận người dân rất ý thức trong bảo vệ môi trường, vẫn còn một số giữ thói quen vứt rác xuống xuống sông, kênh, mặc dù ở xã có xe thu gom rác. Chỉ một hành động thiếu ý thức như vậy, ảnh hưởng đến cảnh quan, ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng nguồn nước tưới tiêu, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất rau màu của bà con.
Video đang HOT
Năm 2020, trên cơ sở hoạt động hiệu quả của các CLB Cựu Chiến binh bảo vệ môi trường ở các ấp, tiếp tục nâng chất, mở rộng, tiến đến thành lập CLB Cựu chiến binh bảo vệ môi trường cấp xã, huy động các ban, ngành, đoàn thể tham gia. Mục tiêu phấn đấu để xã đạt các chỉ tiêu về môi trường, hướng đến công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trong thời gian tới.
Hoạt động của CLB tập trung vào việc tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức, góp phần làm thay đổi nhận thức cũng như thói quen của người dân đối với việc giữ gìn, bảo vệ môi trường. Trước đây, việc tuyên truyền vẫn được thực hiện, tuy nhiên tình hình ít được cải thiện, vì người dân chưa thấy được tác hại của môi trường ô nhiễm, biến đổi khí hậu, ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân, gia đình, cộng đồng. Chính vì vậy, trong lần ra quân này, CLB sẽ tuyên truyền sinh động bằng nhiều phương pháp trực quan, thực tiễn, như: gắn pa-nô, áp-phích tuyên truyền, để thùng rác, trồng hoa… góp phần giúp người dân hình thành ý thức tốt trong bảo vệ môi trường.
Để việc tuyên truyền không khô khan, CLB thường xuyên lồng ghép, kết hợp với hoạt động của các đoàn thể, như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân… Ở các xã vùng nông thôn, một biện pháp tuyên truyền hiệu quả là phải có người làm gương, đi đầu thực hiện, sau đó sẽ đi vào nền nếp. Chính vì vậy, khi triển khai, CLB đi sâu tuyên truyền cho các hội viên cựu chiến binh. Bởi, khi thấy các hội viên gương mẫu thực hiện thì người dân ở xóm, ấp đó sẽ dần thay đổi nhận thức và thực hiện đúng tinh thần bảo vệ môi trường. Ông Võ Phụng Đành, hội viên gương mẫu Hội Cựu chiến binh xã Bình Thạnh, là một trong những người đi đầu trong cam kết thực hiện bảo vệ môi trường ở xóm, ấp.
Theo ông Đành, dù có xe thu gom gác mỗi ngày, nhưng một số người dân sợ tốn tiền, nên không tham gia, có rác là sẵn tiện quăng luôn xuống kênh rất mất mỹ quan, về lâu dài còn gây mùi hôi thối. “Để bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp không phải chỉ 1, 2 người có thể làm được mà cần sự chung tay, đồng lòng của tất cả người dân. Nhà cửa mình sạch, đẹp mà môi trường hôi hám, xấu xí thì cũng như không. Bởi vậy, tôi thường xuyên tuyên truyền cho bà con bỏ rác đúng nơi quy định, vì lợi ích chung cũng là lợi ích của gia đình mình” – ông Đành bày tỏ.
Long An: Tăng cường bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý rác thải
Tỉnh Long An đang thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt nhằm thu gom, xử lý rác thải, nước thải, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường.
Khu vực lò đốt rác của một Nhà máy đốt rác phát điện. Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Cùng với sự phát triển kinh tế, tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Long An có xu hướng gia tăng. Tỉnh Long An đang thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt nhằm thu gom, xử lý rác thải, nước thải, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Long An, thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường luôn được các ngành chức năng quan tâm thực hiện và đạt được nhiều kết quả.
Tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, truyền dữ liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường để giám sát, theo dõi.
Các doanh nghiệp đầu tư thứ cấp đang hoàn thành việc xây dựng hố ga giám sát ngoài hàng rào nhà máy để người dân và ngành chức năng chủ động theo dõi, giám sát.
Ngành chức năng phối hợp với các địa phương thường xuyên tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất ở các doanh nghiệp nhằm đảm bảo các doanh nghiệp này tuân thủ theo hồ sơ môi trường được duyệt, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là vi phạm trong xả nước thải, khí thải.
Ngoài ra, tỉnh Long An đã đưa vào vận hành 3 trạm quan trắc tự động nước mặt và 3 trạm quan trắc không khí nhằm theo dõi chất lượng nguồn nước, không khí tại các khu vực trọng điểm của tỉnh.
Các số liệu quan trắc được công khai ở khu vực công cộng để người dân và doanh nghiệp giám sát, đồng thời phục vụ công tác quản lý của cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường.
Đối với việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, tỉnh chủ trương nâng công suất xử lý rác thải tại các nhà máy hiện có, đồng thời đầu tư xây dựng nhà máy xử lý mới bằng nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa.
Đặc biệt, các nhà máy xử lý rác thải trên địa bàn đều phải sử dụng công nghệ đốt rác và phát điện nhằm bảo đảm môi trường. Cụ thể, Nhà máy xử lý rác thải Tâm Sinh Nghĩa đang thực hiện nâng công suất xử lý từ 250 tấn/ngày lên 500 tấn/ngày và chuyển đổi sang công nghệ đốt rác phát điện.
Long An cũng đang thực hiện dự án nhà máy xử lý rác Vĩnh Hưng, lò đốt rác Tân Hưng, lò đốt rác thị xã Kiến Tường để phục vụ xử lý rác thải tại các địa phương trên. Bên cạnh đó, tỉnh đang kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý rác trên địa bàn huyện Cần Đước và Cần Giuộc, nhà máy xử lý rác thải quy mô 250 tấn/ngày ở huyện Đức Huệ, nhà máy xử lý rác thải huyện Thạnh Hóa...
Tại các khu vực nông thôn, vùng sản xuất nông nghiệp, Long An triển khai nhân rộng mô hình thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật, tiến hành thí điểm phân loại rác tại nguồn ở một số địa phương để làm cơ sở nhân rộng ra toàn tỉnh...
Nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới, Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An đã ban hành văn bản yêu cầu các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân trong công tác bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý rác thải; kêu gọi cộng đồng thay đổi hành vi, thói quen sinh hoạt nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường xung quanh, bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Các ngành chức năng tiếp tục thực hiện quan trắc môi trường; rà soát, thống kê báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh nhu cầu lắp đặt thêm các trạm quan trắc tự động không khí để bảo đảm theo dõi, giám sát chất lượng môi trường không khí tại những nơi chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, nhằm dự báo xu thế biến đổi và đề xuất các phương hướng quản lý, kế hoạch bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay; tổ chức kiểm kê, đánh giá các nguồn phát sinh rác thải, khí thải trên địa bàn để xác định rõ nguyên nhân, giảm thiểu ô nhiễm và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí theo quy định.
Ủy ban Nhân dân các địa phương chỉ đạo các đơn vị thu gom rác có biện pháp thu gom rác tại khu vực hiện nay chưa được thu gom nhằm hạn chế người dân đốt rác; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xả thải tại các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn, đảm bảo tuân thủ đúng quy định về bảo vệ môi trường; kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Hà Nội: Công tác bảo vệ môi trường có nhiều chuyển biến tích cực Nhằm bảo vệ môi trường, TP Hà Nội đã đưa vào vận hành các nhà máy, trạm xử lý nước thải tập trung, cùng với đó tỷ lệ xử thu gom chất thải sinh hoạt đạt kết quả cao. Theo GĐ Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội Nguyễn Trọng Đông, từ năm 2015 đến nay, Sở đã tham mưu Thành ủy,...