Hỏi “cưa cây gỗ 7 đoạn biết 12 phút cưa xong một đoạn”, học trò tính 12×6=72 vẫn bị gạch sai, xem đáp án cô giáo hóa ra cũng “cú lừa”?
Bạn có tự tin giải được bài toán cấp 1 này?
Thời Tiểu học, chắc hẳn ai cũng phải học qua các phép tính cộng, trừ, nhân, chia khó hơn chút thì đếm hình, giải câu đố mẹo. Vậy nên để thách thức và cũng như phân loại học sinh, nhiều thầy cô đã cho bài toán có chút lắt léo, phải ngẫm nghĩ hồi lâu mới ra kết quả đúng.
Gần đây, dân tình đã chia sẻ lại bài toán chia khúc gỗ từng nổi rần rần trên mạng. Cụ thể đề bài Toán cho: “ Hai bác thợ cưa một cây gỗ dài 7m thành những đoạn dài 1m. Cứ 12 phút thì cưa xong một đoạn. Hỏi cưa cả cây gỗ đó thì hết bao lâu“.
Có thể thấy khúc gỗ này sẽ được chia thành 7 đoạn. Cô học trò nhanh chóng đưa ra đáp án để đưa khúc đó thì hết số phút là 12 x 6 = 72 phút, tuy nhiên liền bị giáo viên gạch đi và sửa thành 12 x 7 = 84 phút.
Video đang HOT
Bài toán chia gỗ cho học sinh Tiểu học nhưng gây khó dễ cho cả phụ huynh và giáo viên.
Bài Toán đơn giản chỉ xoay quanh những phép tính cộng, trừ, nhân, chia nhưng quả thật đã làm khó được không ít phụ huynh và giáo viên Tiểu học. Vậy đáp án đúng của bài là 72 phút hay 84 phút?
Nhiều phụ huynh thắc mắc: Cây gỗ dài 7 đoạn thì chỉ cần 6 nhát là đã chia được, như vậy đáp án 12 x 6 = 72 phút của học sinh là hoàn toàn đúng.
Tuy nhiên, sự thực là đáp án nào cũng đúng và đề bài đã thiếu chặt chẽ trong khâu ra đề. Cụ thể, nếu đây là cây gỗ còn nguyên gốc thì đáp án của cô giáo đúng (do 7m thì phải 7 lần cắt, tính cả cưa gốc), còn nếu đây là khúc gỗ đã bị cặt ra thì đáp án của học trò đúng (7 đoạn chỉ cần cưa 6 lần là đủ).
Như vậy với bài toán này cần đưa ra đáp án là cả 2 trường hợp hoặc sửa rõ hơn là khúc gỗ đã được cắt lìa ra hay chưa. Thế mới thấy Toán Tiểu học đâu chỉ kiến thức đơn giản 1 1=2!
Nữ sinh vừa học vừa ôm "vật thể lạ" khiến nhiều người tá hỏa tìm nguyên do, đến khi tra hỏi mới vỡ lẽ vì nghe lời cô giáo dạy
Mỗi người có một cách áp dụng lời dạy của thầy cô giáo khác nhau, tuy nhiên áp dụng triệt để khiến người khác phải tò mò khóc thét như nữ sinh này thì đúng là có một không hai.
Nghe lời giáo viên cũng như áp dụng chính xác những lời dạy của giáo viên trong các bài tập, tình huống thực tế là một trong những ưu tiên mà học sinh nào cũng nên làm. Bởi lẽ, các thầy cô không chỉ là người dẫn đường cho các em trên hành trình chinh phục kiến thức, học hỏi những điều cần thiết cho bản thân. Mà còn là người truyền thụ những kinh nghiệm sống, bài học quý báu để giúp các em vững bước trong chặng đường trưởng thành của mình.
Chính vì điều này, nhiều học sinh luôn luôn coi việc áp dụng lời dạy của thầy cô là kim chỉ nam trong mọi việc của mình. Thế nên, mới có tình huống dở khóc dở cười của cô bạn nữ sinh cấp 3 dưới đây khi làm theo lời cô giáo dạy.
Cụ thể, một bức ảnh nữ sinh vừa học bài trên lớp vừa lăm lăm cầm cọng hành lá trên tay. Nguyên nhân được người chụp ảnh đưa ra là bởi cô luôn dạy "học phải đi đôi với hành", đó cũng là lý do khiến mấy cây hành lá kia trở thành bạn học bất đắc dĩ của nữ sinh này.
Ngay khi bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội, hàng chục ngàn lượt tương tác và những bình luận tới tấp bên dưới để bàn luận vì hành động hóm hỉnh của chủ nhân bức ảnh trên. Trên thực tế, chủ nhân bức ảnh chi có ý vui đùa để tạo ra tiếng cười cho mọi người chứ không phải cố tình không hiểu "hành" trong lời dạy của cô giáo là thực hành chứ không phải hành lá, hành hoa như cô bạn đang cầm.
Nữ sinh cầm hành để học bài vì nghe theo lời cô dạy.
Tuy nhiên, nhiều học sinh cũng đưa ra ý kiến rằng, mặc dù chỉ là một chuyện đùa vui nhưng nhiều bạn học cũng đang áp dụng một cách máy móc, thậm chí không hiểu đúng dụng ý của thầy cô nhưng vẫn cố tình áp dụng sai để bao biện cho hành vi của mình.
Ngoài những lời bình luận mang tính vui đùa như: " Mai mình cũng mang bạn hành đến lớp để học cùng cho vui"; " Trong bạn hành tươi thế kia chắc học được nhiều chữ lắm rồi"; " Nghe lời cô giáo như này mà không được điểm 10 thì hơi phí đấy"... thì cũng có nhiều lời bình luận bẻ lái câu chuyện sang hướng nghiêm túc hơn nhiều như: "Ôi nhìn hình này lại nghĩ đến mấy bạn hay ăn quà vặt lớp tui, cứ nhắc nhở là kêu cô dạy "có thực mới vực được đạo"; "Đúng là mỗi lời dạy đều có hai hướng hiểu, muốn hiểu thế nào là quyền của các bạn thôi"; "Cô giáo nhìn được cảnh này không biết nên khóc vì cay mắt hay nên cười vì học sinh ngoan quá nữa".
Đồng ý rằng, đi học thì việc đùa vui là hoàn toàn hợp lý, vì điều đó giúp mọi người có được những giây phút giải trí, bỏ qua những căng thẳng trong học tập. Nhưng cũng cần tiết chế để biết giới hạn, không nên để những trò đùa trở thành sự khó chịu cho người khác. Đồng thời, nhắc lại lời thầy cô và áp dụng chúng là một điều vô cùng đúng đắn, nhưng xuyên tạc hay cố tình hiểu sai lời thầy cô dạy thì lại là một hành động không nên chút nào.
Với các thầy cô khi nhìn thấy học trò của mình nghe lời, biết áp dụng lời dạy của mình vào cuộc sống thực tế thì chắc hẳn sẽ vô cùng vui mừng. Nhưng khi thấy những trò nghịch ngợm này thì có lẽ sẽ mỉm cười cho qua vì biết rằng các em chỉ đang đùa giỡn cùng nhau mà thôi. Điều quan trọng là các em biết rằng cô đã từng dạy những điều đúng đắn và thực hiện những điều đúng đắn ấy sẽ tốt cho tương lai của các em sau này. Và dù như thế nào thì những bài học của thầy cô vẫn luôn là điều in dấu đặc biệt trong lòng mỗi em học sinh.
Hà Giang: Sẽ kỷ luật cô giáo tiểu học đánh học sinh trên lớp Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, huyện Bắc Quang (Hà Giang) xác nhận một giáo viên của nhà trường đã tát vào má 1 nữ học sinh lớp 4 và đánh vào tay 5 học sinh khác cùng lớp. Ảnh minh họa Chiều 9/9, bà Nguyễn Thị Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, huyện Bắc Quang (Hà Giang) xác nhận...