Hội chứng văn phòng tăng nặng bởi chuyện ăn
Ngành y ắt hẳn có lý do chính đáng khi trong thời gian gần đây không ngừng báo động về “hội chứng văn phòng cao ốc” – BS. Lương Lễ Hoàng chia sẻ một trong những lý do dẫn đến hội chứng này.
Bên cạnh tình trạng thiếu dưỡng khí vì văn phòng đóng kín, sai ẩm độ vì lạm dụng dùng máy lạnh, ô nhiễm môi trường vì khói thuốc lá, bụi máy in, hóa chất gia dụng… khiến bệnh đường hô hấp không mời cũng đến, sức đề kháng của nhân viên văn phòng sở dĩ bị xói mòn liên tục còn vì một số yếu tố khác.
Bỏ quên bữa sáng
Trước hết, theo thống kê thực hiện với 100 đối tượng khám sức khỏe trong năm vừa qua, không đến 30% có bữa ăn sáng thường xuyên. Vì thức dậy quá trễ, vì bận đưa con đến trường nên hơn 2/3 vào văn phòng với bao tử trống rỗng.
Đây chính là đòn bẩy để lượng chất chua tích lũy trong dạ dày tha hồ xơi tái niêm mạc của bao tử. Do đó, có bận rộn cách mấy cũng đừng quên bữa ăn được đặt tên rất thâm thúy: bữa lót dạ!
Video đang HOT
Ảnh: Họa sỹ Nguyễn Thành Phong
Lạm dụng cà phê
Càng tệ hại hơn nữa nếu người thiếu bữa điểm tâm vì phải giữ vững phong độ nên uống vội tách cà-phê đen pha thật đậm. Nhờ độ thẩm thấu rất nhanh của cafein nên “ẩm khách” đúng là tỉnh táo ngay như sáo khi vào việc.
Nhưng chỉ ít giờ sau, ngay vào lúc cao điểm của công việc, gia chủ bỗng dưng hoa mắt, run tay vì cafein làm tụt đường huyết đồng thời kéo theo hạ canxi, hạ huyết áp. Hình ảnh này càng rõ nét hơn nữa vào đầu tuần khi stress chắc chắn đang chực chờ. Không có gì khó hiểu nếu thầy thuốc đã từ lâu trông mặt nạn nhân mà đặt tên cho “hội chứng ngày thứ hai”!
Ăn vội ăn vàng
Đánh mạnh chưa chắc đủ sức đo ván bằng đánh nguội. Bữa ăn trưa nếu ăn quá nhanh chính là lý do khiến dòng máu đậm đặc. Nhiều người vì thế buồn ngủ mở mắt không lên ngay sau bữa ăn trưa và khiến công việc buổi chiều trở thành cơn ác mộng. Chậm lại trong bữa ăn trưa có khó gì đâu!
Coi thường bữa ăn nhẹ
Sau hết, riêng trong bối cảnh của xứ mình, giờ tan sở là thời điểm cực kỳ xì-trét vì kẹt xe! Theo kết quả nghiên cứu hẳn hoi, stress do kẹt xe tai hại tối thiếu gấp 3 lần căng thẳng do mất việc, tang sự, ly dị …
Cũng theo chuyên gia về bệnh lý do stress, tai hại của chuyện căng đầu nặng hay nhẹ tùy thuốc vào lượng khoáng tố (Mg) của gia chủ vào thời điểm dầu sôi lửa bỏng. Bữa ăn xế, cho dù chỉ là ly sữa trái cây dồi dào manhê, chính là giải pháp để tuy già néo mỗi ngày nhưng không sớm “đứt dây”.
Không thiếu thuốc, đủ ăn đủ mặc, nhưng hình ảnh nay đau mai yếu cứ như là “cá tính” của cư dân chốn thị thành, cứ như là chuyện trời kêu ai nấy dạ. Đáng tiếc vì giải pháp lại không quá phức tạp nếu chúng ta đừng quên tiếp hơi cho cơ thể trước khi cạn nguồn dự trữ. Vỏ quýt dày sao nổi nếu móng tay đủ nhọn. Chuyện đời xưa nay vẫn thế!
Theo BS. Lương Lễ Hoàng (Vietnamnet)
Quá sạch sẽ có thể là biểu hiện của bệnh tâm lý
Nó có tên là rối loạn ám ảnh cưỡng chế đó các ấy ạ!
Ai cũng nghĩ rằng sạch sẽ, tỉ mỉ và cẩn thận là đức tính tốt. Tuy nhiên, nếu sự cầu toàn đó trở thành nỗi ám ảnh cho bạn thì nó không còn là đức tính tốt nữa đâu nhá! Các nhà khoa học đã xác định đó là một căn bệnh tâm lý đáng gờm rồi đó!
Bệnh đó là gì vậy?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính, dấu hiệu phổ biến của bệnh mắc phải đó là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc. Người bệnh thường có cảm giác bị thôi thúc bởi những suy nghĩ và hành động, được cảm nhận là rất đáng sợ hoặc là bị hành hạ rất đau khổ.
Vì sao tớ lại mắc chứng bệnh này?
Các ấy biết không, một số trường hợp bị rơi vào trạng thái rối loạn tâm lý như thế này là do phương pháp dạy dỗ khi còn nhỏ. Những bạn này ngay từ bé thường bị ép phải làm theo kỉ luật một cách cứng nhắc, nghiêm ngặt, chuẩn xác khiến họ luôn có cảm giác mình đang làm sai một việc gì đó và thấy sợ hãi vì bị phạt.
Ngoài ra, sự sạch sẽ, tỉ mỉ quá đáng hay luôn tin rằng mọi việc bất ổn xuất hiện do đặc trưng tính cách cũng là một trong những lý do dẫn đến bệnh rối loạn tâm lý cưỡng chế.
Làm thế nào để biết tớ mắc phải chứng bệnh này?
Ý nghĩ ám ảnh
Người mắc chứng bệnh này thường khá cứng nhắc, luôn luôn ngờ vực, luôn đòi hỏi mọi thứ phải chính xác, nằm trong sự kiểm soát. Nhiều người còn tỏ ra ngoan cố cũng như quá cẩn thận trong từng cử chỉ hành động nhỏ nhất của mình. Xuất phát từ đó, những người này sẽ có tâm trạng lo âu thái quá về sạch sẽ hay mong muốn mọi thứ phải thật hoàn hảo đến mức gây khó chịu cho người xung quanh.
Hành vi cưỡng chế
Đa số người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế có các hành vi lặp đi lặp lại gọi là hành vi cưỡng chế. Nó thường xuất phát từ chính những ý nghĩ ám ảnh họ hàng ngày:
- Sợ bị bẩn nên lau, rửa, chùi, giặt, tắm... quá nhiều lần trong ngày.
- Sợ bị lây nhiễm hoặc lây nhiễm bệnh cho người khác nên tránh tiếp xúc gần với người khác.
- Sợ mắc sai lầm nên không dám chủ động làm bất cứ cái gì, không dám phát biểu trước đám đông, sợ đi xe máy do lo lắng sẽ gặp tai nạn...
- Sợ hành vi của mình không được chấp nhận nên thường luống cuống, vụng về, run tay khi thực hiện trước người khác, trong khi hành vi này lại làm rất tốt khi chỉ có một mình.
- Đòi hỏi tính cân đối và chính xác nên thường đo đi đo lại nhiều lần nếu cần phải may hay thiết kế một cái gì đó, ví dụ như đếm đi đếm lại nhiều lần một khoản tiền nhỏ cũng là biểu hiện của bệnh đấy!
Ảnh hưởng của nó đối với chúng mình là gì?
Bề ngoài thì căn bệnh này hầu như chỉ biểu hiện như một dạng tính cách kĩ càng, của người hay soi xét, để ý chứ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Nhưng trên thực tế, các chuyên viên y tế đã xác nhận, căn bệnh này lâu ngày sẽ khiến người bị bệnh gặp phải các trở ngại trong giao tiếp, bị tự kỉ ám thị... Đặc biệt, nó khiến cho hệ thần kinh luôn trong tình trạng căng thẳng quá độ dẫn đến trạng thái đau đầu, stress và nặng hơn là mắc chứng thần kinh cấp độ 2.
Biện pháp khắc phục
Ngay khi phát hiện ra người xung quanh có những biểu hiện của bệnh, bạn cần nhanh chóng đưa họ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời. Hãy nhớ rằng, căn bệnh này càng được chữa trị nhanh thì càng tốt đó các ấy ạ!
Tạo cho người bệnh không gian thoải mái, không căng thẳng để tránh cho họ bị sợ hãi và ám ảnh nhiều hơn.
Theo SKDS
Bắt bệnh nguy hiểm qua đôi tay Ngoài mắt, lưỡi, nước tiểu và da thì bạn cũng có thể phát hiện các vấn đề về sức khỏe nhờ quan sát những thay đổi trên đôi tay. Cơ thể thường biểu hiện các dấu hiệu liên quan tới sức khỏe. Ngoài mắt, lưỡi, nước tiểu và da thì bạn cũng có thể phát hiện các vấn đề về sức khỏe nhờ...