Hội chứng “thích thu phí” và hiệu ứng “dị ứng với ATM”
Đã quen sống chung với… thuế và phí, nhưng tới vài đồng tiền còm của mình bị ép (hoặc ngon ngọt mời) gửi vào thẻ ATM, mà nay có tin nơi đã “âm thầm”, mai lại có tin nơi “rục rịch” thu phí… dân chỉ còn biết kêu: Trời ơi, khó thở quá!
Người lao động lĩnh lương trả qua thẻ ATM (ảnh minh họa của báo Tin tức, chụp tại khu vực rút tiền qua ATM của KCX Tân Thuận, quận 7, TP.HCM)
Giao dịch qua thẻ ATM ở nước ngoài đúng là rất thuận tiện, rất tiện ích. Nhưng với dân ta khi mà đồng lương nhìn chung còn ba cọc ba đồng, lĩnh tiền tươi thóc thật còn chẳng ăn ai nữa là phải gửi rồi rút qua thẻ… cho thêm tủi!
Và dù ai cũng “biết tỏng” từ lâu tình thế nắm đằng chuôi khi tiền của mình mà cứ bị phiền hà bởi cái thẻ “hiện đại, hại điện”, song tới mức giao dịch nội mạng cũng sắp bị thu phí thì quá bất công và phi lý!!!
Lúc đầu hứa hẹn đủ thứ tiện lợi, ưu đãi, để các cơ quan buộc CBCNV chấp nhận chuyển trả lương qua thẻ. Tới khi nắm được đằng chuôi rồi, ngân hàng mới nay tung ra động thái thăm dò này, mai tung tiếp chiêu dọn đường nữa cho gần hơn tới cái đích: thu Phí. Bất chấp bao nỗi bất bình và lý lẽ vặn lại của các chủ thẻ (đại đa số là bất đắc dĩ), ngân hàng vẫn trưng ra những “cái lý có chân” lợi cho mình:
“Các cơ quan Nhà nước cứ luôn tính đủ cho DN. ..từ trên lưng người dân như vậy (nào phí, thuế…)??? Nhưng cũng phải biết “mớ” tiền gửi trong tài khoản ATM ngân hàng có lợi như thế nào rồi chứ, vậy mà còn áp thêm phí. Sao không để cho dân thở với?” – Hải Quỳnh:haiquynhhn@yahoo.com
“Bắt CNVC nhận lương qua ATM để thu phí?” – Quảng Cường:quangcuonglh@gmail.com
“Bắt buộc phải trả lương qua tài khoản và nói khi rút tiền không thu phí. Khi tất cả các cơ quan trả tiền qua tài khoản, lại đứng ra thu phí. Hoan nghênh ai nghĩ ra chiêu trò này!” – Le Thanh:Lethanhhg@gmail.com
“Làm xiếc đưa dân vào tròng ư? Đầu tiên là yêu cầu (mời gọi) trả lương qua tài khoản, rồi bây giờ là thu phí. Đi rút tiền thì suốt ngày trục trặc, một lần rút không quá 3tr-3tr5. Tôi muốn rút ra để dùng quá 20 triệu tiền của tôi 1 lần mà cũng không được là sao nhỉ? Trả lương qua tài khoản, lại rồi thu phí. Công nhân làm lương 2tr/1 tháng, họ không dám rút ra để ở thẻ cho an toàn. Bây giờ như thế này, ai dám để tiền trong thẻ nữa??? Còn có kế hoạch thu phí chuyển tiền rồi phí thường niên nữa… Định làm xiếc với dân sao…Thương thay những anh chị công nhân, những người dân nghèo, làm vất vả, lương thấp mà còn bị &’chặt chém’!!!” – Nguyễn Hùng Cường:hungcuong_8899@yahoo.com
“Tiền của tôi sao tôi muốn rút lại phải mất phí ? Các bác ngân hàng làm ăn thua lỗ nên lại muốn đổ lên đầu khách hàngsao?” – Tran Thang:thangpvd868@yahoo.com
“Cái gì bây giờcũng đòi thu phí của dân là sao????” – Ngoc Lan:ngoclan@yahoo.com
“Thật vô lý, ngân hàng ban hành quy định này thì chỉ chết người dân thôi!” - Binh:hoangtucdon@gmail.com
Video đang HOT
“Chỉ 2 từ thôi VỚ VẨN và LUNG TUNG”- Nguyễn Đức:duc2821992@gmail.com
“Đến rút tiền nội mạng cũng bị thu phí, thì không biết là còn phí gì không thu nữa? Có máy ATM cũng như không, chắc chắn rằng người gửi tiền vào thẻ ngày càng ít. Chí có những người là công chức nhà nước, cơ quan bắt chuyển tiền qua thì mới phải gửi vào đó thôi. Chứ tự nguyện chắc chẳng có ai nữa cả đâu. Dân cứ bị bòn rút đủ kiểu thế này, còn ai tin được vào các cơ quan nhà nước nữa đây???” – Tien Sinh:hattieucycay_90@yahoo.com
Ngày 28/12, Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư số 35 quy định về phí thẻ ghi nợ nội địa ATM (ảnh minh họa: An Hạ)
Cái gì cũng… “chém”!
Đồng lương eo hẹp mà cứ hội chứng thích thu phí lan rộng thế này, dân ta còn cửa nào mà thoát. Nhưng thói đời “chơi dao lắm, có ngày…”!!!
“Hiện tại do quy định của Chính phủ, công chức buộc phải nhận tiền lương từ tài khoản ATM. Đơn vị chi trả lương đã phải chịu phí cho ngân hàng, người hưởng lương mất khoản lãi qua đêm do tiền đọng tại ngân hàng. Nay lại thu phí cao như vậy thì thử hỏi có thoả đáng không? có vì “Thượng Đế” không? Trong khi chất lượng phục vụ của các ngân hàng thương mại vẫn còn kém, hạ tầng phục vụ cho việc thanh toán qua ATM vừa kém, vừa mất thời gian, vừa phiền hà….Tôi kiến nghị NHNN Việt Nam đình chỉ ngay việc thu phí thanh toán lương của người lao động qua tài khoản ATM khi chưa quá muộn, để bảo vệ quyền lợi người lao động và cả những người gửi tiền” - Hoàng Ngọc Sơn:hoangsonvptu@gmail.com
“Sự phát triển thịnh vượng của các ngân hàng chính là phụ thuộc vào yếu tố khách hàng, hay nói cách khác là lợi nhuận của ngân hàng là từ khách hàng. Nhưng đến khi ngân hàng làm ăn thua lỗ thì lại tìm “chốn bù đắp” là hầu bao của khách hàng? Quá nghịch lý!” – Nguyễn Hùng Cường:cuong8366@gmail.com
“Hoạt động của hệ thống ngân hàng, theo tôi là đang đi xuống nghiêm trọng, lãi ít lỗ nhiều.Thu phí rút tiền kiểu như thế này khác gì bảo người dân nên chi tiêu bằng tiền mặt đi! Nhưng thu phí như vậy cũng chẳng bù được phần lỗ lớn kia đâu. Hãy làm tốt quản trị rủi ro và thanh khoản ổn định sẽ là yếu tố thành công đó!” – Trần Quang Sơn:son.vib@gmail.com
“Ngân hàng làm ăn thua lỗ là chuyện của ngân hàng, sao lại coi “Thượng Đế” như vậy??? Theo ước tính, trong 86 triệu dân thì có hơn 40 triệu dân xài thẻ ATM, trung bình giao dịch 2 lần/tháng/người (phí 1.000 đồng/lần). Như vậy, giới ngân hàng thu 80 triệu lần giao dịch/tháng, vơ quét Thượng Đếtương đương 80 tỷ đồng hàng tháng, tương đương 960 tỷ đồng/năm. Một con số khá &’khủng’. Ngân hàng có rất nhiều cách làm giàu, nhưng thời cơ chưa đến thì đừng để chủ thẻ ATM gánh thay, chắc chắn hệ luỵ ngân hàng sẽ xảy ra trong tương lai gần. Cái gọi là phương pháp “rút tiền ATM nội mạng chính thức bị thu phí” chả hay ho chút nào, mà với phương pháp này chỉ cho thấy tiêu cực của ngành hơn là tích cực. Theo tôi, điều đó cũng cho thấy rằng lãnh đạo ngành ngân hàng có nhiều tối kiến hơn sáng kiến đấy” – Nguyễn Đình Chương: chuongsuperman@yahoo.com
“Đúng là chỉ có người Dân là khổ!!!!!! Tôi thấy nhà nước bắt buộc trả lương theo thẻ ATM, rồi giờ lại thu phí rút tiền. Vậy là không làm gì cả nhưng người lao động tự nhiên mất rất nhiều tiền nuôi mấy đại gia ngân hàng??? Quá là bất công,người nghèolại góp tiền nuôi kẻ giầu có? Lá rách … đùm lá lành? Thử hỏi có ai không 1 lần cảm thấy bất tiện vì ATM báo: máy hết tiền, máy tạm ngưng giao dịch…..Thử hỏi những lúc đó ngân hàng có phải bồi thường cho chủ thẻ không? Chưa kể, tổng số dư ở tất cả các thẻ trong toàn hệ thống là 1 con số không nhỏ tí nào (theo một thống kê chưa đầy đủ vào cuối tháng 6/1012,nó vào khoảng 27.000 tỷ đồng). Cái này ngân hàng chỉ phải trả lãi suất khoảng 2-3%/năm thôi. Đúng là bó tay với kiểu điều hành và quản lý lợi mình, hại người này” – Nguyễn Thanh Tuyến:ds.nguyenthanhtuyen2768@gmail.com
“Ngân hàng hạn chế số tiền mỗi lần giao dịch, giờ thu phí trên đầu giao dịch nội mạng. Máy thì thường xuyên hết tiền, đặc biệt là vào những kỳ lĩnh lương của công nhân. Doanh nghiệp, người tiêu dùng đang khó khăn, ngân hàng lại đè các Thượng Đế ra thu phí nữa? Nản!” – Han:vanhan004@gmail.com
“Khi rút tiền tính phí, rồi chuyển khoản cũng tính phí. Như vậy là ngân hàng lại khuyến khích người tiêu dùng sử dụng tiền mặt? Và sau khi đã thu phí thì các dịch vụ ATM có thay đổi theo chiều hướng tốt lên không? Hay là vẫn báo lỗi, báo hết tiền? Như vậy chỉ càng khổ cho người dân lao động nghèo, tất cả vẫn chỉ đổ lên người dân nghèo!” – Nguyen Van Tu:nguyenvantuctk3@gmail.com
“Trách nhiệm ở ai??? Khi cần tiền, chủ thẻ đi rút tiền mà máy thì hết tiền, vậy trách nhiệm này phía ngân hàng (NH) có phải chịu gì hay không! Tiền đó các NH dùng để làm gì, và khi chủ thẻ đi qua máy khác hệ thống rút lại bị trừ phí cao hơn. Vậy ra tất cả mọi thiệt thòi cứ đổ hết lên cho người sử dụng hay sao? Phải có chế tài nào để quản lí trách nhiệm của các NH chứ, không thể để họ vô trách nhiệm và chỉ biết nghĩ đến lợi ích của mình mà không cần biết gì đến khách hàng được!” – Đoàn Văn Hùng:hungdo2102@yahoo.com
“Khổ thật! Điện &’chém’, nước &’chém’, xăng &’chém’…..Giờ tới lượt ngân hàng cũng &’chém’. Gửi tiền cho ngân hàng nào là họ có lợi rồi, giờ lại thêm phí giao dịch, thử hỏi 1 giao dịch/ 1000vnđ vậy chẳng phải 1 ngày ngân hàng nhận hàng tỷ sao?… Kiểu này có lương là ra thẳng ngân hàng rút 1 lần, khỏi phải qua ATM. Rút về bó tiền lại đó, làm gì thì làm sau” – Tony:hoangtony2000@yahoo.com
Nếu các chủ thẻ đều “dị ứng với ATM” thì sao nhỉ? (minh họa từ internet)
Hiệu ứng “dị ứng ATM”
Ngânhàng có quyền thu phí thì người dân cũng có quyền không gửi tiền vì tiền là của họ kia mà. Vậy nên cách phản ứng có thể bất lợi cho chính các chủ thẻ ATM khiến cho có những người đành chịu. Nhưng cũng có những người sẽ quay lưng với ATM bằng cách… dị ứng với ATM, xem ngân hàng có tính lợi bất cập hại không.
“Tình hình này lại mang tiền về nhà để thôi. Chỉ khổ dân thôi mà, gửi tiền thì lãi ít mà rút vài đồng tiết kiệm ra tiêu thì lại mất phí. Haizzz! Đến khổ!” - Nga: giacmomautim@yahoo.com.vn
“Thế này thì có mà người sử dụng ATM lại giảm. Lưu thông tiền mặt sẽ nhiều hơn. :(” – Dung Nguyễn:dungk48@gmail.com
“Anh em đừng để tiền ở ngân hàng nữa, có lương là rút hết về để trong tủ dùng dần. Quyết không cho các ngân hàng sử dụng tiền nhàn rỗi của mình nữa, xem còn có tính phí nữa không. Cứ thích tận thu sao???” – Lê Thuấn:lvthuan.vaeco@yahoo.com
“Kêu gọi mọi người đừng rút tiền ở máy ATM nữa, mà hãy vào quầy GD của NH mà rút dù chỉ là 50.000 ngàn đồng. Chấp nhận đợi lâu 1 chút để xem NH họ xoay xở thế nào” – Thanh Khuong:ktt070975@yahoo.com
“Kể từ ngày 1/3/2013, tôi chính thức không sử dụng ATM nữa” – MT:tamunia11141@yahoo.com.vn
“Tôi sẽ vào quầy rút tiền, 1 lần xong luôn” – Đinh Thanh:vietbachtk@gmail.com
“Tôi sẽ rút hết tiền ngay ngày đầu, chứ không để như trước nữa. Vì trước đây tôi nghĩ ATM giữ hộ tiền mình thì mình để lại ít tiền nhỏ để họ kinh doanh bù vào. Nay ATM uống nước cả… thì…” – Nguyễn Oanh:oanhnguyen56@gmail.com
Đúng là toàn thấy những chuyện oái oăm “đến Thượng Đế cũng phải cười”. Nhưng hội chứng thích thu phí lan rộng đến thế thì có thấy nực cười, các “Thượng Đế” cũng không cười nổi.
Theo Dantri
"Mặt trái" từ thu phí ATM nội mạng
Việc thu phí rút tiền ATM nội mạng sẽ giúp các ngân hàng có thêm nguồn thu nhập không nhỏ, nhưng bên cạnh đó, những mặt trái không mong muốn cũng có thể phát sinh. Dưới đây là ý kiến của chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong:
Ngân hàng Nhà nước vừa có dự thảo thông tư quy định về phí rút tiền mặt qua ATM cho giao dịch nội mạng sẽ áp dụng từ tháng 3/2013, với hy vọng giúp các ngân hàng thuơng mại có thêm nguồn thu nhập không nhỏ để đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ ATM của mình.
Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng khi thực hiện việc này, vì thực tiễn ngày càng cho thấy dịch vụ ATM mang lại lợi ích cho tất cả các bên có liên quan, từ người cung cấp, đến người thụ huởng và Nhà nước. Còn về nguyên tắc trong kinh tế thị truờng, những người huởng lợi đều phải trả tiền cho mọi dịch vụ thương mại trong sự hài hoà lợi ích chung, giảm thiểu tác động mặt trái có thể phát sinh.
Đối với ngân hàng, với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ ATM, thì họ được hưởng lợi từ những khoản thu trực tiếp phí duy trì dịch vụ và từ lợi nhuận danh nghĩa do chênh lệch lãi suất không thời hạn với có thời hạn cho tổng các khoản tiền lưu ký tối thiểu phải gửi 50.000đ/thẻ và các khoản tiền thường xuyên kết dư trên ATM...
Theo một ước tính nhanh, với con số do NHNN và Hiệp hội thẻ Việt Nam công bố, thì với khoảng 37,7 triệu tài khoản ATM cá nhân, trong đó trên 90% là thẻ thanh toán nội địa và tổng số tiền kết dư gần 70.000 tỷ đồng (thời điểm cuối tháng 6/2012) chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn 2%/năm so với mức có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên tối thiểu 9%/năm, đã mang lại cho các ngân hàng phát hành ATM tới trên 4.900 tỷ đồng/năm; tức bình quân mỗi trong số 13.920 cây ATM hiện có thu về trên 350 triệu đồng/năm.
Chuyên gia kinh tế, T.S Nguyễn Minh Phong
Ngoài ra, các ngân hàng đang được thu tới 3.300 đồng /lượt rút tiền và thu 1.650 đồng /lượt kiểm tra thông tin và in sao kê các khoản phí từ tổng số 130 triệu giao dịch thanh toán liên mạng, với tổng giá trị giao dịch đạt khoảng 200.000 tỷ đồng mà các chủ thẻ ATM trên đã thực hiện hàng năm. Trong khi đó, chi phí đầu tư toàn diện cho một cây ATM chỉ vào khoảng trên dưới 500 triệu tới 1 tỷ đồng. Tức thời hạn khấu hao của đầu tư một máy ATM hiện chỉ từ 2-3 năm thì quả là đáng ao ước đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong bối cảnh "người khôn, của khó" trên phạm vi toàn quốc và toàn cầu hiện nay.
Việc thu phí nội mạng về lý thuyết có thể tạo nguồn thu mới, nhưng cũng có thể gây thiệt hại lớn cho ngân hàng vì làm giảm thiểu các giao dịch trên ATM và hao kiệt nhanh chóng lượng tiền kết dư trên các tài khoản ATM, do nguời dùng ATM rút toàn bộ tiền mặt khỏi tài khoản để mang về nhà cất giữ, nhằm giảm số lần và giảm phí giao dịch rút tiền qua ATM...
Đối với người sử dụng thẻ ATM, dù được hưởng một phần tiện ích của ATM với tư cách là "chiếc ví điện tử", khá tiện lợi và an toàn, thì cũng cần thấy rằng, đa số họ, nhất là người lao động làm công ăn lương, đều có thu nhập trung bình và thấp, rất tằn tiện trong chi tiêu; hơn nữa, việc họ và các chủ lao động trả lương cho họ sử dụng thẻ hiện nay chủ yếu là theo áp đặt quản lý Nhà nước về tiền mặt để phục vụ lợi ích chung trong đời sống kinh tế-xã hội.
Ngoài ra, người sử dụng thẻ ATM còn đang bị cảnh ngân hàng cung cấp dịch vụ ATM đơn phương khống chế số lần và hạn mức rút tiền/giao dịch, cũng như chất lượng dịch vụ ATM còn nhiều điều đáng phàn nàn. Việc thu tiền nội mạng có thể khiến họ thiệt hại hơn do các ngân hàng tiếp tục hạ hạn mức rút tiền/giao dịch xuống để buộc chủ ATM phải thực hiện nhiều lần giao dịch hơn và do đó sẽ phải mất nhiều tiền phí giao dịch nội mạng hơn.
Đối với quản lý Nhà nước, việc phổ biến dùng ATM là trực tiếp góp phần giảm tải thanh toán qua tiền mặt trong xã hội, do đó giảm bớt các chi phí và hệ quả tiêu cực của tình trạng này, có lợi chung cho quản lý Nhà nước và văn minh toàn xã hội. Nếu thu phí giao dịch nội mạng ATM kéo theo hệ quả giảm sử dụng giao dịch ATM và tăng lượng tiền mặt kết đọng trong dân như phân tích ở trên, thì chắc chắn làm giảm và mất đi hiệu quả mục tiêu quan trọng nhất này.
Số tiền phí 1.000-3.000 đồng/lần rút tiền giao dịch nội mạng ATM có thể không lớn đối với nhiều người có nhu cầu thực sự dùng ATM và thu nhập cao, nhưng NHNN cần cân nhắc thời điểm, mức thu, các điều kiện, cũng như trách nhiệm xã hội của các bên có liên quan để bảo đảm sự hài hoà lợi ích quản lý Nhà nước, phát triển phương thức thanh toán chi tiêu không dùng tiền mặt trong thời gian tới.
Theo 24h
Sẽ chia đối tượng để thu phí ATM Khách hàng đồng loạt tố chất lượng các cây ATM khi NHNN đang có ý định thu phí dịch vụ. Mặc dù, theo luật thị trường, có sử dụng-có trả phí, nhưng chất lượng dịch vụ ATM còn thua xa mức phí đang được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất. Trong khi đó, theo tính toán, mặc dù chưa thu phí nhưng...