Hội chung tay “giải cứu” người nuôi lợn
Trước những khó khăn của người chăn nuôi lợn về tình trạng lợn ế và giá bán tại chuồng giảm mạnh, Hội Nông dân (ND) các tỉnh, thành phố đã lập tức vào cuộc, nỗ lực đưa ra những phương án hỗ trợ người chăn nuôi, đặc biệt là tổ chức các điểm bán thịt lợn sạch…
“Cầu nối” nông dân với người tiêu dùng
Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Hội ND Việt Nam về ứng cứu ND chăn nuôi lợn vượt qua giai đoạn khó khăn, những ngày đầu tháng 5 vừa qua, Hội ND TP.Hà Nội đã tích cực kết nối các hộ chăn nuôi với người tiêu dụng bằng việc mở điểm bán thịt lợn.
Tại điểm bán do Hội ND TP. Hà Nội hỗ trợ, vợ chồng anh Trần Văn Dũng (xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa) chỉ trong một ngày đã bán hết thịt 3 con lợn. Ảnh: T.H
Được Hội ND thành phố kết nối và hỗ trợ, tôi đã mổ lợn nguyên con đem đến giới thiệu, bán trực tiếp cho người tiêu dùng tại địa điểm 33 Nguyễn Chí Thanh (Ba Đình). Với giá bán đổ đồng thịt lợn đã pha là 60.000 đồng/kg, vợ chồng tôi đã vớt vát lại được chút vốn”. Anh Trần Văn Dũng
Là 1 trong những ND đầu tiên được Trung tâm Trợ giúp ND – thuộc Hội ND TP.Hà Nội kết nối tiêu thụ thịt lợn, anh Trần Văn Dũng ở xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa chia sẻ: “Tôi nuôi 30 con lợn, đã bán trước đó 10 con với giá 17.000 đồng/kg hơi, mỗi con bị lỗ 1,5 triệu đồng. Được Hội ND thành phố kết nối và hỗ trợ, tôi đã mổ lợn nguyên con đem đến giới thiệu, bán trực tiếp cho người tiêu dùng tại địa điểm 33 Nguyễn Chí Thanh (Ba Đình). Với giá bán đổ đồng thịt lợn đã pha là 60.000 đồng/kg, vợ chồng tôi đã vớt vát lại được chút vốn”.
Thường xuyên mua thịt lợn tại điểm tuyên truyền, kết nối hộ chăn nuôi với người tiêu dùng tại số 33 Nguyễn Chí Thanh, chị Nguyễn Lan Anh ở Láng Hạ (Cầu Giấy) cho phóng viên biết: “Tôi thấy thịt lợn ở đây rất tươi ngon, mà giá lại đổ đồng chỉ có 60.000 đồng/kg – mức giá này rẻ hơn ngoài chợ từ 20.000 – 40.000 đồng. Đáng nói, tôi được gặp trực tiếp người chăn nuôi để hỏi rõ quy trình chăn nuôi lợn cũng như động viên, chia sẻ khó khăn với họ trong bối cảnh giá lợn xuống thấp hiện nay”.
Ông Tô Hải Long- Giám đốc Trung tâm Trợ giúp ND Hà Nội cho biết: “Ban Thường vụ Hội ND thành phố không kỳ vọng bán được nhiều lợn nuôi cho nông dân, nhưng mong muốn qua điểm tuyên truyền và bán sản phẩm thịt lợn sẽ góp phần kết nối trực tiếp giữa nông dân với doanh nghiệp, giữa người chăn nuôi với người tiêu dùng, góp phần tham gia “ứng cứu” bà con nuôi lợn đang gặp khó khăn… Tuy nhiên, rất phấn khởi, ngay trong ngày đầu tiên 6.5, trung tâm đã giúp hộ chăn nuôi bán hết 200kg thịt lợn thành phẩm (khoảng 3 tạ lợn hơi)”..
Tiếp nối thành công, những ngày sau đó, các cấp Hội ND TP.Hà Nội cùng Trung tâm Trợ giúp ND đã tích cực hỗ trợ người chăn nuôi lợn. Bên cạnh việc duy trì điểm bán thịt lợn tại 33 Nguyễn Chí Thanh vào cuối mỗi tuần, Trung tâm Trợ giúp ND còn mở rộng các điểm bán thịt lợn hàng ngày tại phường Thành Công, quận Ba Đình. Tính từ đầu tháng 5 đến nay, tính bình quân trung tâm giúp hộ chăn nuôi kết nối với người tiêu dùng tiêu thụ khoảng 100kg thịt lợn thành phẩm/ngày. Đồng thời, trung tâm còn nỗ lực kết nối với các doanh nghiệp đến thu mua lợn cho bà con.
Nhiều biện pháp hỗ trợ người chăn nuôi
Video đang HOT
Hội ND TP.Hải Phòng cũng đã nỗ lực trong việc đưa ra những phương án giúp bà con nông dân tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là tổ chức điểm bán thịt lợn sạch bình ổn giá. Theo đó, giá thịt lợn tại các điểm bình ổn giá sẽ thấp hơn giá thị trường từ 20-30%. Ông Nguyễn Văn Chương – Chủ tịch Hội ND TP.Hải Phòng cho biết: “Khi việc tiêu thụ lợn bế tắc, giá rớt mạnh, Hội đã tổ chức nhiều buổi khảo sát, thăm hỏi các hộ gia đình chăn nuôi lợn trên địa bàn để tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất. Vừa qua, Hội đã hỗ trợ huyện Kiến Thụy mở 2 điểm bán thịt lợn sạch bình ổn giá. Mỗi ngày, 2 điểm bán này tiêu thụ được từ 25 – 30 con lợn đã thịt”.
Hội ND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức mở quầy bán thịt lợn sạch bình ổn giá tại số 16 đường Võ Liêm Sơn, TP.Hà Tĩnh. Thịt lợn bán tại quầy được thu mua từ các tổ hợp tác chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh, ưu tiên các tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi do các cấp Hội ND hỗ trợ thành lập.
“Chỉ trong buổi đầu tiên ngày 22.5, quầy bán thịt lợn sạch bình ổn giá của Hội ND tỉnh Hà Tĩnh đã tiêu thụ hơn 100 con lợn với trọng lượng 10 tấn. Những ngày sau đó, theo đăng ký mua của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP.Hà Tĩnh, Hội ND đã kết nuôi tiêu thụ được trên 500 con với trọng lượng 50 tấn lợn cho bà con nông dân” – bà Nguyễn Thị Nhuần – Phó Chủ tịch Hội ND Hà Tĩnh cho biết.
Cũng theo bà Nhuần, tại quầy hàng bình ổn giá của Hội ND, giá thịt lợn được bán thấp hơn giá thị trường từ 20 – 30%. Trong khi đó, Hội ND tỉnh Hà Tĩnh thu mua lợn cho người nuôi với mức 30.000 đồng/kg, cao hơn giá thương lái thu mua (22.000 – 24.000 đồng/kg). Bên cạnh đó, các cấp Hội vận động các doanh nghiệp, công ty liên kết với tổ chức Hội giảm giá bán thức ăn chăn nuôi và hỗ trợ tiền mua con giống cho hội viên, nông dân. Như Hội ND xã Đức Lĩnh (huyện Vũ Quang) đã vận động doanh nghiệp Tình Chương cho 16 hộ trong tổ hợp tác chăn nuôi lợn mỗi hộ vay 10 triệu đồng để mua con giống (không tính lãi) và giảm giá bán mỗi bì cám thức ăn chăn nuôi là 15.000 đồng.
Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Lương Quốc Đoàn: Hỗ trợ nông dân nuôi lợn xây dựng chuỗi giá trị
Trước bối cảnh đàn lợn của các hội viên ND khó tiêu thụ và giá giảm sâu, Thường trực T.Ư Hội NDVN đã sớm yêu cầu Hội ND các tỉnh, thành phố chủ động, tích cực tham gia kết nối với các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, nhà máy nhằm tăng tiêu thụ lợn nuôi của ND… Thay mặt, Thường trực T.Ư Hội NDVN, tôi ghi nhận, đánh giá cao việc Hội ND các tỉnh thành đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc kết nối giữa các chủ trang trại, gia trại với các doanh nghiệp, đơn vị nhận tiêu thụ lợn nuôi. Có thể hiệu quả chưa cao, nhưng việc làm này của Hội ND các địa phương, của Báo NTNN/Dân Việt là hành động thiết thực, cấp thiết, đánh động được sự quan tâm của dư luận, của toàn xã hội trong việc “giải cứu” người chăn nuôi. Thường trực T.Ư Hội NDVN đã chỉ đạo Ban Kinh tế T.Ư Hội đi khảo sát, nắm bắt tình hình tại các vùng miền, làm cơ sở đề xuất với Chính phủ hỗ trợ người chăn nuôi lợn. Rõ ràng, “cơn bão” giá lợn thấp kỷ lục hiện nay đã lấy đi đi rất nhiều công sức, thành quả lao động, sản xuất của các chủ trang trại, gia trại, của nhiều hộ ND chăn nuôi lợn. Nhiều ND nuôi lợn lâm vào cảnh nợ nần, trắng tay, buộc phải dừng sản xuất hoặc chuyển nghề. Những hộ khó khăn như vậy rất cần nhận được sự động viên, quan tâm, thăm hỏi cũng như đề xuất, kiến nghị các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước từ phía Hội NDVN… Tuy nhiên theo tôi, về lâu dài, các cấp Hội ND cần đẩy mạnh hướng dẫn, hỗ trợ vận động ND sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chế biến, bảo quản và tiêu thụ. Chuỗi này phải dựa vào lợi thế từng vùng và theo nhu cầu thị trường. Đây cũng là 1 trong 3 nhiệm vụ trọng tâm của Hội ND trong công tác hội và phong trào ND năm 2107. Đức Thịnh (ghi)
Bà Lê Thị Thà – Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp chất lượng cao Hoa Phong (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh): Được Hội hỗ trợ, HTX ứng cứu người chăn nuôi HTX Dịch vụ nông nghiệp chất lượng cao Hoa Phong (HTX Hoa Phong) được thành lập từ năm 2010. Đến nay, lĩnh vực sản xuất chính của HTX là các sản phẩm nông nghiệp như: Trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh thức ăn, con giống, vật nuôi, cây trồng, thuỷ sản, tiêu thụ và xây dựng sản phẩm nông sản an toàn. Thế mạnh của HTX Hoa Phong so với các HTX khác là, không chỉ liên kết với các doanh nghiệp, bếp ăn công nghiệp, HTX còn tự xây dựng các chuỗi cửa hàng nông sản sạch của riêng mình để quảng bá, giới thiệu và chủ động được khâu tiêu thụ sản phẩm. Trong thời gian vừa qua, những trang trại nuôi lợn lớn quy mô lớn ở Đông Triều tồn đọng rất nhiều lợn. HTX Hoa Phong cũng gặp khó khăn như vậy, song các cấp Hội ND tỉnh Quảng Ninh đã tư vấn, tạo điều kiện và hỗ trợ cho HTX rất nhiều. Trước lời kêu gọi ứng cứu của Hội ND, HTX đã đến tận trang trại chăn nuôi của các hộ còn tồn đọng lợn thịt nhiều, thu mua cho bà con để cung cấp thực phẩm cho các bếp ăn trường học, doanh nghiệp mà HTX có liên kết. Ngoài ra, chúng tôi cũng mở các gian hàng thực phẩm lợn sạch cung cấp đến người tiêu dùng. Từ giữa tháng 5 đến nay, tính trung bình HTX tiêu thụ từ 30 – 50 con lợn/ngày với giá thu mua cao hơn thị trường khoảng 15 – 20%. Bà Lê Thị Sinh – hộ chăn nuôi ở xã An Sinh (thị xã Đông Triều,
Quảng Ninh):
Giúp xây dựng chuỗi sản xuất khép kín Gia đình tôi nuôi trên 600 con lợn thịt và lợn nái, trong đó có gần 200 con lợn thịt đến tuổi xuất bán nhưng chưa bán được với trọng lượng gần 20 tấn. Với giá thịt lợn giảm mạnh còn 22.000 đồng/kg thì trung bình đang chịu lỗ hơn 1 triệu đồng/con lợn. Hai tháng gần đây, tôi thua lỗ gần 200 triệu đồng. Trong lúc trang trại còn số lợn tồn đọng khá nhiều như vậy thì gần đây được Hội ND kết nối với HTX Dịch vụ nông nghiệp chất lượng cao Hoa Phong đến thu mua, tiêu thụ hết đàn lợn 200 con với giá cả phù hợp, tôi rất phấn khởi. Phần nào HTX đã giúp gia đình tôi vớt vát lại được chút vốn.
Thời gian tới, tôi rất mong muốn Nhà nước, Hội ND và các cấp ban ngành hỗ trợ chúng tôi xây dựng chuỗi nuôi lợn khép kín (tức là phải chủ động được cả khâu giết mổ, chế biến, tiêu thụ thịt lợn) bằng cơ chế, chính sách ưu đãi, nhất là kết nối có thị trường tiêu thụ ổn định. Ông Tô Hiến Thành – Giám đốc HTX Chăn nuôi Trường Thành (xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang): Đứng vững nhờ nuôi lợn hữu cơ theo chuỗi Khác với nuôi lợn thông thường, lợn hữu cơ của HTX không dùng cám công nghiệp và không sử dụng thuốc kháng sinh. Trại lợn của HTX được đầu tư dây chuyền nghiền và phối trộn thức ăn cho lợn gồm cám gạo, ngô, đỗ tương… HTX cũng đầu tư khu giết mổ nằm ngay trong trại và được thiết kế theo một chiều từ khu bẩn sang khu sạch. Tại khu sạch, thịt được pha lọc và đóng gói chân không với bao bì sạch sẽ và và có dán tem nhãn, thuận tiện cho khách hàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng. Về chất thải rắn của đàn lợn được HTX xử lý thành phân bón hữu cơ sinh học.
Với quy mô 200 nái, gần 1.600 lợn thương phẩm, bình quân mỗi năm HTX tiêu thụ gần 300 tấn thịt lợn 12 chuỗi và 2 siêu thị tại TP.Hà Nội. Tại Hiệp Hòa, HTX đã cung cấp thịt lợn cho 13 trường mầm non trên địa bàn huyện. Trước tình hình thịt lợn xuống giá trong thời gian vừa qua thì HTX vẫn duy trì được giá bán trên dưới 200.000 đồng/kg. Thu Hà (ghi)
Theo danviet
Khắp nơi cầu cứu giải cứu thịt lợn, Hà Tĩnh còn tồn hơn 43.500 con
Gần 3 tháng nay người chăn nuôi lợn ở Hà Tĩnh "dở khóc, dở cười" vì giá cả rơi không phanh. Không ít hộ chăn nuôi phải tự mổ lợn để bán với hy vọng vớt vát được phần nào. Riêng tỉnh Hà Tĩnh hiện còn tồn tới 43.500 con lợn thương phẩm trong chuồng chưa xuất được.
Tại thời điểm này, giá lợn hơi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh liên tục giảm mạnh. Cụ thể, giá lợn giảm từ 48.000 đồng/kg xuống còn 30.000 đồng/kg (đối với lợn siêu nạc) và từ 45.000 đồng/kg xuống còn 23.000 đồng/kg (đối với lợn cỏ). Giá lợn hơi giảm đã ảnh hưởng không nhỏ đến chăn nuôi của bà con nông dân, nhất là các hộ nuôi nhỏ lẻ.
Đàn lợn đến thời kỳ xuất chuồng chưa tiêu thụ được của chị Bùi Thị Ngân ở xóm Kỳ Sơn, xã Thạch Đài. Ảnh: Quỳnh Nga
Đầu năm 2016, chị Bùi Thị Ngân ở xóm Kỳ Sơn, xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà cùng 10 hộ dân trong xóm đầu tư trang trại chăn nuôi khép kín, có xây hầm biogas với quy mô nuôi 100-200 con. Trao đổi với phóng viên chị Ngân buồn rầu: "Gia đình tôi vay hơn 200 triệu đồng đầu tư chuồng trại, mới đầu nuôi giá cả ổn định. Chưa được bao lâu thì giá lợn hơi "rớt" còn 23.000 đồng/kg. Lứa này gia đình tôi mua 100 con lợn giống, mỗi con từ 1,4-1,6 triệu đồng, sau 5 tháng nuôi mỗi con bán được chưa đầy 2 triệu đồng. Tính ra trung bình 1 con gia đình tôi lỗ 1 triệu đồng".
Còn anh Võ Văn Hợi (53 tuổi) ở xóm Yên Thành, xã Cẩm Yên, huyện Cẩm Xuyên cho biết: "Gần 3 tháng nay tôi phải cho lợn ăn cầm chừng. Giá lợn rớt thảm nhưng giá thức ăn không giảm người gia đình tôi gặp khó khăn, nợ ngân hàng hơn 100 triệu nay lại nợ tiền cám hơn 80 triệu đồng".
Theo các hộ chăn nuôi, hiện giá lợn giảm thương lái không thu mua hoặc có mua giá rất thấp, khiến nhiều hộ nuôi lợn đành làm việc bất đắc dĩ là tự mổ lợn đưa đi bán hy vọng vớt vát phần nào. Chị Nguyễn Thị Hà ở xã Cẩm Quang huyện Cẩm Xuyên cho hay: "Hơn 1 tháng nay, cứ đến phiên chợ là gia đình tôi mổ lợn đưa đi bán".
Nhiều hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ ở huyện Thạch Hà phải tự mổ lợn đi bán hy vọng cứu vớt được phần nào. Ảnh: Quỳnh Nga
Ông Trương Quang Anh- Chủ tịch UBND xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà cho biết: "Hiện nay, trên địa bàn xã có gần 1.000 con lợn của các hộ dân nuôi nhỏ lẻ, từ 20-50 con/hộ. Trong đó, có một số hộ chăn nuôi nhiều như chị Bùi Thị Ngân, Nguyễn Thị Tam với quy mô trên 100 con. Hiện nay, giá lợn đang rớt giá sâu đã ảnh hưởng lớn đến nhiều hộ chăn nuôi".
Bà Nguyễn Thị Tâm ở xóm Kỳ Sơn, xã Thạch Đài cho biết: "Lợn đến kỳ xuất chuồng nhưng không thấy thương lái ngó ngàng gia đình tôi như ngồi trên đống lửa đành phải mổ lợn mang ra chợ nhờ bà con mua giúp. Đây là giải pháp cực chẳng đã mới phải làm may ra vớt vát được phần nào".
Theo ông Đặng Ngọc Sơn- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh: Thời điểm này, tổng đàn lợn thịt đến kỳ xuất chuồng trên địa bàn toàn tỉnh Hà Tĩnh khoảng hơn 80.000 con, trong đó tồn đọng ở cơ sở chăn nuôi gia công quy mô lớn là 43.500 con lợn thương phẩm và 40.000 con từ cơ sở chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ.
"Trước khó khăn của người chăn nuôi lợn tỉnh Hà Tĩnh đã tìm giải pháp tiêu thụ cho người chăn nuôi, ngoài kêu gọi doanh nghiệp tiêu thụ thì tỉnh yêu cầu các huyện thị sớm có chính sách "giải cứu" bằng cách thành lập các cửa hàng tiêu thụ thịt lợn"- ông Sơn cho biết.
Trong khi đó, tại Bình Định- nơi có đàn lợn đứng thứ 5 trên toàn quốc với số lượng trên 850.000 con, giá lợn hiện cũng chỉ giảm quanh mức 20.000 đồng/kg hơi. Trước thực trạng này, tỉnh Bình Định đang lên "chiến dịch" giúp nông dân "giải cứu" thịt lợn.
Ông Phan Trọng Hổ- Giám đốc Sở NNPTNT Bình Định cho biết: "Trên cơ sở Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NNPTNT, Sở NNPTNT Bình Định đã đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành, tổ chức hội đoàn thể và địa phương có giải pháp khẩn cấp, triển khai hỗ trợ tiêu thụ thịt lợn cho người chăn nuôi gặp khó khăn...".
Tỉnh Bình Định sẽ xây dựng khoảng 36 điểm bán thịt lợn bình ổn giá để giải quyết khó khăn trước mắt cho người chăn nuôi. Ảnh: Dũ Tuấn
Theo ông Hổ, hiện nay Bình Định là tỉnh có đàn lợn đứng thứ 5 trên toàn quốc với tổng đàn khoảng trên 850.000 con. Thế nhưng, giá heo hơi lại đang giảm ở mức bình quân 20.000 đồng/kg (giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm trước-PV) trong khi đó, xuất hiện tình trạng 1 số xe tải chở heo từ các tỉnh phía Bắc vào Bình Định và lấy thương hiệu của huyện Hoài Ân (Bình Định) để bán ra thị trường, điều này khiến người nông dân gặp khó khăn.
"Bất hợp lý là giá heo hơi bình quân chỉ khoảng 20.000 đồng/kg nhưng giá thịt lại ở mức rất cao, từ 60.000-80.000 đồng/kg thịt, chênh lệnh quá lớn. Lý giải điều này, người giết mổ thì cho rằng người trung gian (tiểu thương) đi mua nâng giá, còn tiểu thương thì cho rằng cơ sở giết mổ nâng giá... Vì vậy, từ đầu tuần sau, tỉnh Bình Định sẽ xây dựng khoảng 36 điểm bán thịt lợn bình ổn giá. Bỏ qua khâu trung gian, từ trang trại, cơ sở giết mổ sẽ bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng tại các điểm này. Vì vậy giá thịt sẽ giảm xuống, khi đó mức tiêu thụ của người dân sẽ tăng lên và giải quyết được khó khăn trước mắt cho các trang trại tồn đọng heo"- ông Hổ cho hay.
Giá lợn hơi chỉ ở mức 20.000 đồng/ kg, người nuôi heo tại tỉnh Bình Định đang gặp khó khăn. Ảnh: Dũ Tuấn
Trước thực trạng giá lợn xuống thấp, người chăn nuôi lâm vào cảnh thua lỗ, ông Trần Châu- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã yêu cầu các đơn vị liên quan, khảo sát giá lợn hơi thực tế, tính toán khung giá thành thịt heo các loại sau khi giết mổ để đưa ra quy định mức khung giá thịt lợnphù hợp. Trên cơ sở đó, Ban quản lý các chợ, các siêu thị cần công khai giá bán thịt heo tại quầy bán thịt lợn để người tiêu dùng biết, hỗ trợ mua.
UBND tỉnh Bình Định đã đề nghị các doanh trại quân đội, công an, các doanh nghiệp, trường học... có bếp ăn tập thể quan tâm hỗ trợ, giúp người chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm thịt heo trong bữa ăn hàng ngày. Ngân hàng Nhà nước cho chủ trương để các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội có phương án khoanh nợ, giãn nợ, cho vay lãi suất ưu đãi cho người chăn nuôi.
Hơn 1 tháng buồn thấu tim, ông chủ trại lợn 1.500 con đã nở nụ cười Trong cơn "bão lợn rớt giá" thua lỗ hàng tỷ đồng, người đàn ông tuổi ngoài ngũ tuần, chủ trang trại nuôi 1.500 lợn thịt ấy bảo, đã rất nhiều ngày ông không thể mở miệng cười. Mỗi ngày, giá lợn xuống sâu là nỗi buồn thấu tim, lặng người. Để vớt vát, ông đã phải bán tháo 1.200 con lợn với giá...