Hội chứng sợ Nga: Những biểu hiện mới của phương Tây
Nhà cựu ngoại giao Australia Gregory Clark vừa tuyên bố, hiên nay, các cuộc tấn công vào nước Nga đêu la vô căn cứ, tất cả do phương Tây dựng lên.
Cựu quan chức Australia: Phương Tây “ma quỷ hoá” hình ảnh nước Nga
Trong bài viết trên tơ The Japan Times, ông Gregory Clark đưa ra nhưng ví du ro rêt khi phương Tây xuyên tạc, bóp méo bản chất các sự kiện liên quan đên Nga. Theo cựu quan chức ngoại giao Australia, phương Tây đã đi quá xa theo hướng “ma quỷ hoá” nươc Nga.
Ông nêu ví dụ rằng, ở Afghanistan trước đây, Liên Xô đã cố gắng “tạo ra một cái gì đó tốt đẹp hơn so với mớ bòng bong ma chung ta đang thây hiên nay”. Hoặc trong vấn đề giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine, Nga đã có rất nhiều nỗ lực nhằm cứu vãn hòa bình trên đất nước này.
Trong nươc minh, chính quyền Xô Viết trước đây và Nga hiện nay thực sự cho phép tất cả các dân tôc bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa của họ. Trên thưc tê, cụm từ “đế quốc của tội ác” như Ronald Reagan gọi Liên bang Xô Viết không phải như những gì phương Tây tuyên truyền – ông Clark nói.
Sau năm 1991, Moscow đã cố gắng tiếp cận với phương Tây và điêu đo đã gây ấn tượng manh với nhiều người am hiểu. Đang tiêc la hiên nay nhưng thanh tưu đo đều bị phá hủy do những nỗ lực vô nghĩa nhăm “ma quỷ hoá” hình ảnh nước Nga vì cuộc nội chiến ơ Ukraine va viêc sap nhâp bán đảo Crimea.
Phương Tây đang “ma quỷ hoá” hình ảnh nươc Nga?
Ngay từ đầu Tổng thống Vladimir Putin đã bác bỏ lơi kêu gọi sáp nhập “những vùng lãnh thổ lịch sử” vào Liên bang và khẳng định rằng, Nga không cần đên nhưng vùng đất mới ma chi hỗ trợ cho nhưng ngươi dân nói tiếng Nga ơ miền Đông Ukraine muôn thanh lâp khu vưc tư tri ở vùng Donbass.
Sở dĩ ho muôn lam như vây bởi vi không chấp nhận chính quyền được dựng lên nhờ cuộc đảo chính tháng 2-2014 ở Kiev và những chính sách cực đoan nhằm vào người Nga, thâm chi là “một nỗ lực ngu ngốc” là cấm tiếng Nga – ông Gregory Clark giai thich thêm,
Ông Clark cho biết thêm, “nhưng, vi một số lý do kỳ lạ, phương Tây mô ta bước đi này như hanh đông xâm lược của Nga, dương như Nga không công nhân chủ quyền Ukraina”.
Phương Tây tiêp tuc qua quyêt vê “sự xâm lược của Nga” ngay sau khi cac bên đa ky kêt Hiệp định Minsk 2 vào tháng 2-2015. Văn kiên nay công nhân chủ quyền của Ukraine, con diên tich lãnh thổ mà trên đó cac lực lượng ly khai co thê thanh lâp khu vưc tư tri, la nho hơn nhiều so với yêu cầu cua họ.
Video đang HOT
Nga đang hỗ trợ người dân miền Đông Ukraine thanh lâp khu vưc tư tri ở vùng Donbass
Văn kiên quy đinh viêc thanh lâp khu tư tri đa đươc đưa tơi Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraine), bât châp nhưng cuộc biểu tình phan đôi của các nhóm dân tôc chu nghia cưc đoan hong kéo dài cuôc chiến ở phía Đông Ukraine, buôc khoảng 1 triệu người nói tiếng Nga phải chạy trốn sang Nga”.
Tuy nhiên, măc du Moscow đa chấp nhận các điều kiên cua Hiêp đinh Minsk và tiêp nhận những người tị nạn, Nga vẫn phai tiếp tục hưng chiu cac biện pháp trừng phạt và áp lực quân sự tư phia NATO.
Cựu Tổng thống Pháp: Phương Tây ám ảnh về “số phận phải làm cường quốc vĩ đại” của Nga?
Cựu quan chức ngoại giao Australia nhấn mạnh, việc cac biên phap trưng phat đươc giai thich bơi nguyên nhân bán đảo Crimea sáp nhập vào lãnh thổ Liên bang Nga là điều lố bịch.
Ông Clark giai thich rằng, vê măt lich sư đây la môt khu vực cua Nga. Do môt quyêt đinh thiển cận và mang nặng tính cá nhân của lãnh tụ Liên Xô Nikita Khrushchev vao năm 1954, ban đao Crimea đa đươc chuyển giao cho Ukraine trái với lẽ thường.
Theo_Báo Đất Việt
Hội chứng sợ Nga từ xưa là gốc gác Chiến tranh Lạnh hiện đại chống Nga
Chiến tranh Lạnh cổ điển chống Nga không phải bắt đầu sau năm 1945. Hội chứng sợ Nga cũng không phải đến năm 1917 mới có. Nỗi sợ đó đã có từ rất lâu.
Washington tin rằng cuộc Chiến tranh Lạnh chống nước Nga Xô viết khởi nguồn từ sau năm 1945. Thế nhưng, học giả Canada Jabara Carley nhận xét rằng nguồn gốc của Chiến tranh Lạnh và các hiện tượng "sợ Nga" bắt nguồn từ xa xưa.
Thủy quân lục chiến Mỹ. Ảnh: Flickr.
Giáo sư sử học Michael Jabara Carley thuộc trường Đại học Montreal chỉ ra rằng thời gian này gần như mỗi tuần đều có một nhà báo phương Tây mới tuyên bố về việc bắt đầu một "cuộc chiến tranh lạnh mới" giữa Washington và Moscow, ám chỉ việc Mỹ và NATO gia tăng sức mạnh quân sự ở vùng biên giới với nước Nga và thái độ thù địch chống Nga ở phương Tây, nhưng việc này không chỉ gần đây mới xuất hiện mà đã có cả một quá trình lịch sử lâu dài.
Giáo sư đi vào chi tiết: "Tôi xin được nhắc với độc giả là, cuộc Chiến tranh Lạnh, bắt đầu vào tháng 11/1917 khi những người Bolshevik lên nắm quyền ở Nga... Kinh hãi trước một cuộc cách mạng XHCN ở Nga, khối Hiệp ước Thân thiện Anh-Pháp sẵn sàng quăng tiền cho bất cứ ai nói rằng mình sẽ tham gia cuộc chiến chống người Xô viết. Khối Hiệp ước này đã chủ động gửi quân của mình tới 4 góc xa xôi của Nga để tự tay thực hiện cuộc chiến. Đây là cuộc can thiệp quân sự của phe Đồng minh, kéo dài sang đến năm 1921 ở phía tây và năm 1922 ở Đông Siberia."
"Quanh quẩn đằng sau nỗi sợ Xô viết vẫn là mấy nước đó thôi, gồm Mỹ, Pháp và Anh". Tuy nhiên, có một điều không may cho giới chức phương Tây khi ấy là binh sĩ của họ không hứng thú với việc mở một cuộc chiến mới chống lại nước Nga ngay sau cuộc Thế chiến thứ 1 đầy tang thương. Cuộc can thiệp của phương Tây vào nước Nga khi đó kết thúc không mấy vinh quang.
Trong bài viết cho Quỹ Văn hóa Chiến lược, sử gia Canada viết: Đáng lưu ý, "nỗi sợ Nga và sợ Xô viết không biến mất sau khi cuộc can thiệp quân sự của phương Tây thất bại. Trái lại, tình trạng thù địch tiếp tục cho tới tận khi Đức Quốc xã xâm lược Liên Xô vào năm 1941".
Ngoài ra, trong cuốn sách tạm dịch là "Làm thế nào mà Anh và Mỹ tạo ra Đế chế 3", nhà kinh tế học Mỹ Guido Giacomo Preparata đã làm rõ việc giới chức Mỹ và Anh hỗ trợ cho sự trỗi dậy của Adolf Hitler và nước Đức Quốc xã, lấy đó làm lực lượng nòng cốt để giáng đòn chí tử vào Liên Xô.
Theo Giáo sư Carley, Đại liên minh năm 1941 giữa Mỹ, Anh và Liên Xô giống như một "cuộc hôn nhân bất ngờ" ra đời do sức ép khẩn cấp từ mối nguy chung lúc đó là nước Đức Quốc xã.
Thế nhưng cho dù phải hứng chịu nhiều tổn thất nặng nề trong Thế chiến 2, cuối cùng Liên Xô vẫn đánh bại được nước Đức Quốc xã.
Kế hoạch tận dụng phát xít Đức bất thành, ban lãnh đạo Anh khi đó chuyển sang phương án 2 là Chiến dịch Unthinkable được xây dựng vào năm 1945 với mục tiêu rải bom hạt nhân lên Liên Xô.
Giáo sư Carley nhấn mạnh: "Bản kế hoạch Chiến dịch Unthinkable của Anh cho thấy nỗi sợ Nga không hề suy giảm trong giới chức Anh. Người Mỹ cùng chung nỗi sợ như vậy. Chúng ta có thể nói rằng Chiến tranh Lạnh bắt đầu ngay khi Thế chiến 2 chưa kết thúc".
Đến khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, đáng lý ra phương Tây phải không còn sợ Nga nữa.
Thế nhưng phương Tây tiếp tục ám ảnh về Nga. Theo sử gia Carely, nỗi sợ Nga hiện nay mang tính truyền thống, có từ trước Thế chiến thứ nhất.
Máy bay chiến đấu Su-25 Nga bay qua Quảng trường Đỏ. Ảnh: Sputnik/
Nỗi sợ Nga được tiếp thêm động lực từ việc "Mỹ không dung thứ cho bất cứ quốc gia nào không chịu cúi đầu trước chủ nghĩa bá quyền Đại Mỹ". Ngay cả khi Nga suy yếu vào thập niên 1990 dưới triều đại của Tổng thống Boris Yeltsin, Washington vẫn tiếp tục đẩy mạnh quá trình Đông tiến của NATO tới sát biên giới nước Nga.
Một điều thú vị là, thuật ngữ "chứng sợ Nga" lần đầu được sử dụng bởi Fyodor Tyutchev (1803 - 1873), nhà thơ, nhà ngoại giao và nhà chính trị nổi tiếng người Nga. Ông sử dụng thuật ngữ này để chỉ thái độ thù địch của phương Tây đối với nước Nga vào đêm trước cuộc Chiến tranh Crimea (1854-56) giữa Đế chế Nga và một liên minh gồm các nước Pháp, Anh, Đế chế Ottoman và Sardinia.
Các sử gia cho rằng chiến dịch sợ Nga thực sự bắt đầu từ tận những năm 1820, được người Anh khởi xướng sau khi Nga giành thắng lợi vang dội trước nước Pháp của Napoleon trong các năm 1812-13.
Trong cuốn sách "Vị tướng cấp tiến: Ngài George de Lacy Evans, 1787-1870", sử gia Mỹ Edward M. Spiers viết rằng: "Thái độ thù địch của nước Anh đối với Nga đã lặp lại theo định kỳ kể từ cuối thế kỷ 18... Điều này trở nên rõ ràng trong những năm sau trận Waterloo. Nỗi sợ về các mục tiêu của Nga ở châu Âu và châu Á nổi lên từ tận năm 1817".
Người Anh khi ấy đặc biệt quan ngại về sự thống lĩnh của họ ở Trung Á cũng như "mối đe dọa của Nga" đối với các tham vọng bá quyền trong vùng. Theo nhà ngoại giao Anh Edward M. Spiers, vào các thập niên 1820-1830, London nhận định rằng sẽ "không khôn ngoan" nếu để cho Đế chế Nga mở rộng ảnh hưởng đối với vùng Kavkaz, Ba Tư và Afghanistan.
Trong cuốn sách "Xung đột ở Afghanistan: Nghiên cứu về Chiến tranh Bất đối xứng", Ewans viết: "Sự tồn tại của tâm lý sợ Nga là điều không phủ nhận được".
Đáng chú ý trong thập niên 1860, nhà dân tộc học và sử học Nga Nikolai Danilevsky đã phê phán bộ máy tuyên truyền phương Tây là đã phát tán các thông tin méo mó cùng những lời "nói dối trắng trợn" về " mối đe dọa từ Nga" và những "tham vọng bành trướng" của Đế chế Nga trong cuốn sách "Nga và châu Âu".
Giáo sư Carley cảnh báo rằng những ai cả gan tấn công Nga và chọc giận gấu Nga "nói chung đều thể hiện kém trước các đội quân Nga".
Ông nhấn mạnh: "Thậm chí cả quân Mông Cổ - kẻ đã phá hủy liên minh Kievan Rus (gốc gác của nhà nước Nga, Ukraine, và Belarus sau này), cuối cùng cũng bị tống cổ khỏi đất nga. Những thế lực xâm lược khác, như các kỵ binh Teutonic, Ba Lan, Litva, Thổ, Thụy Điển, Pháp, Đức, chưa kể khối Hiệp ước Thân thiện Anh-Pháp vào giai đoạn 1818-1920, hay quân Nhật từ năm 1918-1922, tất cả cuối cùng đều thất bại về mặt quân sự trước người Nga".
Sử gia Canada kết luận: "Nỗi sợ Nga nuôi dưỡng sự thù địch ở Mỹ và phương Tây không phải là "một cuộc chiến tranh lạnh mới". Đó là một kiểu xung đột đã có từ trước năm 1914"./.
Trung Hiếu Dịch từ Sputnik
Theo_VOV
Tổng thống Erdogan thăm Trung Quốc: Toan tính của người Thổ Nhĩ Kỳ Mạng tin Đa Chiều ngày 1/8 đã có bài bình luận về chuyến thăm Trung Quốc mới đây của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và khả năng tăng cường hợp tác giữa hai nước trong sáng kiến "Một vành đai, một con đường" của Bắc Kinh. Tổng thống Edorgan và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau tại Bắc Kinh ngày...